Đặc điểm tư tưởng xã hội Trung Hoa truyền thống

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TƯ TƯỞNG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

1.2. Tổng quan cơ sở tư tưởng

1.2.1. Đặc điểm tư tưởng xã hội Trung Hoa truyền thống

Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III tr. CN kéo dài tới tận thế kỷ III tr. CN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn, trong đó hầu hết các tư tưởng truyền thống hình thành ở thời kỳ Đông Chu và được phát triển và ứng dụng

từ thời Tần Thủy Hoàng trở về sau.

Thời kỳ Đông Chu (còn gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc) là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Sự phát triển sôi động của xã hội đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của những "kẻ sĩ"

luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trong tương lai. Lịch sử gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh" (trăm nhà đua tiếng) [58]. Trong giới hạn của luận văn, dưới đây tác giả xin giới thiệu khái quát một số hệ tư tưởng truyền thống có ảnh hưởng tương đối rộng với xã hội Trung Hoa từ thời cổ đại đến thời hiện đại, đặc biệt là có ảnh hưởng và mang tính chi phối đến đạo Hiếu - đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Trong xã hội Trung Hoa cổ đại không thể không nhắc tớiNho giáo. “Nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. Và vậy, Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Những cơ sở của Nho giáo bắt nguồn từ thời Tây Chu và cũng có nhiều đóng góp bởi các tri thức đương thời như Chu Công Đán (hay Chu Công) - vị công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên phải đến thời Khổng Tử (551 - 479 tr.CN), các tư tưởng của tiền nhân mới được Khổng Tử cùng các học trò của mình tổng hợp, hệ thống hóa, phát triển và tích cực truyền bá rộng khắp lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn lúc bấy giờ. Vì vậy, người đời sau luôn biết đến ông như người sáng lập Nho giáo.

Cũng như các hệ tư tưởng triết học khác, hệ tư tưởng Nho giáo không phải lúc nào cũng là chuẩn mực ổn định, bất biến mà luôn được điều chỉnh để vừa phù hợp với tình hình xã hội mới, vừa phù hợp với ý nguyện của các nhà cầm quyền, các nhà quản lý xã hội. Vì vậy mới có Hán Nho, Tống Nho v.v.. Tuy nhiên nhìn chung, nghiên cứu về Nho giáo và các vấn đề liên quan, chẳng hạn như nghiên cứu về truyền thống chữ Hiếu với lịch sử thậm chí còn lâu dài hơn cả lịch sử của Nho giáo, thì không thể không biết đến nền tảng cơ bản của Nho giáo là hai bộ Tứ Thư - Ngũ Kinhmà theo Trần Ngọc Thêm là “hai bộ sách gối đầu giường”[38] . Bộ Ngũ Kinh

gồm có: (1).Kinh Thi (詩); (2).Kinh Thư (書); (3).Kinh Lễ (禮); (4).Kinh Dịch(易); (5).Kinh Xuân Thu(春秋). Đúng ra, bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh Nhạc (樂), nhưng do bị thất lạc nên đến nay chỉ còn sót lại một số ít và được ghép thành một thiên trongKinh Lễ gọi là “Nhạc kí”. Vì vậy Lục Kinhchỉ cònNgũ Kinh[41]. BộTứ Thưgồm có: (1).Đại Học(大學); (2).Trung Dung(中庸); (3).

Luận Ngữ(論語); (4).Mạnh Tử(孟子).

Nho giáo đã một thời gian dài là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến Trung Hoa, nó ảnh hưởng tới nhiều nước chung quanh, tạo thành một vùng văn hóa Nho giáo với vai trò thống trị [90]. Vai trò của Nho giáo vẫn thu hút được sự quan tâm của học giả, nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới bởi ảnh hưởng và sự lan tỏa của nó vẫn vô cùng rõ nét trong xã hội hiện đại, đặc biệt là với các quốc gia phương Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... [72].

Coi vấn đề “tề gia” là gốc của nước và thiên hạ, muốn “trị nước” trước hết phải giữ yên được nhà nên Nho giáo luôn cố gắng tìm cách xây dựng gia đình, gia tộc thành những bức tường mạnh mẽ. Chúng ta đều biết rằng các quy tắc lễ giáo Nho giáo quy định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người với người, trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương và ngũ luân (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn bè), trong các mối quan hệ đó thì đã có ba mối quan hệ trong gia đình. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo nên giai cấp phong kiến Việt Nam trong lịch sử cũng chủ trương xây dựng gia đình theo những khuôn mẫu của lễ giáo Nho giáo. Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, chữ hiếu được đề cao và nhấn mạnh. Gia đình Việt Nam trong xã hội phong kiến cũng rất đề cao mối quan hệ này, coi “hiếu” không chỉ là trách nhiệm mà còn là phẩm chất lớn nhất của đạo làm con. Có thể thấy rằng ảnh hưởng của Nho giáo với quan niệm về chữ Hiếu là vô cùng lớn [74].

Cùng với Phật giáo, Nho giáo thì Đạo giáo là một trong ba tôn giáo truyền

thống có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hóa dân tộc Trung Hoa cũng như đến các nước Châu Á khác, đặc biệt là những quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam.

Cho đến nay người ta vẫn không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ tạm thời kết luận được là tôn giáo này do Trương Đạo Lăng sáng lập vào thế kỳ II được tên gọi là Thiên Sư Đạo, đồng thời hội nhập vào tư tưởng triết học Lão Tử thời kỳ trước nhà tần, Đạo giáo đã hình thành qua một quá trình dài, thu nạp nhiều trào lưu tư tưởng từ thời thượng cổ khác như vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch.

