Tiếp cận từ lý thuyết chức năng - cấu trúc

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 46 - 54)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.2. Lý thuyết nghiên cứu

1.2.1. Tiếp cận từ lý thuyết chức năng - cấu trúc

Trong nghiên cứu về đô thị, sự đóng góp của các lý thuyết nghiên cứu là đặc biệt quan trọng. Bắt nguồn từ tư tưởng của các nhà triết học, nhà xã hội học lớn về đời sống xã hội, đã có nhiều lý thuyết ra đời và có đóng góp lớn cho quá trình nghiên cứu xã hội học trong đó phải kể đền nhƣ: lý thuyết xung đột, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội, thuyết tương tác biểu tượng. Trong đó, một lý thuyết mà Robert Nisbet cho rằng “là lý thuyết quan trọng nhất trong các môn khoa học xã hội trong thế kỷ hiện nay” (Nisbet, 1966) đó là lý thuyết chức năng – cấu trúc.

Nguồn gốc của lý thuyết cấu trúc chức năng xuất phát từ hai nguồn khác nhau. Thứ nhất, truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng hữu cơ với chỉnh thể hệ thống và thứ hai là truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội nhƣ là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định (Endruweit, 1999).

Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học nhƣ Augus Comte, Spencer, Durkheim, Parson. Xét trên khía cạnh ngôn ngữ học, chủ thuyết chức năng còn đƣợc gọi là thuyết chức năng cấu trúc hay thuyết cấu trúc chức năng.

Tuy nhiên, điểm chung của các tác giả trong thuyết chức năng cấu trúc chính là sự khẳng định tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể, trong đó, mỗi bộ phận này đều giữ những chức năng nhất định để đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định và bền vững. Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của chức năng luận như sau: Bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhƣng liên hệ với nhau, chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Sự đóng góp vào việc

vận hành ổn định của hệ thống đƣợc gọi là chức năng và các bộ phận có tầm quan trọng về chức năng khác nhau đối với hệ thống.

Emile Durkheim (1858-1917) được xem là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng một cách có hệ thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xã hội. Quan điểm cơ bản của Durkheim thể hiện việc ông xem xã hội là một tổng thể “trong bản thân nó” mà khác biệt với các bộ phận hợp thành và không thể quy giản về các bộ phận hợp thành. Phân tích xã hội học phải đặt ƣu tiên vào cái tổng thể xã hội ấy. Việc phân tích các thành tố bộ phận có nghĩa là xem xét chúng hoàn thành các chức năng, nhu cầu, đòi hỏi cơ bản của cái toàn thể nhƣ thế nào. Xã hội có thể tồn tại trong trạng thái khỏe mạnh/bình thường hoặc là ốm yếu/bất bình thường, điều này liên quan đến các nhu cầu mang tính chức năng. Để tồn tại một cách mạnh khỏe hay bình thường, các hệ thống xã hội có những nhu cầu mà chúng phải đƣợc đáp ứng. Các hệ thống có những điểm cân bằng, ở đó diễn ra sự vận hành bình thường (mô hình cân bằng của xã hội) (Lê Ngọc Hùng, 2008).

Mặt khác, lý thuyết chức năng – cấu trúc là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội và các chức năng tương ứng với mỗi loại hình cấu trúc đó. Talcott Parsons là tác giả đã phát triển lý thuyết này trong lƣợc đồ AGIL nổi tiếng: một chức năng là “một phức hợp các hoạt động trực tiếp hướng tới sự gặp gỡ một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”. Trong định nghĩa này, Talcott Parsons cho rằng có bốn yêu cầu tất yếu đối với một hệ thống: sự thích nghi (A), sự đạt đƣợc mục tiêu (G), sự hòa hợp (I), sự tiềm tàng (L) (Holton, 2001), trong đó :

- Thích nghi (Adaption): một hệ thống phải đương đầu với những nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường phải thích nghi với các nhu cầu của nó.

