CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM VÀ GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI TRUNG HOA
3.1. Nhận thức về chữ Hiếu
Như đã bàn ở phần khái niệm, chữ Hiếu (孝) là giá trị để chỉ mối quan hệ cha mẹ ở trên, con cái ở dưới; suy rộng ra là chỉ đạo nghĩa làm con trong gia đình với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Sách Thuyết văn giải tự 《說文解字》- tác phẩm văn học sớm nhất của Trung Hoa, định nghĩa chữ “Hiếu” là “người có Hiếu là người làm điều thiện nghĩa với cha mẹ” (Hiếu, thiện sự phụ mẫu giả 孝,善事父母者). Trong Kinh Thi《詩經》thì định nghĩa: “Hiếu tôn hữu khánh 孝孫有慶” nghĩa là có hiếu thì có phúc đến v.v.. Tương tự, cuốnHiếu kinh《孝經》, cuốn sách luân lý nổi tiếng của Nho gia, xuất hiện từ cuối thời kỳ cổ đại (trước khi nhà Hạ, Thương, Chu ra đời) hoặc đầu thời kỳ Đế chế (khoảng 221 tr.CN) và được phổ biến rộng rãi trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa đã nói về cha mẹ như những bậc thánh thần. Mở đầu của Hiếu kinh là cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và người học trò Tăng Tử: “Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, đó là kết cục của hiếu” (Thân thể phát phu, thọ chi phu mẫu, bất cảm tổn thương, hiếu chi thủy. Lập thân hành đạo, dương danh ư
hậu thế, hiếu chi chung) (身体发肤,受之父母,不敢毁伤,孝之始也。立身行道,
扬名后世,以显父母,孝之终也). Trong chương 9 có đoạn viết: “Nghiêm phu mạc đại ư phối thiên” (嚴父莫大於配天), đại ý là “Tôn kính cha mình không có cách nào cao hơn là tôn người lên làm trung gian của Trời.” Toàn bộ nội dung Hiếu kinh cho thấy các tác giả Trung Hoa cổ đại đã viết về đạo làm con của người xưa như những tục lệ tín ngưỡng lâu đời nhất mà chúng ta biết được, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vô cùng quan trọng trong hệ thống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của
người phương Đông. Trong đó các tác giả dân gian đã đưa ra những tư tưởng, quan niệm thần bí về vai trò của người cha được coi nếu không phải là Trời thì cũng là đại diện của Trời, nhấn mạnh việc phụng dưỡng cha mẹ là việc “Kinh thiên địa nghĩa”[89].
Không chỉ trong những thư tịch cổ xưa như trên mà ngay cả trong nhiều cuốn tự điển khác ngày nay như sáchTự điển Hán ngữ hiện đại 《現代漢語詞典》cũng có những giải thích tương tự về chữ Hiếu. Trong đó khái niệm sơ khai nhất của giá trị chữ Hiếu đó là “hết lòng phụng dưỡng cha mẹ thì là Hiếu”.
Phật giáo cũng sớm du nhập vào xã hội Trung Hoa và là một trong những tôn giáo coi trọng và đề cao giá trị của chữ Hiếu nhất. Đồng quan điểm với Nho giáo, đạo Phật, qua kinhNhẫn nhục đã dạy rằng: “Điều tối thiện là chí hiếu, điều tối ác là bất hiếu”. Bởi vậy không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là Phật tử chân chính được. Báo hiếu trả thành bản chất, trở thành truyền thống tốt đẹp của người con Phật. Quan niệm về “Hiếu đạo” và “Đạo Hiếu” (tức các phương thức báo hiếu) của Phật giáo đã được thể hiện rõ qua hai cuốn kinh phổ biến và nằm lòng của Phật tử, đó làKinh Vu LanvàKinh Báo Ân Cha Mẹ.
Tuy nhiên, chữ Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng lại ở chỗ nhận thức được công ơn của cha mẹ là bao la nên người con phải đền đáp ân sâu nghĩa nặng đó theo các nguyên tắc nhân bản của xã hội mà hơn thế nữa một người con hiếu phải còn là một con người lương thiện, có tri thức làm trợ duyên (cầu nối) cho cha mẹ trong việc tu tập hướng đến sự giác ngộ và giải thoát. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa nhận thức về chữ Hiếu trong Phật giáo và Nho giáo trong xã hội Trung Hoa truyền thống[83].
Còn khi nói đến nhận thức về chữ Hiếu trong Đạo giáo, học giả Trung Hoa đã khẳng định được rằng những luân lý đạo đức Nho gia về tư tưởng “Trung - Hiếu”
nói riêng và về chữ Hiếu nói chung cũng đã sớm thâm nhập vào hệ thống các học thuyết của Đạo giáo. Chữ Hiếu trong Đạo giáo cũng mang những nội hàm cơ bản như “thiện sự phụ mẫu”, Hiếu với cha mẹ, trung với tổ quốc v.v.. Tuy những nghiên
cứu về vấn đề chữ Hiếu với Đạo giáo chưa phong phú, nhưng chỉ qua một bức hoành phi chữ vàng lớn khắc đề “Trung Hiếu Thần Tiên” (忠 孝 神 仙) đặt trước Động Thiên Sư trên núi Thanh Thành, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa - nơi được coi là vùng đất khởi nguồn của Đạo giáo, thì cũng đủ để chứng minh cho kết luận này [92].
