Vai trò của truyền thống chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 51 - 73)

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VÀ GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM

2.3. Vai trò của truyền thống chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam

Thứ nhất, đó là sự phân lập và song hành giữa Tiểu Hiếu và Đại Hiếu. Sau quá trình lý luận hóa và thể chế hóa quan niệm chữ Hiếu là quá trình “tái cấu trúc”

để phù hợp với tâm lý văn hóa Việt Nam; kể từ đó truyền thống chữ hiếu khoác lên mình tính dân tộc (bản sắc văn hóa Việt Nam). Một trong các thể hiện đặc sắc nhất của tính dân tộc ấy chính là sự phân lập và song hành giữa Đại Hiếu và Tiểu Hiếu trong văn hóa Việt Nam.

Tiểu Hiếu và Đại Hiếu là các phạm trù về chữ Hiếu bắt nguồn từ Phật giáo rồi dần dần được lan rộng ra toàn xã hội và được mọi giai cấp xã hội Việt Nam tiếp nhận, cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích của mình4.

Tiểu Hiếu là chỉ sự hiếu đạo trong phạm vi gia đình, tức là chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột của mình, chứ không nhấn mạnh cần phải Hiếu thảo với tất cả mọi người. Người con Hiếu thảo là nuôi dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già hết mực chu đáo. Con cái tùy điều kiện, hoàn cảnh mà quan tâm chăm sóc tới bố mẹ già, điều cốt lõi không phải là sơn hào hải vị mà là ở lòng thành kính, phải làm cha mẹ vui lòng.

Tiểu Hiếu xét hình thức tưởng là dễ thực hiện nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng không phải là điều dễ dàng bởi phải bỏ nhiều tâm sức và sự chân thành mới có thể làm được.

Còn “Đại Hiếu”, nhà Phật còn gọi là “Hiếu quảng đại”, tức là chỉ sự hiếu thảo với tất cả mọi người trong xã hội, xem tất cả các bậc cha mẹ trên đời như là cha mẹ của mình, quan tâm, chăm sóc nếu có điều kiện và khả năng. Đại Hiếu là mang lại niềm vui, niềm tự hào, vinh danh cho cha mẹ. Làm cho cha mẹ luôn đẹp lòng, vinh

4 Đạo Phật chia chữ Hiếu gồm 4 loại và Tiểu Hiếu; Đại Hiếu; Cận Hiếu và Viễn Hiếu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn, tác giả chỉ sẽ tập trung viết về Tiểu Hiếu và Đại Hiếu, còn Cận Hiếu và Viễn Hiếu xin được đề cập ở những nghiên cứu sau này.

hiển với xóm làng, xã hội là cách thể hiện lòng Hiếu thảo thiết thực nhất và có giá trị nhất. Đây là biểu hiện cao nhất của đạo Hiếu, là nội dung bao quát nhất của lòng Hiếu thảo, sự thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ từ lúc còn thơ trẻ đến khi về già [42].

Kể từ khi tư tưởng về Tiểu Hiếu và Đại Hiếu xuất hiện trong xã hội Việt Nam, được người Việt Nam tiếp nhận, không chỉ có các Phật tử hay người dân thường mới thực hành đạo Hiếu theo quan niệm Tiểu Hiếu hoặc Đại Hiếu như vậy mà rất nhiều nhà cầm quyền, nhà lãnh đạo đất nước đã áp dụng tư tưởng “Đại Hiếu” của Phật giáo vào trong hệ thống trị nước của mình, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là với nền văn hóa của dân tộc. Tác giả Phan Ngọc cho rằng lý thuyết Đại Hiếu “xuất phát từ tâm thức dân tộc”, chẳng hạn như trường hợp Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi mà luận văn đã đề cập ở phần trên [22].

Thứ hai, đó là tác động của quan niệm chữ Hiếu đối với lịch sử văn hóa Việt Nam.Là một trong những quốc gia phương Đông điển hình và lâu đời nhất ở Châu Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng mang tính bị động (do chiến tranh, do chính sách của giai cấp thống trị, v.v.) lẫn chủ động (do giao lưu buôn bán, giao lưu văn hóa, kết hôn xuyên quốc gia...) của văn hóa ngoại lai; thêm vào đó, do đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp trồng lúa nước là coi trọng tình cảm, đặc biệt là tình cảm gia đình nên tác động và ảnh hưởng to lớn của chữ Hiếu đối với lịch sử văn hóa Việt Nam là điều không phải tranh luận và không thể phủ nhận.

