CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
1.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.2.3. Các lý thuyết chuyên ngành liên quan
Lý thuyết về đô thị hóa
Đối với lý thuyết về đô thị hóa, các tác giả thuộc chủ thuyết hiện đại hóa cho rằng đô thị hóa là một kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Trong đó, tác giả Schore đã dựa trên quan điểm về hình thái học của Durkheim để lập luận rằng đô thị hóa là hình thức đáp ứng với các nhân tố phát triển công nghệ, tổ chức xã hội và môi trường. Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ kĩ thuật cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thông tin liên lạc đã tạo ra đƣợc những giá trị thặng dư, tạo tiền đề cho sự thúc đẩy quá trình phân công lao động, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa. Trong đó, quá trình hiện đại hóa bao gồm việc mở rộng các hoạt động chế biến công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính nguyên nhân này đã làm tăng đáng kể nhu cầu lao động phi nông nghiệp tại khu vực đô thị và làm giảm đáng kể nhu cầu lao động tại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo trường phái Chicago về đô thị hóa, lý thuyết này được khai sinh từ các nhà xã hội học tại Chicago (Mỹ). Trong đó, nội dung của trường phái này đã đề cập nhiều đến cơ cấu dân số và sinh thái học của các đô thị, tình trạng thiếu tính tổ chức trong xã hội, các tác động tiêu cực, tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của thị dân. Tại thời điểm lý thuyết này đƣợc hình thành, thành phố Chicago đang đƣợc mở rộng một cách nhanh chóng tại các vùng đất nông nghiệp rộng lớn xung quanh vùng lõi trung tâm. Về tính chất dân cƣ, thành phố Chicago thể hiện sự đa dạng và phức tạp một cách không thể kiểm soát. Điều này đã trở thành đề tài nghiên cứu cho Robert Park và các cộng sự của ông tại trường Đại học Chicago. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu và xác định các quá trình biến đổi xã hội đang diễn ra nhanh chóng tại thành phố. Kết quả nghiên cứu từ các cuộc khảo sát này đã đƣợc R. Park tổng hợp trong cuốn sách “The City” đƣợc xuất bản vào năm 1916. Trong đó, tác giả đã trình bày trọn vẹn một chương về những nghiên cứu đô thị mang tính thực tiễn cao liên quan đến những vấn đề nhƣ nguồn gốc của thị dân, sự phân bố dân cƣ, sự thích ứng của các nhóm cộng đồng trong việc hòa nhập với đời sống đô thị hiện đại, các vấn đề về đời sống gia đình, các thiết chế giáo dục, tín ngưỡng… Trong trường hợp của các làng nghề tại đô thị như TP. Hồ Chí Minh, lý thuyết này của R. Park đã lý giải cho những thay đổi của các cộng đồng làng nghề dưới những tác động của quá trình đô thị hóa. Từ việc thích ứng cho đến những thay đổi trong các quy trình sản xuất hay lựa chọn một công việc khác để phù hợp với lối sống hiện đại của đô thị cho đến những chuyển biến về đời sống văn hóa tinh thần của các hộ dân tại các làng nghề. Cũng thuộc trường phái này, trong công trình
“Đặc trưng đô thị như là một lối sống”, tác giả L.Wirth đã cung cấp một bức tranh tổng thể về xã hội đô thị của Mỹ vào những năm 1930. Theo đó, các đô thị này đều đối mặt với các vấn nạn về quá tải dân số, mật độ cƣ trú quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo nên một xã hội bị chuyên biệt hóa với các thiết chế bị hình thức hóa.
Những thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế của quá trình đô thị hóa đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân.
Nhƣ vậy, theo quan điểm này thì đối với các làng nghề sản xuất theo xu hướng nông nghiệp như làng hoa Gò Vấp, làng mai Thủ Đức, đã bị suy giảm đáng kể về mặt diện tích canh tác và thay vào đó bằng các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.
Tại Việt Nam, theo tác giả Trương Quang Thao, đô thị hóa là một hiện tượng xã hội gắn liền với những chuyển dịch kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian - môi trường kết hợp với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từ đó, tạo cơ sở cho sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp tạo ra nhu cầu dịch chuyển dân cƣ vào các khu vực lõi của đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội làm nền cho một sự phân bố dân cƣ hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên (Trương Quang Thao, 2003).
