Nhận thức về chữ Hiếu

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VÀ GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1. Nhận thức về chữ Hiếu

Tương tự như ở Trung Hoa hay ở bất cứ quốc gia nào khác, chữ Hiếu sơ khai ở Việt Nam bắt nguồn từ những mối quan hệ cơ bản giữa các thành viên khác thế hệ trong gia đình (kể cả gia đình mẫu hệ và phụ hệ), trước khi có sự du nhập của văn hóa Nho giáo mang nguồn gốc Trung Hoa [65]. Do vậy, nguồn gốc xuất hiện của truyền thống chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam cũng mangtính cố hữu.

Từ khi văn hóa Việt Nam mở rộng hội nhập với khu vực cũng là lúc quan niệm chữ Hiếu được lý luận hóathể chế hóa. Do quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa kéo dài hàng ngàn năm lịch sử với các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Hoa mà chữ Hiếu trong nền văn hóa Việt Nam về nhiều mặt đều chịu ảnh hưởng từ quan niệm chữ Hiếu của Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả cũng đã chứng minh được rằng, dù là văn hóa chữ Hiếu hay các văn hóa truyền thống khác khi du nhập vào Việt Nam thì đã được người Việt Nam tiếp nhận một cách có chọn lọc và được biến đổi để phù hợp với nền văn hóa truyền thống của nước mình mà không phải là tiếp nhận một cách máy móc[22]. Quá trình lý luận hóabản địa hóa quan niệm chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Quá trình lý luận hóa và bản địa hóa quan niệm chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thơ)

Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trong tiếng Hán, đặc biệt là trong sinh hoạt, giao tiếp thông thường, chữ Hiếu hay được gắn liền với chữ “Thuận” thành “Hiếu thuận” (孝 順), người Trung Hoa không có chữ Thảo (trong từ “Hiếu thảo” hay “thảo hiền”) với ý nghĩa như trong tiếng Việt2. Trong Hiện đại Hán Việt Từ điển《現代漢語詞 典》1978: “Hiếu thuận” được giải thích là: “ Phụng dưỡng cha mẹ hết lòng, thuận theo mọi ý nguyện của cha mẹ” (贍養父母盡心盡力,遵從父母意志). Tác giả Đào Duy Anh trong Từ điển Hán - Việt dịch chữ Hiếu là “hết lòng thờ cha mẹ”. Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý 1999), chữ “thảo” (tính từ) bao gồm hai ý nghĩa là: “rộng rãi, có lòng tốt, hay chia sẻ, nhường nhịn cho người khác” và “biết ăn ở phải đạo, quan tâm chăm sóc cha mẹ và những người bề trên trong gia đình”, còn từ “hiếu thảo” được giải thích là “tỏ lòng kính yêu, chăm lo cho cha mẹ”. Còn trongPhật Quang Đại Từ điểnQuyển 2, trang 2137 cũng định nghĩa “Hiếu có nghĩa là hết lòng thành kính và phụng dưỡng cha mẹ”.

2Trong quá trình sinh sống và học tập ở Việt Nam, cũng như trong khi phỏng vấn một số bạn bè, gia đình người Việt, tác giả nhận thấy người Việt ít khi dùng từ “Hiếu” hoặc “Hiếu thuận” mà thường phổ biến dùng từ “Hiếu thảo” hơn cả. Khi nói về những người con có Hiếu trong gia đình thì người Việt hay nói “dâu hiền, rể thảo”.

Trong văn hóa Triều Tiên, cốt lõi giá trị đạo đức xã hội là chữ Hiếu trên nền tảng văn hóa gia đình, cùng trải qua quá trình lý luận hóa và thể chế hóa giống như trong văn hóa Việt Nam. Sau quá trình ấy, chữ Hiếu phát triển lên thành chữ Thuận, chữ Kính và tiệm cận chữ Trung. Nói cách khác, chữ Hiếu mở rộng và phát triển thành chữ Trung, hiện vẫn còn phát huy hiệu quả quan trọng trong nền văn hóa đương đại ở Hàn Quốc [65].

Trong khi đó, Nho giáo được truyền đến Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ V qua sự kiện Vương Nhân nước Bách Tế sang Nhật với 10 quyển Luận ngữ và 1 quyển Thiên tự văn. Vương Nhân dạy cho Thái tử Uji no Wakiiratsuko (菟道稚郎子) kinh điển Nho gia [54], kể từ đó Nho giáo có điều kiện phát triển rộng và có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh tinh thần của người Nhật Bản. Đặc biệt là các tư tưởng người quân tử phải coi trọng chữ Lễ, phải biết hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng người cao tuổi trên tinh thần của chữ Hiếu, và phải biết trung thành với cấp trên, cơ quan tổ chức theo tinh thần của chữ Trung. Theo quan điểm của Đoàn Lê Giang [54], Tsuboi [48] và Nguyễn Ngọc Thơ [69] tại Nhật Bản chữ dũngđược thể hiện rõ nét hơn cả.

Như vậy, nhìn chung quan niệm về chữ Hiếu của Việt Nam về mặt lý luận đã tiếp thu và ảnh hưởng từ quan niệm về chữ Hiếu của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là từ Nho giáo và Phật giáo. Tuy nhiên, sự linh hoạt của người Việt khi tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại lai này đó là họ đã biến đổi chữ Hiếu để nó mang những đặc trưng riêng phù hợp với tư duy và tập quán sinh hoạt của người Việt. Việc mang thêm một nét nghĩa mới là “thảo” cho chữ Hiếu là biểu hiện rõ ràng nhất, cho thấy phạm vi chữ Hiếu trong quan niệm người Việt không chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình, phân thứ bậc tôn ti như chữ Hiếu của người Trung Hoa mà nó đã được mở rộng ra phạm vi toàn xã hội, trở thành một phần quan trọng trong đạo Hiếu của người Việt. Có thể thấy, tinh thần “Hiếu thảo” này mang nhiều hàm nghĩa tương tự như tinh thần “Đại Hiếu” của Phật giáo mà tác giả sẽ giới thiệu rõ hơn dưới đây.

Là một dân tộc phương Đông thuộc loại hình văn minh lúa nước điển hình,

người Việt đã sớm mang trong mình những đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp là trọng tình cảm, đặc biệt là tình cảm gia đình và tình làng nghĩa xóm[40]; [32].

Nhất là khi phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử biến động và chiến tranh kéo dài, người Việt Nam ngoài coi trọng tình cảm gia đình, hàng xóm, còn đặc biệt coi trọng tinh thần yêu nước. Đây là những nền tảng tinh thần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống Hiếu đạo ở Việt Nam.

Ông N.V.H khi bàn về vấn đề đặc tính chữ hiếu ở Việt Nam đã thổ lộ: Văn hóa Việt Nam có tính độc đáo, cụ thể là gắn liện với văn hóa làng xã quan tâm gia định thế hệ đa dạng so với các nước khác phương Đông.

“Quan niệm chữ Hiếu truyền thống của người Việt có nhiều điều độc đáo so với các nước có nền với các nước có nền văn hóa phương Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Mô hình người Việt là chú trọng gia đình đa thế hệ có thể nói là vì văn hóa lúa nước làng xã”. [Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 2]

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)