Lịch sử Việt Nam từ buổi ban đầu hay đến xã hội hiện đại ngày nay đã trải qua nhiều biến động và thăng trầm. Nhưng một điều rõ ràng rằng bất cứ một triều đại nào, một nhà lãnh đạo, nhà quản lý đất nước nào coi trọng chữ Hiếu và áp dụng

“Hiếu trị” thay vì dùng bạo lực hay pháp trị hà khắc thì triều đại đó đều hưng thịnh và được người đời ca ngợi. Lý - Trần là hai triều đại quán triệt nhất tinh thần cốt lõi của hệ giá trị chữ Hiếu, bất luận là chữ Hiếu của Nho giáo hay của Phật giáo. Và cũng vì thế mà mọi lĩnh vực trong đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa thời Lý - Trần đều được phát triển, đời sống nhân dân phong phú cả về mặt vật chất lẫn

tinh thần. Nhiều thành tựu, công trình ở hai thời kỳ này được lưu truyền cho hậu thế, nhiều vị vua nhà Lý - nhà Trần thấm nhuần tư tưởng Hiếu đạo của ông cha đã trở thành những vị vua vừa có đức vừa có tài như Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, rồi hàng loạt các bậc sĩ Nho, cũng là các bậc trung thần nổi tiếng bởi tư tưởng

“trung quân ái quốc” như Tô Hiến Thành, Trương Hán Siêu, Chu Văn An... được nhân dân muôn đời tôn thờ và kính trọng. Và nhà Lý (1009-1225), nhà Trần (1226-1400) cũng là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay [69].

Tiếp nối tư tưởng của cha ông, lịch sử văn hóa Việt Nam lại có những thay đổi lớn phù hợp hơn với tình hình đất nước và nhu cầu của thời đại trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong những năm tháng hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước. Với hệ tư tưởng - đạo đức “Trung với nước, Hiếu với dân”, phải “Lấy dân làm gốc” kết hợp “dân chủ” một cách rộng rãi trong xã hội, con người trong cuộc cách mạng chống phương Tây và con người Việt Nam trong xã hội hiện đại ngày nay đã có những thay đổi rõ rệt. Việc Hồ Chí Minh tích cực phát huy mặt tốt đẹp của tư tưởng đạo Hiếu truyền thống trong xã hội phong kiến, không đặt mình ở vị trí cao hơn người dân, ở ngoài dân, không chỉ xem dân là gốc, là quý, là sức mạnh, mà đặt mình trong dân, là đầy tớ của dân là một bước chuyển hóa quan niệm đạo đức cũ thành quan niệm đạo đức mới, khiến cho toàn bộ diện mạo lịch sử văn hóa Việt Nam thay đổi. Như tác giả [30] đã nhận xét rằng: “Dĩ nhiên, chữ Hiếu có nguy cơ tạo nên một nhân dân thụ động, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt khi chữ Hiếu như ở Việt Nam gắn liền với quyền lợi đất nước, mà ta gọi là “Đại Hiếu”, với tâm lý dám phá công lệ, trong hoàn cảnh một thế giới đang đổi mới từng ngày thì thực tế không gây trở ngại”.

Để hiểu thêm quan niệm chữ hiếu thay đổi của người Việt xưa và nay, chúng tôi tiến hành phỏng vấn gia đình truyền thống, chị L.T.D cho rằng: với thời đại phát triển, trong mỗi thời đại định nghĩa chữ “Hiếu” là khác nhau, tuy nhiên bản chất chữ Hiếu chưa có thay đổi, nhưng trên bình diện ứng xử quan hệ gia định cùng thời đại

phát triển thực tế hơn.

