Nguồn gốc và tiến trình lịch sử

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM VÀ GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI TRUNG HOA

3.2. Nguồn gốc và tiến trình lịch sử

Là một dạng hình thái ý thức xã hội, chữ Hiếu đã sớm được các nhà khảo cổ Trung Hoa tìm thấy trên các văn tự Giáp cốt từ cách đây khoảng 4.000 năm. Nhìn từ góc độ lịch sử thì nhận thức về chữ Hiếu đã có từ thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, tức là thời kỳ quá độ từ xã hội mẫu hệ sang xã hội phụ hệ. Do mối quan hệ về huyết thống và chế độ tư hữu đã dần được xác lập, con cái có thể học được từ cha mẹ mình những kinh nghiệm và kỹ năng lao động trong nông nghiệp, sự biết ơn với công sinh thành dưỡng dục cộng với việc cha mẹ sẽ cho con cái kế thừa gia sản, vì vậy trong quan niệm của mỗi người làm con sẽ xuất hiện ý thức cần phải tôn kính và sùng bái đối với các bậc tiền bối (bề trên), đây chính là những manh nha đầu tiên cho tư tưởng và nhận thức về chữ Hiếu trong xã hội Trung Hoa cổ xưa [79].

Truyền thống Hiếu được thể chế hóa ngay từ thời tiên Tần. Ngay trong Kinh Thi - Tập thi ca đầu tiên của Trung Hoa đã có viết rằng: “Suất kiến chiêu khảo, dĩ hiếu dĩ hưởng” (率 見 昭 考 , 以 孝 以 享) , câu này đã cho thấy rõ được ý nghĩa nguyên thủy nhất của chữ Hiếu đó là con người trong quả trình lao động sản xuất và quá trình không ngừng đấu tranh với thế giới tự nhiên, để cầu mong một cuộc sống bình an, họ đã thực hiện những hoạt động, nghi lễ cúng tế để thờ cúng tổ tiên.

Thời kỳ Ân - Thương, Tây Chu là thời kỳ mở đầu và sáng tạo cho nền văn hóa Trung Hoa truyền thống, cũng là thời kỳ hình thành và xác lập hệ thống quan niệm, nhận thức về chữ Hiếu. Người Ân đã coi tổ tiên như những vị quỷ thần khiến

“người trần” khiếp sợ, việc họ cúng tế tổ tiên mang ý nghĩa thỉnh cầu trong tôn giáo nhiều hơn là ý nghĩa luân lý giáo huấn.

Sang thời Tây Chu, người Hoa Hạ vẫn tổ chức các hoạt động thờ cúng tổ tiên long trọng và kính cẩn, tuy nhiên đã có sự khác biệt với người thời Ân ở chỗ, các hoạt động cúng tế tổ tiên trong thời kỳ này đã vừa mang ý nghĩa chính trị và tôn giáo, trong thời kỳ này vì đã hình thành quan niệm huyết thống, thì cũng sinh ra quan niệm mới là phượng dưỡng cha mẹ, dù thờ cúng tổ tiên vẫn hạn chế với các hoạt đồng quý tộc, nhưng phượng dưỡng cha mẹ đã trở thành quan niệm mọi tầng

lớp gia định, đây là một dấu móc quan trọng là quan niệm chữ hiếu được thể hiện trong gia định.

Sang đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, người sáng lập Nho gia - Khổng tử đã làm phong phú và phát triển thêm những nội hàm văn hóa mới trong hệ luân lý tư tưởng của truyền thống chữ Hiếu, quan niệm hiếu của Khổng tử có thể coi là hai về mặt, thứ nhất là “lòng hiếu thảo” cụ thể thể hiện là “kính” cha mẹ, thứ hai là “ hiếu hành” tức là hiếu phải có hành đồng cụ thể, ví dù cha mẹ trên đời phải phường dưỡng cha mẹ tốt, sau cha mẹ qua đời phải nhớ nhung cha mẹ, cụ thể như thờ cúng cha mẹ [79].

Truyền thống chữ Hiếu Trung Hoa đạt đến thời kỳ thịnh hành với chủ trương

“Dĩ hiếu trị thiên hạ”(以孝治天下) thời kỳ sau Công nguyên. Thời Hán là thời kỳ mà nền tảng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa đế chế Trung Hoa được định hình một cách toàn diện, cũng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của truyền thống chữ Hiếu. Nhà Hán đã dùng chữ Hiếu làm hạt nhân trong trật tự thống trị xã hội, đồng thời cũng là nền tảng tinh thần chủ yếu trong việc trị quốc an dân. Cùng với việc xác lập địa vị độc tôn của hệ tư tưởng Nho gia (độc tôn Nho thuật), giá trị của chữ Hiếu trong việc bảo vệ, duy trì quyền uy của quân vương, ổn định trật tự, đẳng cấp xã hội ngày càng rõ rệt. Tư tưởng “hiếu trị” (孝治) theo quan điểm của Nho giáo thể hiện trên khắp các lĩnh vực, phương diện của cuộc sống, từ gia đình đến xã hội và dần được lý luận hóa và hệ thống hóa, đặc biệt là trong Hiếu Kinh,Lễ Kývà học thuyết Tam Cương. Thậm chí, Nho học thời này còn khoác cho chữ Hiếu những màu sắc “thần bí” với việc tuyệt đối hóa vai trò của người làm vua, làm cha.