Tuy nhiên, đô thị hóa đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Khoảng cách về mức sống giữa khu vực đô thị với nông thôn ngày càng chêch lệch; tệ nạn xã hội khu vực đô thị càng thêm phức tạp; các làng nghề dần bị mai một. Đó là những hiện tƣợng đã và đang tạo nên sự phát triển chƣa bền vững của đô thị. Chính vì vậy, đô thị hóa bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển bền vững giữa kinh tế, ổn định xã hội và bảo tồn môi trường sinh thái, liên kết chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn.
Lý thuyết kinh tế học đô thị
Trong các lý thuyết về kinh tế tại khu vực đô thị, nghiên cứu này sử dụng một số lý thuyết phù hợp để tiến hành đánh giá và phân tích các vấn đề liên quan đến sự phát triển của kinh tế làng nghề tại khu vực đô thị.
Lý thuyết về kinh tế học xanh ra đời sau những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở đánh giá lại sự thay đổi của môi trường và xã hội. Kinh tế học xanh là nhánh kinh
tế học tiến bộ với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, nghiên cứu về thế giới thực – thế giới của việc làm, các nhu cầu của con người, các nguồn lực Trái Đất. Nó quan tâm tới sự tái tạo – của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái – chứ không phải là sự tích lũy tiền bạc hay vật chất.
Đối với vấn đề phát triển làng nghề trong khu vực đô thị, học thuyết kinh tế bền vững sẽ là sự lựa chọn phù hợp để phân tích và đánh giá các yếu tố sau:
- Với mô hình kinh tế xanh chất lƣợng của công tác giữ gìn và phát triển làng nghề sẽ được nâng cao, lợi ích của con người sẽ được đặt lên hàng đầu.
- Cá nhân, cộng đồng và hệ sinh thái xung quanh làng nghề sẽ đƣợc chú trọng, đổi mới .
- Khu vực “nhà nước” và khu vực “tư nhân” được đối xử công bằng trong việc tạo ra giá trị xã hội.
Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế tại các đô thị, một lý thuyết khác không kém phần quan trọng chính là lý thuyết về “Lợi thế tích tụ (Agglomeration Economies)”
(Huỳnh Thế Du, 2012). Nội dung của lý thuyết này là câu trả lời cho sự hình thành các đô thị nói chung. Theo đó, sự tập trung các hoạt động kinh tế và con người hiệu quả hơn sự phân tán. Lợi thế tích tụ có đƣợc là nhờ tiết kiệm chi phí để tạo ra sự tương tác và trao đổi nhiều hơn giữa các thực thể trong nền kinh tế. Đối với trường hợp của các làng nghề, sự quần tụ đã tạo ra nhiều công việc cho người lao động với mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất trên địa bàn cũng vì thế mà có thể lựa chọn đƣợc những nhân lực phù hợp với tiêu chí và yêu cầu công việc của từng hộ. Nhƣ vậy, xét theo cơ sở của lý thuyết về lợi thế tích tụ, các hộ sản xuất sẽ có nguồn lao động chuyên môn hóa, công việc đƣợc phân công rõ ràng nên tạo ra năng suất lao động cao, mang lại lợi ích kinh tế ngày càng tăng cho làng nghề. Bên cạnh đó, lợi thế tích tụ cũng ảnh hưởng đến công nghệ sản xuất của làng nghề.
Trong các giai đoạn phát triển cực thịnh, số lƣợng nghệ nhân và thợ lành nghề tập trung đông đã tạo môi trường thuận lợi để trao đổi kinh nghiệm hay những ý tưởng mới trong quá trình sản xuất, đây là một yếu tố cực kì quan trọng trong lĩnh vực sản
xuất chủ yếu dựa vào năng lực thủ công nhƣ các làng nghề thủ công truyền thống.