- Đạt đƣợc mục tiêu (Goal attainment): một hệ thống phải xác định và đạt đƣợc mục tiêu cơ bản của nó.

- Phối hợp (Integration): một hệ thống phải điều hòa mối tương quan của các thành tố bộ phận của nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu chức năng còn lại (A, G, L).

- Sự tiềm tàng (Latency): một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả tạovà duy trì động lực thúc đẩy.

Theo T. Parsons, các hệ thống xã hội phải đƣợc cơ cấu để cho chúng có thể vận hành tương thích với các hệ thống khác. Để đảm bảo sự tồn tại, một hệ thống xã hội phải có sự liên kết tương quan và hỗ trợ cần thiết từ các hệ thống khác. Là một nhà cấu trúc – chức năng, Parsons phân biệt trong bốn cấu trúc, hoặc tiểu hệ thống, trong xã hội, trong phạm vi các chức năng chúng thực hiện. Kinh tế là tiểu hệ thống thực hiện chức năng đối với xã hội về việc thích nghi với môi trường thông qua lao động, sự sản xuất và phân phối. Qua các công việc này, nền kinh tế thích nghi với môi trường, với các nhu cầu của xã hội, và nó giúp xã hội thích nghi với các thực tại ngoại vi này. Chính trị thực hiện chức năng đạt đƣợc mục tiêu bằng cách theo đuổi các đối tƣợng thuộc về xã hội, các tác nhân hành động và các nguồn tài nguyên để đạt mục đích đó. Hệ thống ủy thác thực hiện chức năng tiềm tàng bằng cách chuyển giao văn hóa cho các tác nhân hành động và cho phép họ chủ quan hóa nó. Cuối cùng chức năng hòa hợp đƣợc thực hiện bởi các thể chế cộng đồng liên kết các thành tố khác nhau của xã hội.

Một tác giả nổi tiếng khác về lý thuyết chức năng – cấu trúc là Herbert Spencer (1820-1903), một trong những học giả của thời kỳ xã hội học cổ điển đã sử dụng phép loại suy hữu cơ để so sánh một cách có hệ thống giữa xã hội với cơ thể sống (Lê Ngọc Hùng, 2008). Sự tương đồng thể hiện ở chỗ cả hai loại cơ thể đều tăng lên về kích cỡ và cấu trúc, qua thời gian chúng trở nên phức thể và khác biệt hóa. Khác biệt hóa của các cấu trúc đi liền với khác biệt hóa các chức năng. Mỗi cấu trúc đƣợc khác biệt hóa phục vụ cho những chức năng nhất định để duy trì sự tồn tại của cái tổng thể. Các cấu trúc và chức năng đƣợc khác biệt hóa đòi hỏi sự liên kết thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau. Mọi cấu trúc chỉ có thể tồn tại và vận hành thông

qua sự phụ thuộc của chúng vào những cấu trúc khác. Mỗi cấu trúc đã khác biệt hóa, đến lƣợt nó, lại cũng là một tổng thể riêng biệt bao gồm những thành tố tạo nên nó.

Mỗi tổng thể lớn hơn bao giờ cũng chịu sự tác động của những quá trình diễn ra trong các thành tố của nó.

Ngƣợc lại, sự khác biệt giữa hai loại cơ thể hữu cơ và siêu hữu cơ là ở mức độ kết nối giữa các thành tố với cái toàn thể. Trong loại cơ thể siêu hữu cơ, sự kết nối này ít trực tiếp hơn và mang tính khuyếch tán hơn. Phương thức tiếp xúc giữa các thành tố trong cơ thể siêu hữu cơ chủ yếu dựa nhiều hơn vào biểu trƣng. Mọi thành tố trong cơ thể siêu hữu cơ đều là có ý thức, tìm kiếm mục tiêu và có khả năng phản tỉnh. Điều này chỉ có ở một đơn vị thành tố trong cơ thể hữu cơ.