Tây Hán là vương triều áp dụng “Hiếu trị” và đẩy mạnh việc thực hành Hiếu đạo. Một số ví dụ điển hình như ngoài Lưu Bang là Hoàng đế khai quốc Tây Hán và Lưu Tú là Hoàng đế khai quốc Đông Hán ra thì tất cả các Hoàng đế này đều lấy chữ

“Hiếu” làm “Thụy hiệu”5 cho mình như Hiếu Huệ Đế, Hiếu Văn Đế, Hiếu Võ Đế, Hiếu Chiêu Đế v.v.. Thời Tây Hán cũng đưaHiếu Kinh vào làm giáo trình bắt buộc phải học trong các trường học ở mọi cấp, không những thế còn sáng lập ra chế độ

“Cử hiếu liêm” (Hiếu cử)6, người được chọn làm quan “Hiếu liêm” phải là những người có tiếng về “hiếu đễ” trong thiên hạ, điều này đã trở thành một động lực mạnh mẽ cho quá trình xã hội hóa truyền thống Hiếu đạo.

Thời kỳ Tùy-Đường, chữ Hiếu cũng có một bước chuyển biến quan trọng đó là dần đi vào lĩnh vực pháp luật, dựa vào pháp luật để thực hành “Hiếu”, phạm vi áp rụng mở rộng ra toàn xã hội, đây cũng là biện pháp quan trọng của “Hiếu trị”. Thời kỳ năm đời Tùy-Đường là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến trong lịch sử Trung Hoa, vì vậy cùng với việc tăng cường các tông pháp chuyên chế phong kiến, các nhà thống trị xã hội cũng đẩy mạng việc phát triển văn hóa và kinh tế phong kiến, các biện pháp “Hiếu trị” bao gồm khen thưởng cho “Hiếu tử” và trừng phạt tội

“bất hiếu”. Ví dụ trong “Đường luật”《唐律》 thì coi tội “Bất trung” (不忠) và “Bất hiếu” (不孝) là hai tội nặng của “Thập ác” (十惡) và luôn có quy định gia tăng hình phạt.

Từ thời Đường - Tống, các nhà thống trị càng chú trọng nhấn mạnh “trung thần” (臣忠) và “hiếu tử” (子孝) mà ít đề cập đến “minh quân” (君明) và “phụ từ”

(父慈) đồng thời đề ra nguyên tắc tuyệt đối hóa mà các học giả gọi là “ngu Trung ngu Hiếu” đó là “Vua xử thần chết, thần không chết là bất trung - Cha bảo con chết, tử không chết là bất hiếu” (君叫臣死, 臣不敢不死;父要子亡,子不敢不亡) [43].

Chữ Hiếubước vào giai đoạn “Ngu Hiếu” (愚孝) vào trung và cuối kỳ phong kiến (Tống, Nguyên, Minh, Thanh, 960-1911). Thời kỳ này, quan niệm về chữ Hiếu được đẩy lên đến mức cực đoan. Trong đó yêu cầu người làm con trong gia đình

5 Danh hiệu gọi vua quan sau khi mất, được tặng căn cứ vào sự tích khi còn sống (xemTừ điển Hán - Việt 2001).

6 Xem thêm phần 2.3. Chế độ hiếu cử trong hệ thống quan viên truyền thống.

phải phục tùng cha mẹ một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Trong xã hội Trung Hoa lúc này phổ biến tư tưởng “Cha mẹ hữu bất từ, nhi tử bất khả bất hiếu” (父母有不 慈 兒 子 不 可 不 孝), đạo Hiếu trở thành công cụ để tăng cường sức mạnh độc tài quân chủ và chế độ chuyên chế phụ quyền. Các nhà nghiên cứu đã gọi thời kỳ này là thời kỳ “ngu Hiếu”, chữ Hiếu phát triển một cách cực đoan và khác hẳn với những giá trị tốt đẹp so với các thời kỳ trước đó [43].

Đến thời kỳ cận và hiện đại, chữ Hiếutrải qua các quá trình suy thoái và thích nghi với xã hội mới. Xã hội cận đại, đặc biệt là đến giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, cùng với quá trình hiện đại hóa Trung Hoa ngày càng được thúc đẩy thì văn hóa phương Tây được du nhập ngày càng sâu sắc. Tư tưởng dân chủ, tự do bắt đầu xuất hiện, tính tự giác và nhận thức chủ thể của nhân dân ngày càng tăng và bắt đầu đúng từ góc độ xã hội hiện đại để phân xét tính chuyên chế, tuyệt đối của chữ Hiếu truyền thống.