Do đó, khi chưa bước vào giai đoạn thoái trào, các hộ sản xuất của các làng nghề tập trung thành những dãy phố liên tục nhƣ những “phố chuyên doanh”
(Nguyễn Minh Hòa, 2007). Điều này đã giảm đáng kể chi phí cho người sản xuất và người mua hàng. Theo tác giả Huỳnh Thế Du “Tổng chi phí của người mua bao gồm chi phí mua hàng và chi phí đi lại. Nếu hai cửa hàng ở gần nhau thì chi phí đi lại bằng không. Phần chi phí đi lại trong trường hợp hai cửa hàng ở xa mà người mua chấp nhận trả có thể chia một phần cho người mua, một phần cho người bán khi hai cửa hàng ở gần. Kết quả là tất cả các bên cùng có lợi” (Huỳnh Thế Du, 2012). Trong trường hợp của làng nghề truyền thống, các sản phẩm bày bán tại các gian hàng là như nhau. Điều này đã giúp người mua hàng có được nhiều sự lựa chọn, so sánh và mua đƣợc hàng với giá thấp nhờ quy luật cạnh tranh, các hộ kinh doanh cũng sẽ bán đƣợc nhiều sản phẩm hơn mà không sợ “mất khách”.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hoạt động của làng nghề ngày càng bị thu hẹp, các hộ sản xuất đã không còn tạo đƣợc sự tập trung trên một quy mô sản xuất rộng lớn. Hệ quả của vấn đề này chính là việc người lao động không có đủ việc làm, do đó, lực lƣợng lao động phải tìm kiếm những công việc khác để đảm bảo cuộc sống. Đối với các hộ sản xuất, do không có đủ nguồn nhân lực, các nghệ nhân và con cháu trong gia đình phải thực hiện tất cả công việc, điều này tạo ra sự chồng chéo và phá vỡ cấu trúc hiệu quả của việc phát huy sở trường cá nhân trong công việc. Bên cạnh đó, các nghệ nhân ít có cơ hội để trao đổi thông tin và giao lưu với nhau. Số lƣợng thợ suy giảm đáng kể cũng đã khiến cho các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng theo chiều hướng ngày càng xấu. Quy trình sản xuất của các hộ không còn cơ hội đƣợc cọ sát với nhau, dẫn đến tình trạng “việc của ai người đó làm” và đặc biệt là tâm lý “giữ bí quyết gia truyền” đã gây ra sự thụt lùi trong quá trình phát triển của các làng nghề hiện nay tại các khu vực đô thị.
Về hoạt động kinh doanh và sản xuất, bất lợi của việc không tích tụ đã thể hiện ở vấn đề các cửa hàng đã không còn tập trung liên tục nữa mà phân tán ở các
khoảng cách xa đã khiến cho chi phí di chuyển của khách hàng ngày càng tăng. Sự bất tiện này đã khiến cho khả năng thu hút suy giảm khi người mua hàng không còn tìm đến những địa chỉ làng nghề để mua hàng đông đúc nhƣ xƣa. Trong khi đó, do không còn đủ diện tích để sản xuất nên các hộ làm nghề phải thuê đất ở các địa phương khác. Các chi phí phát sinh về vận chuyển và thuê đất đã khiến cho thu nhập của các hộ làng nghề suy giảm đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự suy giảm trong số lƣợng các cơ sở kinh doanh của các làng nghề.
Các phân tích trên đã cho thấy rõ ràng việc phân tán và suy giảm về quy mô cũng như độ tập trung của các làng nghề truyền thống đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống tại các khu vực đô thị như TP. Hồ Chí Minh theo khuynh hướng ngày càng xấu đi.
Tiểu kết
Nội dung nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề liên quan đến các cơ sở lý luận, các khái niệm có liên quan về nghề truyền thống và làng nghề truyền thống cũng nhƣ lý thuyết về đô thị và quá trình đô thị hóa. Các làng nghề truyền thống đã hình thành lâu đời, trải qua nhiều chục năm với các thế hệ người dân và nghệ nhân làm nghề, thương hiệu của các làng nghề vẫn tồn tại và duy trì trước những đổi thay của quá trình đô thị hóa. Với những thay đổi cả về tính chất sản phẩm, quy mô sản xuất và đời sống con người, các làng nghề này mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã từng bước thích nghi với những sự biến động về không gian vật chất và xã hội của cuộc sống nông thôn sang đô thị. Qua đó, người dân đã tiếp tục sống được với nghề và có được những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tại địa phương.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG HOA GÒ VẤP DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA