CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TƯ TƯỞNG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Chữ Hiếu là một giá trị văn hóa tồn tại trong xã hội phương Đông truyền thống trong bối cảnh hệ tư tưởng xã hội đặc thù; do vậy trong phần các khái niệm cơ bản này luận văn sẽ phân tích các khái niệm văn hóa, chữ Hiếu, hệ tư tưởng làm nền tảng cho các nghiên cứu theo sau.
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Cho tới nay, người ta đã thống kê được có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, điều này cho thấy việc xác định một khái niệm văn hóa mang tính chính xác tuyệt đối là không thể do mỗi học giả đều nghiên cứu về văn hóa với góc độ, mục đích nghiên cứu riêng. Với tác giả Trần Ngọc Thêm [38] thì văn hóa “là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Như vậy, theo nghĩa thông dụng, văn hóa chỉ học thức (trình độ học vấn), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ hệ thống giá trị sáng tạo xã hộicủa một giai đoạn lịch sử, của một cộng đồng người. Trong luận văn này, chúng tôi đặc biệt chú trọng định nghĩa này bởi trước hết chữ Hiếu là một giá trị tồn tại trong cấu trúc không gian – thời gian – chủ thể con người cụ thể (Trung Hoa, Việt Nam).
Còn tác giả Phan Ngọc [22] trong công trình Bản sắc văn hóa Việt Nam của mình cho rằng, “văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong bộ óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác”. Theo khái niệm này, khái niệm chữ Hiếu là
một giá trị mang tính biểu trưng tồn tại trong suy nghĩ, quan niệm của các cộng đồng Đông Á, nó phản ánh nhân sinh quan và các mối quan hệ xã hội gắn liền với nguồn cội huyết thống.
Ở Trung Hoa, việc đưa ra một định nghĩa và khái niệm chuẩn xác nhất về “văn hóa” cũng không phải là điều dễ dàng do số lượng học giả, nhà văn hóa ở Trung Hoa là rất đông, mỗi một định nghĩa lại được đưa ra từ những góc độ khác nhau.
Trước hết các học giả đã nhất trí được rằng ý thức về văn hóa đã xuất hiện từ thời Đông Chu, trong đó Khổng Tử đã từng tích cực suy tôn và truyền bá các chế độ, lễ giáo triều đình. Vào thời cổ đại khi đó, khái niệm sơ khai của thuật ngữ “văn hóa”
là chỉ “văn trị và giáo hóa” (文治和教化). Còn thuật ngữ “văn hóa” được chuyển dịch thành “culture” có nguồn gốc từ các học giả người Nhật Bản thời tiền hiện đại.
Trong đó có thể thấy sự khác nhau giữa khái niệm “văn hóa” của người Trung Hoa và người Nhật Bản đó là khái niệm “văn hóa” của người Trung Hoa thiên về phương diện tinh thần, dù ở góc độ nào đó khái niệm này cũng mang những hàm ý giáo hóa, sinh sôi, bồi dưỡng như trong thuật ngữ “culture” (Qian Mu/Tiền Mục, 1895-1990) [74]. Thật vậy, trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, chữ Hiếu cùng với chữ Trung và nhiều quan niệm khác đã và đang là những “chuẩn giá trị” tự thân mang ý nghĩa giáo dụng, giáo hóa cộng đồng. Với hệ tư tưởng Nho giáo truyền thống, quan niệm chữ Hiếu là một chuẩn mực, chính vì thế nó được gọi là một “mỹ đức” quan trọng của cộng đồng.
Tóm lại, văn hóa hơn hết là một hệ thống giá trị chuẩn mực mang tính giáo dục cá nhân và cộng đồng, là sản phẩm của quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, trong mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong gia đình, dòng họ và xã hội, người phương Đông đã sáng tạo nên truyền thống chữ Hiếu, coi đó là một chuẩn mực đại diện một phần cho quan điểm nhân sinh của cộng đồng mình.
- Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
Là một giá trị mang tính biểu trưng, chữ Hiếu mang các chức năng cơ bản của
văn hóa. Để tìm hiểu chức năng của truyền thống chữ Hiếu, chúng ta hãy tìm hiểu các chức năng cơ bản của văn hóa. Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốnTìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [41] đã chỉ ra những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa là:
Thứ nhất, văn hóa có tính hệ thống để thực hiện chức năng tổ chức xã hội.
Tính hệ thống được coi là đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa, chính nhờ đặc trưng này mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
Thứ hai, văn hóa có tính giá trị để thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội. Văn hóa theo nghĩa đen có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị". Tính giá trị giúp phân biệt giá trị với phi giá trị. Các giá trị văn hóa có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ); theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời v.v.. Giá trị của văn hóa được nhìn nhận hay đánh giá khác nhau cả về mặt đồng đại và lịch đại. Nhờ thường xuyên xem xét, phân loại các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội.
Thứ ba, văn hóa có tính lịch sử để thực hiện chức năng giáo dục. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa được tồn tại lại là nhờ vào giáo dục. Vì vậy, có thể thấy chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ ba của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành, những giá trị tiềm ẩn. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành nhằm tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.
Thứ tư, văn hóa Văn hóa có tính nhân sinh để thực hiện chức năng giao tiếp.
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh
thần. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết con người lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa chính là nội dung của nó.
Ở Trung Hoa cũng có nhiều cách phân loại về chức năng của văn hóa. Trong đó điển hình có thể kể đến tác giả Yan Wu Shan (1965 - ~) là một nhà nghiên cứu có nhiều bài viết, công trình liên quan đến văn hóa. Ông đã khái quát chức năng của văn hóa thành: 1). Chức năng nhận thức và giải quyết vấn đề; 2). Chức năng ghi nhận thông tin; 3). Chức năng gắn kết lòng người; 4). Chức năng quy phạm giáo hóa; 5). Chức năng quảng bá. 6) Chức năng giải trí, thẩm mỹ [90]. Hoặc như trong bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ văn hóa Trung Quốc Cai Wu về vấn đề “Xây dựng cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa - Thực hiện công cuộc chấn hưng vĩ đại nền
văn hóa Trung Hoa” 「建設社會主義文化強國 實現中華文化的偉大復興」 thì
Bộ trưởng Cai Wu cho biết, văn hóa chủ yếu có vai trò là 1). Văn hóa là cội nguồn cho sự ngưng đọng và sáng tạo dân tọc; 2). Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội; 3). Văn hóa là con đường quan trọng để đáp ứng các nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân; 4). Văn hóa là “tấm danh thiếp” của quốc gia, là tiêu chí quan trọng để tổng hợp sức mạnh quốc gia. Như vậy với các vai trò này, văn hóa thể hiện ác chức năng chính đó là giáo dục nhân dân; phục vụ xã hội; thúc đẩy phát triển và đáp ứng các nhu cầu tinh thần của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc.
1.1.1.2. Khái niệm chữ Hiếu
Theo từ nguyên, chữ Hiếu 孝 có hai bộ phận gồm bộ “lão 老” chỉ người cao tuổi trên ở phần trên và “tử 子” chỉ con cái ở phía dưới, bắt nguồn từ hình ảnh một người con cõng cha (hoặc mẹ) già đi đường, ngụ ý “hiếu thuận” (Lý Ngạc Nhị 1997:
267). Nho gia rất coi trọng chữ Hiếu. Luận Ngữ viết “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ 弟子入則孝,出則悌”, nghĩa là “Học trò ở nhà thì phải có hiếu, ra đường thì phải tôn kính bề trên”.
Theo quan niệm Trung Hoa, chữ Hiếu “lấy căn nguyên từ Đức của Nghiêu
Thuấn” [88]. Còn theoThuyết Văn Giải Tự, đạo hiếu là “thiện sự phụ mẫu” (phụng sự bố mẹ). Dĩ nhiên, đạo Hiếu là một sản phẩm của luân lý xã hội, một phạm trù đạo đức tốt đẹp, phạm vi và tác dụng của nó không nằm ngoài không gian gia đình – dòng tộc. Đến thời Hán, khi cơ cấu bộ máy nhà nước cai trị Trung Hoa đã hoàn thiện, lễ chế được ban hành, đạo Hiếu được áp dụng như một trong những chuẩn mực quan trong của xã hội[31].
Trong Tam cương – ngũ thường đều có quy định về Hiếu. Ở Tam cương, đó là tinh thần quan trọng của mối quan hệ tôn ti gia đình (phụ - tử), trong khi ở Ngũ thường thì trong Nhân có Hiếu [88, tr.24] , cùng với Đễ, góp phần quy định tính tôn ti trong từng gia đình và dòng tộc, góp phần tạo nên trật tự xã hội bền vững. Khổng Tử nói “tông tộc xưng hiếu yên, hương đảng xưng đễ yên 宗族稱孝焉,鄉黨稱悌 焉” (tông tộc thì trọng hiếu, làng xã thì trọng đễ). Trong cuốnĐại Học, Hiếu dùng để biểu đạt Đức, từ đó quy định những chuẩn mực của người quân tử nhắm đến mục tiêu “..trị quốc, bình thiên hạ”. Quyển Trung Dung thì dùng Hiếu để kiến lập một thế giới trung hòa. Đặc biệt quyển Trung Dung lấy hình mẫu Hiếu thiện của Chu Văn vương, Chu Võ vương, Chu Công để làm gương thiên hạ. Cuốn Mạnh Tử dẫn bình luận của cả Khổng Tử và Mạnh Tử, ý nghĩa cơ bản của đạo Hiếu cũng chỉ xoay quanh không gian gia đình.