Đến thời kỳ Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919), Cách mạng Văn hóa (1966-1976) cho đến nay, đạo Hiếu truyền thống vốn mang nặng tính quân chủ chuyên chế, độc tài trong xã hội cũ đã phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Nhận thức về thời đại và xã hội của con người ngày càng tăng, nhiều người đã mạnh dạn bước ra khỏi sự bó buộc của chữ Hiếu truyền thống để có thể bắt kịp với bánh xe lịch sử.

Từ quá trình phát triển và biến động không ngừng của xã hội, chúng ta có thể thấy được rằng, chữ Hiếu truyền thống đã góp phần thúc đẩy sự hài hòa các mối quan hệ xã hội, đây là vai trò không thể thay thế được của chữ Hiếu. Những câu chuyện về hiếu kính cha mẹ, “trung quân ái quốc” ngày hôm nay vẫn được dân gian truyền tụng, là nền tảng trong giáo dục đạo đức của dân tộc Trung Hoa. Theo chiều biến thiên của lịch sử các triều đại, truyền thống hiếu đạo từ phạm vi luân lý gia đình đã mở rộng thành luân lý xã hội, chính trị, trong đó “hiếu” và “trung” trở thành cốt lõi trong hệ tư tưởng đạo đức xã hội. Có thể nói, “dĩ hiếu trị thiên hạ” đã trở thành “cương lĩnh trị quốc” xuyên suốt 2000 năm lịch sử đế chế xã hội Trung Hoa

[75] .

Sau cải cách mở cửa, cùng với giao lưu kinh tế, tư tưởng phương Tây một lần nữa thâm nhập vào xã hội Trung Quốc, cùng với “chính sách một con” của chính phủ đã “đả kích” mạnh mẽ truyền thống chữ Hiếu. Một mặt, sau khi trải qua thử thách của phong trào Phong trào Ngũ Tứ và Cách mạng Văn hóa, quan niệm chữ Hiếu đã chuyển đổi từ bình diện chính trị trở về môi trường gia đình. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên trình bày các tác phẩm tiểu thuyết, phim ảnh ca tụng “trung quân ái quốc”, “hiếu kính thuận thảo” song ý nghĩa thực tế của chữ Hiếu đối với gia đình phổ thông chỉ đơn thuần là trách nhiệm phụng dưỡng người già. Mặt khác vì chịu ảnh hưởng của chính sách một con, mô hình gia đình lớn (gia tộc truyền thống) đã bị vụn vỡ thành từng đơn vị gia đình hạt nhân (cha mẹ và con), nền tảng đạo lý “gia pháp”, “gia quy” hầu như tan biến mất.

Cùng với chính sách một con là tỷ lệ tăng dần quy mô dân số già và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Xã hội Trung Quốc ngày nay đang tiến vào thời kỳ

“xã hội người già” do tỷ lệ người già chiếm hơn 10% tổng dân số xã hội. Đề tài

“dưỡng lão để thể hiện chữ Hiếu” bước đầu đã thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Tác giả đi khảo sát thực địa nhiều viện dưỡng lão của thành phố Mỹ Sơn và Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), tận mắt nhận thấy quan niệm chữ Hiếu hiện nay có nhiều thay đổi. Tại viện dưỡng lão xã hội thành phố Mỹ Sơn, cô Lý Lệ cho rằng:

“hiện nay tổng có 226 người già sống tại viện dưỡng lão xã hội thành phố My Sơn, họ là những người “bắt buộc” phải sống tại viện dưỡng lão do chịu ảnh hưởng của chính sách một con. Con cái họ đều phải đi làm việc ở các thành phố khác không thể phụng dưỡng cha mẹ. Những gia đình có điều kiện thì đưa cha mẹ vào đây”.

Trên thực tế, tại một số địa phương có mức độ hiện đại hóa thấp (như ở tỉnh Tứ Xuyên), nhiều gia đình tuy có điều kiện nhưng người già vẫn không muốn đi viện dưỡng lão vì lý do dự luận xã hội, như thế con cháu họ sẽ bị đánh giá là “bất hiếu”, và vì thế người già phải tự chăm sóc nhau hoặc phải sống trong sự cô độc. Trong khi đó, ở một số thành phố lớn hơn, việc gửi bố mẹ già vào viện dưỡng lão dần dà

đã được xã hội chấp nhận. Song dù là để người già sống trong cô độc hay gửi vào viện dưỡng lão thì rõ ràng thực hành chữ Hiếu đã thay đổi do sự lựa chọn duy lý của cuộc sống (công ăn, việc làm, sức thu hút của đại đô thị v.v.).

H.4. Viện dưỡng lão TP Mỹ Sơn, đường Bành Tạ, Phường Bành Sơn, TP Mỹ Sơn.

Ảnh Yang Zhi Bin. Ngày 21 tháng 02 năm 2016

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)