Ngày nay, tuy không dễ dàng để có thể giải thích được đầy đủ những quan niệm của người Trung Hoa xưa về chữ Hiếu bởi những kết quả khảo cổ học hoặc những tư liệu tìm thấy được không cho phép chúng ta dựng lại chi tiết cuộc sống hàng ngày của một gia đình Trung Hoa cách đây 3000, thậm chí 4000 năm. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm khá “hệ thống” và bài bản về chữ Hiếu của các trường phái triết học cổ đại như Nho giáo, Phật giáo v.v. như đã giới thiệu ở trên thì bản thân những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian cũng giúp chúng ta hình dung được nhận thức về chữ Hiếu của người Trung Hoa cổ đại. Không phải ngẫu nhiên mà truyện đầu tiên trongTả truyện《左傳》là chuyện về lòng hiếu thảo.
Câu chuyện kể lại hành vi của Trịnh Trang Công vẫn giữ tròn chữ hiếu với người mẹ đáng lý ra phải bị trừng phạt vì đã đối xử rất tàn tệ đối với ông [91].
Giáo sư Yang Chao Ming, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khổng Tử ở Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc nhận định về chữ Hiếu của người Trung Hoa hiện nay như sau: “chữ Hiếu là một khái niệm phức tạp, không đơn thuận là khái niệm văn hóa, còn là lễ phép, nhưng nếu chỉ đánh giá từ góc độ văn hóa truyền thống Nho gia, rõ rằng thấy được chữ Hiếu có nội hàm tinh thần nhân đạo, vì tư tưởng Nho gia hình thành vào thời loạn, cho nên Khổng Tử phát triển học thuyết Nho gia từchăm sóc nhân đạo, quy phạm trật xã hội, để thực hiện điều hành quan hệ con người, thúc đẩy hài hòa xã hội. Chữ Hiếu truyền thống trong phạm trùm lý thuyết là tích cực, đó đã trở thành ý thức hình thái ổn định xã hội của nhà thống trị phong kiến.
Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, cũng vì nguyên nhân coi trọng học thuyết Nho gia, nhà thống trị có xu hướng đi tới con đường cực đoan, mang tính tiêu cực trong xã
hội, như quá chú trọng trật tự để xã hội mất bình đẳng, quá chú trọng lễ pháp để cả xã hội bước vào bảo thủ mất linh hoạt, quá tuyên truyền “hiếu hành” để xã hội chỉ chú trọng “nói” mà ít coi trọng hành vi, nhưng trở về học thuyết chữ Hiếu của Nho gia, có thể nói các tác giả thảo luận và nghiên cứu tương đối nghiêm cẩn và có tính hợp lý, chỉ thực hành trong xã hội có xảy ra độ lệch.”
Những ví dụ đầu tiên đó về vai trò quan trọng của chữ Hiếu đã được các triết gia thời Hoàng kim xác nhận mạnh mẽ. Tất cả các trường phái triết học, kể cả đạo Lão đả phá sự sùng tín lẫn phái Pháp gia bài truyền thống, đều coi lòng hiếu thảo là một tình cảm tự nhiên và tất yếu của con người. Thực vậy, gắn chữ Hiếu với chữ Trung, phái Pháp gia đã đem lại cho nó một vị trí quan trọng mà nó chưa từng có và rồi được duy trì mãi cho đến ngày nay trong công việc chấp chính của nhà nước.
Với các khái niệm về chữ Hiếu và giá trị của chữ Hiếu như trên, chúng ta có thể thấy được rằng, Hiếu trong nhận thức của người Trung Hoa xưa, không chỉ là một quy tắc ứng xử, một chuẩn mực thông thường mà đã trở thành một loại hình văn hóa ứng xử đặc trưng trong xã hội. Chính vì vậy mà trong tiếng Hán, khi nói về đạo làm con, người ta thường phổ biến dùng các từ “Hiếu đạo” (孝道) hoặc “văn hóa chữ Hiếu” (孝文化/Hiếu văn hóa). “Văn hóa chữ Hiếu” trong văn hóa Trung Hoa có thể tạm được hiểu là một hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của bậc con cháu trong gia đình với bề trên (ông bà, cha mẹ, tổ tiên). Nếu chia ra văn hóa thành hai loại cơ bản nhất là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thì rõ ràng, văn hóa chữ Hiếu thuộc phạm trù văn hóa tinh thần. Giá trị và ảnh hưởng của “văn hóa chữ Hiếu” là vô cùng rộng lớn và có thể được coi là nền tảng cơ bản cho những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, là thước đo cho một hiện tượng, hành vi được coi là “có văn hóa” hay “không có văn hóa”... “Văn hóa chữ Hiếu” truyền tống Trung Hoa đã được “thai nghén”, ra đời và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử đầy biến động của dân tộc Hoa Hạ [83].