Những điểm dị biệt trong nhận thức và thực hành chữ Hiếu ở Việt Nam và Trung Hoa

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG 4: SO SÁNH QUAN NIỆM VỀ CHỮ HIẾU TRONG VĂN HÓA VIỆT

4.1. Điểm tương đồng trong truyền thống chữ Hiếu ở Việt Nam và Trung Hoa

4.2.1. Những điểm dị biệt trong nhận thức và thực hành chữ Hiếu ở Việt Nam và Trung Hoa

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, trong khi Trung Hoa có cơ cấu dân số đang ngày càng “già hóa” với tỷ lệ người già ngày càng tăng mạnh. Với kết cấu dân số như vậy, hai nước đều có những vấn đề về quản lý xã hội của riêng mình, nhưng nếu chỉ xét trong vấn đề giáo dục đạo đức chữ Hiếu trong gia đình và cộng đồng thì rõ ràng xã hội Trung Hoa đang chịu nhiều áp lực hơn hẳn bởi sự già hóa trong xu hướng phát triển của cơ cấu dân số. Đặc biệt là do chính sách một con kéo dài nhiều năm qua cộng thêm những áp lực về học tập, thi cử, về việc làm, về phụng dưỡng cha mẹ già... nên đã vô hình chung tạo ra nhiều hệ lụy xã hội mà nhà nước Trung Hoa đang phải nỗ lực thay đổi như tình trạng người con duy nhất trong gia đình thường xuyên phải học tập, làm việc xa nhà, xa quê hương v.v. không có điều kiện để ở bên cạnh chăm sóc và thực hành Hiếu đạo. Và một số hiện tượng đau lòng khác như do là con một trong gia đình nên được nuông chiều từ nhỏ, hoàn toàn không có khái niệm về đạo làm con. Thực trạng này có phần gia tăng trong những năm gần đây nên chính phủ Trung Quốc đã phải xây dựng và áp dụng một số chính sách khắc phục như cho phép sinh con thứ hai (ban hành ngày 26/10/2015, [60]), thậm chí phải ban hành thành luật bắt buộc con cái phải có hiếu với cha mẹ với những quy định như yêu cầu “các thành viên trong gia đình phải đến thăm bố mẹ già thường xuyên hơn nữa và nghiêm cấm bất kỳ hình thức bạo lực gia đình nào đối với người cao tuổi” hoặc yêu cầu “những người sử dụng lao động phải đảm bảo cho nhân viên có cha mẹ sống xa được 20 ngày nghỉ phép về thăm nhà..” [63]. Theo tác giả tìm hiểu thì ở Việt Nam hiện chưa có một quy định luật chính thức nào bắt buộc con cái phải có hiếu với cha mẹ, như vậy từ một ví dụ nhỏ về sự khác nhau trong cơ chế chính sách với việc chăm sóc người già cũng đủ cho chúng ta thấy được những sự khác nhau cơ bản nhất về giá trị chữ Hiếu của hai nước.

Sự khác nhau lớn nhất phải kể đến đầu tiên đó chính là sự khác nhau trong cấu trúc của hệ giá trị chữ Hiếu ở hai nước. Nói một cách đơn giản nhất thì chữ Hiếu ở Trung Hoa thể hiện tính quy củ, chuẩn mực theo chiều dọc (trục tung), đặc biệt coi

trọng tính tôn ti - trật tự, và đây cũng là công cụ để xây dựng và duy trì sự phát triển của đạo Hiếu. Lịch sử Trung Hoa đã từng tồn tại “chủ nghĩa tông tộc”, hay “chế độ tông pháp” trong đó dù là ở quy mô gia đình hay quy mô gia tộc, rộng hơn nữa là quy mô ngoài cộng đồng, các giai tầng xã hội (quy mô quốc gia)... thì đều phải được ổn định theo tính tôn ti - trật tự này của chữ Hiếu (mà xét một cách bản chất thì chính là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa Nho giáo như tác giả đã giới thiệu ở trên). Việc coi trọng tính tôn ti này về mặt tích cực đã giúp cho người Trung Hoa có khả năng tư duy hệ thống - phân tích tốt hơn, lấy cái lý mà không phải cái tình để làm kim chỉ nam trong ứng xử và hành động. Về mặt hạn chế, chính vì quá coi trọng tính tôn ti - trật tự mà đã gây ra những sự công trong xã hội, nhất là sự bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong gia đình, trong gia tộc v.v..