Bộ sách kinh điển của Đạo giáo làĐạo Đức Kinh《道德經》, nếu như Nho giáo coi trọng chữ Nhân, thì Đạo giáo coi trọng chữ Đức, cho rằng “Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức.

Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ”. Có thể thấy rằng nội dung hạt nhân của Đạo giáo thấm nhuần sâu sắc quy luật biện chứng giữa Âm và Dương (thuyết Âm Dương ngũ hành từ thời thượng cổ) . Chính từ đây mà Lão Tử đưa ra một triết lý sống đơn giản đó là tư tưởng và hành vi của con người nên tuân theo đặc điểm và quy luật của “Đạo”, thuận theo tự nhiên, dùng nhu để trị cương, bởi vì những vật bề ngoài có vẻ yếu mềm nhưng bản chất lại thường rất cứng rắn, đó chính làVô vi (無為). Trong đó cần lưu ý Vô vi không phải là cái thụ động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của

"Đạo"[93].

Đạo giáo thờ "Đạo" và tôn Lão Tử làm giáo chủ, đồng nhất là "Thái Thượng Lão Quân", coi ông là hóa thân của "Đạo" giảng sinh xuống cõi trần. Nếu mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của việc tu theo Đạo giáo là

“trường sinh bất tử”, là kéo dài tuổi thọ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Trung Hoa của Đạo giáo.

Ngay từ triều Hán, sau khi Phật giáo được hình thành tại Ấn Độ đã được

truyền bá vào Trung Hoa. Trong quá trình phát triển tại Trung Hoa, Phật giáo đã không ngừng được Trung Hoa hóa, và có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tư tưởng tôn giáo của người Trung Hoa - Tư tưởng Phật giáo.

Tùy – Đường là thời kỳ Phật giáo được Trung Hoa hóa phát triển nhất. Cùng với sự thống nhất của quốc gia, sự phát triển vượt bậc về văn hóa và kinh tế của nước nhà, Phật giáo đã đạt được mức phát triển chưa từng có từ xưa đến nay và trong quá trình hòa nhập với nền văn hóa truyền thống của Trung Hoa, đã kết nạp không ít tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Tư tưởng Phật giáo đươc hình thành phần nào đó đã lấp kín những thiếu sót trong tư tưởng truyền thống và làm phong phú thêm nền văn hóa Trung Hoa.

Với vai trò tư tưởng – tôn giáo chủ đạo trong gần hết thời kỳ, Phật giáo có ảnh hưởng tới mọi bình diện xã hội Trung Hoa. Lẽ dĩ nhiên quan niệm về chữ Hiếu có vai trò hạt nhân trong nền tảng đạo đức của người Trung Hoa cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng và tác động của các triết lý nhà Phật, dù rằng chữ Hiếu của người Trung Hoa là sản phẩm hoàn hảo của Nho giáo. Tác giả Han Huan Zhong (2009) trong bài viết “Cống hiến của Phật giáo đối với văn hóa chữ Hiếu của Trung Quốc”「佛教對 中國孝文化的貢獻」đã nhận định cống hiến của Phật giáo với chữ Hiếu trong xã hội Trung Quốc chủ yếu thể hiện trên ba phương diện đó là những kinh điển về chữ Hiếu, trong đó ông chỉ ra rằng rất nhiều kinh điển trong Phật giáo về chữ Hiếu là kết quả từ sự kết hợp giữa tông pháp Trung Hoa và giáo lý nhà Phật. Phương diện thứ hai đó là những ảnh hưởng trong quan niệm về chữ Hiếu. Trong đó những quan niệm như khuyến khích dân nhân tin vào Phật pháp; xuất gia hành đạo, phổ độ chúng sinh v.v. đều được coi là cái tận của chữ Hiếu. Phương diện thứ ba mà Phật giáo mang lại đó chính là trong cách thực hành chữ Hiếu, nhiều nghi thức của nhà Phật khi hành Hiếu đều là sự tham chiếu, bổ sung cho cách hành Hiếu của Nho giáo.

Chúng không hề xung đột mà là sự kế thừa, phát triển lẫn nhau. Ví dụ như tội bất hiếu trong Nho giáo bị coi là tội không thể dung thứ, còn trong Phật giáo cũng xếp

vào “Ngũ nghịch” v.v..[89].

Khi bàn về cac đặc điểm cơ bản của hệ tư tưởng Trung Hoa truyền thống, nhiều tác giả trong và ngoài Trung Hoa thảo luận khá sôi nổi, đặc biệt là từ thời của Tiền Mục, Trần Tự Kinh về sau. Trên đại thể, các tư tưởng xã hội truyền thống của Trung Hoa đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau[90]:

1) Luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên chỉ có vai trò mờ nhạt.

2) Chú trọng đến lĩnh vực chính trị - đạo đức của xã hội, coi việc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người.

3) Nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và xã hội, phản đối sự "thái quá" hay "bất cập".

4) Coi trọng tác dụng của cái "tâm", coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức.

Các đặc điểm cơ bản này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong các giá trị, phong tục – tập quán truyền thống, trong đó có giá trị chữ Hiếu trong hệ thống nhân sinh quan dân tộc. Tuy vậy, nếu đứng ở góc nhìn so sánh (đặc biệt so sánh với các nền văn hóa phương Đông khác), hệ tư tưởng văn hóa Trung Hoa truyền thống có thể sẽ chứa đựng thêm nhiều đặc điểm khác. Chúng tôi sẽ phân tích vấn đề này trong chương 4 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)