Tuy nhiên, theo quá trình lịch sử, ý nghĩa của đạo Hiếu đã được mở rộng thành
“hành nhân 行仁”. Người trọng nhânsẽ đạt nhân, luôn mang trong mình hoài bão có ích cho xã hội. Hơn thế, người trọng nhân cũng có lòng bác ái bao la với vạn vật, người xưa gọi chung là “nhân dân ái vật 仁民愛物”. Như vậy, xét theo nghĩa rộng, Hiếu đã nâng thành Nhân 仁. Vào thời Minh, Hiếu đã phát triển mối quan hệ với Trung, đặc biệt là khi Chu Nguyên Chương áp dụng chính sách Hiếu đạo, coi trọng phương châm “di hiếu vi trung” (移孝為忠 chuyển hiếu thành trung) hoặc “trung tiên vu hiếu, hiếu phục tùng trung (忠先於孝,孝服從忠 trung trước tiên là hiếu,
hiếu theo cùng trung) [85, tr.40].
Đặc trưng của hiếu đạo theo truyền thống Nho giáo là gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội của từng gia đình, do vậy nó không có một hệ quy chuẩn đặc biệt so với nhiều phạm trù khác. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, hiếu đạo được thực hiện khác nhau ở từng hoàn cảnh chủ thể, từng vùng và từng thời đại lịch sử khác nhau [75]. Điều này phản ánh tính đa dạng trong nhận thức vể chữ Hiếu của các nhóm, các tộc người và các dân tộc khác nhau dù có hay không có tiếp nhận ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho gia.
1.1.1.3. Hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng(hay ý thức hệ) là một thuật ngữ thuộc phạm trù triết học và đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa về nó. Ở Việt Nam, khái niệm được biết đến tương đối phổ biến hơn cả là khái niệm hệ tư tưởng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đó là: “Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm phản ánh trực tiếp hay gián tiếp những đặc điểm kinh tế - xã hội của một xã hội, thể hiện địa vị, lợi ích và mục đích của những giai cấp xã hội nhất định và nhằm duy trì hoặc biến đổi chế độ xã hội hiện tồn” [9, tr.39].
Với khái niệm như trên thì có thể thấy được hai đặc trưng cơ bản của bất kỳ loại hệ tư tưởng đó là: 1).Tính hệ thống, tức là nhấn mạnh về tính hài hòa bên trong và sự cân đối về logic; và 2).Tính giai cấp, hệ tư tưởng bao giờ cũng là hệ tư tưởng của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong xã hội. Ví dụ Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung Hoa và một số nước xung quanh. Như vậy, xét về nguồn gốc và bản chất thì mọi hệ tư tưởng (ý thức hệ) đều nhằm để bảo vệ lợi ích của một giai cấp xã hội nhất định, chính vì vậy nên việc thay đổi một ý thức hệ đã “thống trị” xã hội trong một thời gian dài là điều không dễ dàng.
Hệ tư tưởng xã hội, khái niệm mang những đặc tính chung của hệ tư tưởng, được hiểu là những quan điểm, tư tưởng đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận, thành các học thuyết chính trị - xã hội, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định. Nó được hình thành một cách tự giác, trải qua một quá trình tích cực của
tư duy và mang tính giai cấp sâu sắc. Vì vậy mà trong đấu tranh giai cấp, bao giờ cũng có đấu tranh tư tưởng, đấu tranh ý thức hệ.
Tâm lý xã hộiđược hiểu là bộ phận của ý thức thông thường, bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, ước muốn, thói quen, tập quán v.v. của con người được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sinh sống hàng ngày. Đặc tính “dễ lây lan” là một trong những đặc trưng quan trọng của nó. Do vậy cần có cái nhìn chính xác và kịp thời tâm trạng xã hội của quần chúng nhân dân trong công tác quản lý xã hội. Một tư tưởng xã hội chỉ trở thành sức mạnh trong thực tiễn khi nó kết hợp với yếu tố tâm lý trong ý thức con người và sức mạnh đó chỉ trở nên lâu bền khi nó trở thành một tập quán xã hội [7].
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của hệ thống ý thức xã hội, tuy nhiên chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Trong đó cần chú ý tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự hình thành, sự truyền bá, tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định [71].
Tuy mỗi nhà triết học, nhà tư tưởng lại đưa ra những ý kiến khác nhau về chức năng, vai trò của hệ tư tưởng tùy theo từng góc độ, nhưng nhìn chung mỗi một hệ tư tưởng đều có những chức năng như:
(1) Chức năng nhận thức: hệ tư tưởng có chức năng nhận thức hiện thực, tuy nhiên khác với khoa học, nó phản ánh hiện thực thông qua góc nhìn chủ quan của một bộ phận, một giai cấp trong xã hội. Chính vì mang tính chất chủ quan như vậy nên hiện thực được phản ánh không phải lúc nào cũng chính xác và được đón nhận, thậm chí có thể bị đảo ngược hoặc xuyên tạc... Chẳng hạn như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; “nam tôn nữ ti”; chỉ có đàn ông mới là “đại nhân”, “quân tử”, còn phụ nữ là “tiểu nhân” v.v.. là những tư tưởng của Nho gia và giai cấp thống trị phong kiến Trung Hoa, tuy nhiên do sự bất công và cả các bi kịch xã hội kéo dài nhiều ngàn năm lịch sử gây ra bởi hệ tư tưởng này nên sau khi chế độ phong kiến kết thúc, tư tưởng Nho gia này đã bị lên án gay gắt và đến xã hội Trung Hoa hiện đại, mặc dù