Còn chữ Hiếu ở Việt Nam, tuy cũng mang những đặc trưng văn hóa mang tính khu vực của vùng văn hóa Nho giáo, tức là cũng có tính tôn ti - trật tự, và trong hàng ngàn năm lịch sử (đặc biệt là thời kỳ chống Bắc thuộc) thì đặc tính này của chữ Hiếu cũng là công cụ để ổn định và duy trì trật tự xã hội Việt Nam. Nhưng nếu phân tích sâu xa hơn thì cấu trúc phát triển của hệ giá trị chữ Hiếu ở Việt Nam lại thiên về tính đa dạng và tính linh hoạt, từ đó dẫn đến sự khác nhau trong cách thức tư duy giữa người Việt Nam và người Trung Hoa trong đó người Việt trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày thường coi trọng cái “tình”, cái “nghĩa” hơn, trong quan niệm của người Việt Nam truyền thống và cả hiện đại vẫn còn phổ biến tư tưởng

“một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” [31], tư tưởng này chính là sản phẩm của truyền thống nông nghiệp lúa nước điển hình ở Việt Nam, thể hiện tính dân chủ.

Và chính sự dân chủ này đã làm “mềm” đi sự độc tài hà khắc của nhà nước Hán Nho [73]. Về mặt tích cực, điều này đã khiến cho người Việt Nam đặc biệt coi trọng tình cảm và tính hài hòa trong ứng xử với gia đình và cộng đồng, là một phẩm chất đẹp trong nhân cách của con người. Nhưng mặt hạn chế là khiến cho người Việt trong một số trường hợp lại mất đi tư duy hệ thống, khoa học do không đề cao cái

“lý”. Tóm lại, đạo Hiếu ở Việt Nam thể hiện sự tổng hợp đa chiều, trong đó có sự

tổng hợp của nội hàm sẵn có ở bản địa với khung lý luận Nho gia mang nguồn gốc Trung Hoa. Nói cách khác, đó là sự tổng hợp giữa tính dân gian tự phát với tính quan phương chính thống.

Theo tài liệu phỏng vấn về vấn đề viện dưỡng lão ở Việt Nam và Trung Hoa, ông N.V.H. (Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) cho biết rằng “nếu như ở phương Tây, mô hình con cái thực hành hiếu với cha mẹ khi về già phổ biến vẫn là gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão để cha mẹ có điều kiện được chăm sóc khi tuổi già tốt nhất. Còn ở Việt Nam cũng như Trung Quốc thì chưa có điều kiện để phát triển viện dưỡng lão do nó còn phụ thuộc vào tính chất phát triển của xã hội. Ở Việt Nam thì có hai lý do chính, thứ nhất là cha mẹ không thích, không vui vẻ nếu bị con cái gửi vào viện dưỡng lão (quan điểm phổ biến của người Việt vẫn là tam đại, tứ đại đồng đường hoặc con cái ra ở riêng nhưng vẫn sống gần cha mẹ chồng/cha mẹ vợ để tiện chăm sóc). Lý do thứ hai là đứa con đó sẽ bị mang tiếng, bị chê cười nên nhìn chung rất khó phát triển được các mô hình viện dưỡng lão ở Việt Nam”.

Như vậy, sự khác nhau trong cấu trúc phát triển của chữ Hiếu dẫn đến bên cạnh sự tương đồng thì cũng có sự khác nhau trong quan niệm về giá trị chữ Hiếu của người Việt và người Hán. Một ví dụ điển hình nhất chính là tinh thần “Trung - Hiếu” trong hệ tư tưởng của nhân dân hai nước. Mặc dù khởi phát cho tinh thần Trung - Hiếu kết hợp trong đó chữ Trung có phần chi phối chữ Hiếu này là từ Trung Hoa, nhưng rõ ràng sau khi du nhập vào Việt Nam, nó đã được người Việt Nam tiếp nhận và thay đổi để phù hợp hơn với quan điểm sống và phương thức tư duy của mình. Ở Trung Hoa, Trung và Hiếu tồn tại ở hai cấp độ khác nhau (quốc có quốc pháp, gia có gia quy) thì ở Việt Nam hai khái niệm này đã được hợp nhất thành

“Đại Hiếu” [xem chương 2]. Tư tưởng Trung quân trong Tam cương của Nho giáo được người Việt Nam tiếp thu trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có khiến cho nó đã bị biến đổi, “Trung quân” gắn liền với “Ái quốc” mà trong đó

“Ái quốc” có phần nổi trội hơn hết, điều này rất khác với quan điểm “Trung quân”

tuyệt đối của người Trung Hoa truyền thống trong đó hầu như không nhấn mạnh vào phần “Ái quốc” mà chỉ cần tuyệt đối phục tùng, tuân mệnh “Thiên tử” (Trung quân).

Bảng 1. So sánh tính chất của truyền thống chữ Hiếu trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam

Trung Hoa Việt Nam

Gắn với môi trường gia đình – dòng tộc;

Chịu sự chi phối của chữ Trung;

Mang tính tôn ti cao, tính quan phương.

Gắn với môi trường làng xã tập trung;

Gắn với truyền thống chữ Nghĩa;

Mang tính tôn ti vừa phải, thiên về tính bình dân.

Ngay cả giá trị về chữ Hiếu trong phạm vi gia đình, dòng tộc cũng vậy, trong văn hóa Trung Hoa có xu hướng thể hiện tôn ti tuyệt đối trong khi trong văn hóa Việt Nam thì quan niệm chữ Hiếu thể hiện có chừng mực, phần nào đó chịu sự chia sẻ của truyền thống chữ Nghĩa. Trong câu chuyệnDương gia tướng thời Tống, cha cùng bảy người con trai đi đánh quân Liêu đang dày xéo vùng Hoa Bắc, chẳng may bố tử trận, bảy người con trai vì chữ Hiếu phải đưa thi thể bố về gia đình bằng mọi giá, kết quả là sáu người anh em tiếp tục ngã xuống, chỉ duy nhất một người con còn sống sót để đưa bố về quê hương. Tương tự, một Lão Lai Tử Trung Hoa mỗi ngày cắn răng cho mẹ đánh, và chỉ khóc khi mẹ già yếu đánh không đau nữa. Một Hoa Mộc Lan “cải nam trang thay cha đi đánh giặc” và làm nên nghiệp lớn v.v.. Rõ ràng, tuy có sự tương đồng về vai trò của đạo làm con, nhưng chính vì đặc tính dân chủ, coi trọng tình cảm mà chữ Hiếu trong gia đình Việt cũng ít hà khắc hơn trong gia đình Trung Hoa rất nhiều.

Cả người Trung Hoa và Việt Nam đều coi trọng ý thức cộng đồng nhưng xuất phát điểm lại khác nhau. Người Việt coi trọng đời sống làng xã nông thôn khép kín với đặc trưng tính dân chủ nổi bật [41] còn người Trung Hoa thì coi trọng đời sống gia tộc, dòng họ, trong nhiều trường hợp còn có những quy định rất nghiêm khắc.

Người Trung Hoa rất coi trọng vấn đề “tôn ti” trong gia đình và dòng họ, tình hình

này ở Việt Nam đỡ hơn rất nhiều và theo tác giả nhận thấy thì chỉ còn tồn tại ở các vùng nông thôn, trong các gia đình, dòng họ sinh sống ở thành phố thì quan niệm về

“tôn ti” cũng giảm thiểu đáng kể. Những hiện tượng như phải có con trai nối dõi, hoặc nếu không sinh ra được con trai thì không được ngồi “mâm trên”... đã gần như không còn (tài liệu phỏng vấn tại Việt Nam, 2015, 2016).

khoảng năm năm về trước, cộng đồng mạng xã hội facebook tại Việt Nam đã hết sức nóng bỏng với Câu chuyện bà lão bán rau. Khi tra cụm từ khóa “Câu chuyện bà lão bán rau” trên google lập tức sẽ có 290.000 mục website hiện ra.

Chuyện kể về một bà cụ ngồi bán mấy mớ rau muống bên vệ đương nhưng rau xấu quá nên không người mua. Một chàng thanh niên thương tình ghé qua hỏi mua 5 mới rau với giá 10.000 đồng nhưng đề nghị gửi lại mớ rau chỗ bà cụ, “sau khi tan học về con sẽ ghé qua lấy!”. Kỳ thực chàng thanh niên chỉ muốn giúp bà cụ chứ không phải muốn mua rau nên đã ra tay giúp bà cụ một cách tế nhị. Thế là bà cụ đã ngồi chờ giữa trưa dưới cái nắng chói chang và cái mưa tầm tã mùa hè, bà trúng nắng rồi trúng mưa và qua đời vào tối hôm ấy [49]. Câu chuyện đã làm nhiều người trẻ rơi lệ và nhiều người khác thổn thức, nó làm dấy lên một quan niệm, một giá trị nhân văn cao cả, đó là lòng thương người, trong đó có cả quan niệm về chữ Hiếu với hàm nghĩa rộng: chữ Hiếu trong xã hội.

H.7. Hình ảnh bà cụ ngồi bán rau (báo Dân Việt).

Nguồn: danviet.vn.

Những so sánh cơ bản nhất về sự dị biệt trong giá trị chữ Hiếu của truyền

thống văn hóa hai nước Việt - Trung đã giúp những người đứng ở góc độ xã hội hiện đại hiểu rõ hơn bản chất về chữ Hiếu truyền thống của hai nước. Đồng thời cũng thấy rõ hơn được nguồn gốc và quá trình biến đổi các giá trị chữ Hiếu truyền thống để phù hợp hơn với tình hình hiện tại của đất nước mình, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa - đa phương hóa - đa dạng hóa hiện nay, việc thực hành Tiểu Hiếu hay Đại Hiếu của con cái với cha mẹ, mở rộng ra là của người dân trong một nước với tổ quốc của mình đã có nhiều thay đổi, nhiều quan niệm, tư tưởng cũ về nguyên tắc

“Hiếu đạo” đã đang dần mất đi và bị thay thế bởi nhiều nguyên nhân cả khách quan, đặt ra những thách thức cho chính phủ hai nước trong việc xây dựng và áp dụng các chính sách, biện pháp quản lý gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)