Điểm nổi bật trong quan điểm của Spencer là ông phát triển cái gọi là chức năng luận “yêu cầu”. Cả hai loại cơ thể đều phải phát hiện những nhu cầu hay đòi hỏi phổ quát cơ bản mà phải đƣợc thỏa mãn để các cơ thể này có thể thích ứng với môi trường. Những nhu cầu hay đòi hỏi mà các cấu trúc phải thỏa mãn bao gồm việc bảo đảm và phân bố nguồn lực, sản xuất ra các vật chất cơ bản, điều chỉnh và liên kết các hoạt động bên trong thông qua quyền lực và biểu trƣng.

Năm 1949, Robert K. Merton xuất bản một công trình về thuyết chức năng cấu trúc. Theo ông, thuyết chức năng cấu trúc không chỉ giải quyết các chức năng tích cực mà cả các hiệu quả tiêu cực. Ngoài ra, nó còn tập trung vào sự cân bằng mạng giữa các chức năng và phi chức năng hoặc là vấn đề một cấu trúc nhìn tổng quát là mang tính chức năng hay phi chức năng nhiều hơn (Lê Ngọc Hùng, 2008).

Nhƣ vậy, các luận điểm gốc của thuyết cấu trúc chức năng đều nhấn mạnh sự cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại đƣợc, phát triển đƣợc là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc, đối với cấu trúc xã hội các đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trật tự xã hội. Đồng thời về mặt phương pháp luận

thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất kì sự kiện, hiện tƣợng xã hội nào. Đồng thời về mặt phương pháp luận, chủ yếu thuyết này đòi hỏi sự tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối vợi sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trú xã hội. Với tất cả những đặc điểm cơ bản trên, thuyết này có thể gọi là thuyết cấu trúc chức năng. Nói cách khác, chức năng luận không đƣợc nhìn nhận các sự kiện xã hội của một hệ thống là những gì tất yếu không tránh khỏi về mặt chức năng. Nó phải tìm hiểu đƣợc một loạt những lựa chọn chức năng tiềm tàng, vì sao trong một loạt khả năng nhƣ thế cái lựa chọn hiện tại đã đƣợc thực hiện, điều đó là do những bối cảnh và giới hạn cấu trúc nào.

Khi áp dụng quan điểm của lý thuyết chức năng – cấu trúc trong phân tích vấn đề tại khu vực đô thị, đặc biệt là khía cạnh kinh tế, chúng ta không chỉ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mà làng nghề cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Thuyết chức năng diễn giải từng phần của xã hội góp phần vào sự ổn định của toàn xã hội. Thuyết chức năng nhấn mạnh sự đồng thuận và để tồn tại trong xã hội, tập trung vào ổn định xã hội và các giá trị cộng đồng đƣợc chia sẻ. Điều cơ bản trong cách tiếp cạnh lý thuyết chức năng là phân tích cơ cấu của một xã hội, những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau của nó. Khi chức năng của một bộ phận hoặc hệ thống xã hội thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi chức năng của các bộ phận khác trong xã hội. Theo cách hiểu của cách tiếp cận này, các làng nghề cũng đƣợc xem là một thành phần trong cấu trúc của “cơ thể đô thị”. Do đó, sự ổn định của các làng nghề góp phần vào sự ổn định và phát triển của các đô thị. Mỗi một bộ phận trong đô thị đều phải có chức năng riêng của nó. Đồng thời, những biến động của xã hội cũng sẽ tác động và ảnh hưởng đến chức năng, cấu trúc và hoạt động của các làng nghề truyền thống.

Với cách tiếp cận từ lý thuyết chức năng – cấu trúc, các làng nghề truyền thống sẽ đƣợc phân tích để trả lời cho các câu hỏi sau:

- Các chức năng của các làng nghề là gì?

- Quan hệ chức năng giữa các làng nghề và các thành phần khác trong đô thị là gì?

Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, các chức năng của các làng nghề là gì? Có thể khẳng định rằng, vai trò và chức năng của các làng nghề truyền thống và làng nghề hiện đại ngày nay về cơ bản là tương tự nhau. Nếu cho rằng một điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của một xã hội là ở chỗ phải có sự liên kết tối thiểu các thành tố của nó thì khái niệm về chức năng sẽ liên quan đến những quá trình duy trì sự liên kết cần thiết này. Trong một xã hội, các đặc trƣng cấu trúc có thể đƣợc xem là những đặc trƣng đóng góp và sự duy trì sự liên kết. Do đó, theo cách tiếp cận này từ quan điểm của Radcliffe Brown, việc phân tích chức năng của làng nghề truyền thống đối với xã hội sẽ là việc xác định những đóng góp của chúng vào việc duy trì sự liên kết đối với xã hội nhƣ thế nào? Căn cứ vào những đóng góp của các làng nghề trong thực tế tại các đô thị mà điển hình ở đây là tại TP. Hồ Chí Minh, ta thấy rằng các làng nghề đã liên kết những con người trong cộng đồng xã hội xung quanh thông qua những sản phẩm được làm từ tài năng của những nghệ nhân. Từ đó, xã hội được thưởng thức và chiêm ngƣỡng những sản phẩm tinh xảo, đặc trƣng và có giá trị cao của từng loại hình ngành nghề thủ công khác nhau.

Xét theo một tầng nghĩa hẹp hơn, làng nghề là sợi dây kết nối những người có cùng một niềm đam mê, sự yêu thích và tâm huyết cùng hội tụ với nhau để tạo nên một cộng đồng có tính gắn bó chặt chẽ về nghề nghiệp, văn hóa và lối sống. Ngoài ra, trong xã hội đô thị hiện nay, làng nghề còn là nơi tập trung những người nhập cư, thất nghiệp, trẻ em lang thang hay những cá nhân không có trình độ và chuyên môn cụ thể. Qua đó, việc theo học và làm những nghề thủ công tại các làng nghề vừa giúp họ tìm đƣợc nghề nghiệp ổn định lâu dài, vừa giúp cho xã hội hạn chế đƣợc những hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa nhƣ tội phạm, tệ nạn xã hội, áp lực tạo công ăn việc làm cho người dân, ổn định an ninh trật tự.

Phân tích chức năng làng nghề

Theo Robert K.Merton, nếu tồn tại một sự vật hay sự kiện xã hội trong một hệ thống, thì nó phải có những hệ quả tích cực đối với sự liên kết của hệ thống xã hội đó. Một sự kiện có thể không chỉ có chức năng tích cực đối với một hệ thống hay các sự kiện khác trong hệ thống (Lê Ngọc Hùng, 2008). Theo cách tiếp cận này, trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm ở vùng đất Sài Gòn, các làng nghề truyền thống đã mang nhiều chức năng khác nhau đối với từng lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định của thành phố. Mặc dù những chức năng này đã có nhiều biến đổi theo thời gian trước những tác động của quá trình đô thị hóa tại địa phương, tuy nhiên, nhìn chung các làng nghề này vẫn có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của khu vực. Chính sự tồn tại của các làng nghề này đã, đang và sẽ đảm nhiệm những chức năng để tạo ra các giá trị và lợi ích trên các khía cạnh khác nhau cho vùng đất Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, cụ thể nhƣ sau:

Chức năng kinh tế

Các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho đô thị. Theo thống kê tại khu vực ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh có khoảng 1,8 triệu dân với hơn 140 ngàn người đang làm việc trong các làng nghề thủ công truyền thống thuộc các lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản, chiếm tỷ lệ 57,4% trong tổng số lực lƣợng lao động ngoại thành (Nguyễn Thị Kim Liên, 2012). Trong đó, bình quân một hộ làm nghề sẽ tạo được công việc ổn định cho 4 người, một cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn định cho trên 20 người. Rõ ràng, việc gìn giữ và phát triển các làng nghề đã đem lại lợi ích trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Số liệu điều tra đã chỉ ra rằng tỷ lệ cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng tăng lên trong khi lĩnh vực nông nghiệp từ việc chiếm tỷ trọng hơn 80% trong nền kinh tế đã giảm xuống còn

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)