“chị D. cũng thấy có một chút khác về chữ hiếu của xã hội cổ xưa so với ngày nay. Thời cổ xưa thì con cái lúc nào cũng nhất thiết là lúc nào cũng nghe lời ba mẹ, ba mẹ đặt đâu là ngồi đó. Ví dụ ba mẹ muốn mình quen với ai, muốn mình lấy ai thì mình phải lấy người đó mặc dù mình không có tìm hiểu yêu đương. Còn bây giờ vấn đề đó cũng dễ hơn một chút. Ví dụ như ba mẹ muốn mình quen một ai đó nhưng mình không thích thì mình có thể nói rõ cho ba mẹ hiểu là mình không thích, như vậy có thể ba mẹ sẽ không ép buộc mình nữa. Ngoài ra về những vấn đề khác thì cũng giống nhau thôi, phải vâng lời và tôn trọng bố mẹ không được hỗn láo”.

[Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 3]

Theo nhận thức của H.Q.T, phương hướng chữ Hiếu từ thời xưa đến hiện đại vẫn có nhiều điểm tương đồng đặc biệt về quan niệm trách nhiệm gia định, đạo đức xã hội.

“quan niệm xưa và nay có nhiều điểm chung, đều đề cao trách nhiệm, đạo đức và bổn phận đối với những đấng sinh thành, tuy nhiên chữ Hiếu trong xã hội Việt Nam cổ xưa mang tính khắt khe hơn, “là nết đầu trong trăm nết”. [Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 6]

Tác giả cũng đã phỏng vấn nhiều gia đình và cá nhân đều nhất trí quan điểm là quan niệm chữ hiếu cũng hơi khác với xã hội hiện nay vì xã hội phát triển, môi trường sống thay đổi, nhưng nội hàm của chữ Hiếu vẫn giữ lại như: báo ơn bậc cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc người già, nghe lợi cha mẹ, chỉ vì môi trường xã hội thay đổi hình thức hành Hiếu đã thay đổi.

2.3.2. Vai trò trong xã hội

Thứ nhất chúng ta hãy khảo sát quan niệm chữ Hiếu trong phạm vi gia đình – dòng tộc. Do hình thành và tồn tại trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước nên mô hình gia đình truyền thống từ ngàn xưa vẫn được bảo lưu và còn tồn tại khá

phổ biến ở Việt Nam. Sự truyền thống ở đây nghĩa là chỉ mô hình một gia đình nhỏ, các thành viên cùng sinh sống và gắn bó mật thiết với nhau trên cơ sở quan hệ huyết thống. Ở các thành phố hiện nay đã có nhiều gia đình chỉ có một thế hệ sinh sống, con cái và cha mẹ tách ra ở riêng, nhưng ở nông thôn và cũng là tình hình chung thì một gia đình Việt Nam thường có 2, 3 thậm chí là 4 thế hệ cùng chung sống (tam, tứ, đại đồng đường). Không chỉ vậy, những gia đình trong cùng một dòng họ (gia tộc) cũng vẫn giữ nếp sống cộng cư, cùng sinh hoạt và lao động trên một vùng đất, có sự gắn kết chặt chẽ về tình cảm, quan niệm, phương thức tư duy và tập quán... Và tất nhiên chữ Hiếu hay truyền thống Hiếu đạo là cái cốt lõi trong hệ thống các nền tảng đạo đức để duy trì tôn ti, trật tự của những người cùng huyết thống trong gia đình và dòng họ.

Hiếu là cội nguồn của đạo lý, là cơ sở vững chắc của gia đình. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, chữ Hiếu được coi trọng và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Chữ Hiếu không chỉ là thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà cao hơn cả, nó là kim chỉ nam để chỉ bảo con người cư xử, hành động có văn minh, văn hóa.

Trong cuộc phỏng vấn gia đình chị L.T.D., tác giả hiểu thêm quan niệm chữ Hiếu của gia đình người Việt hiện nay. Theo chị D., trong xã hội hiện nay của gia đinh người Việt, khi ứng xứ quan hệ gia định ba mẹ, trong lòng phải có lòng hiếu thảo, cụ thể là hành động không nên thô lỗ, hỗn lão ba mẹ.

“quan niệm chữ hiếu trong xã hội Việt Nam là khi nhỏ ba mẹ nói thì mình dạ thưa, lúc lớn khi ba mẹ la mắng mình vì vấn đề gì đó cho dù mình cảm thấy vấn đề đó là không đúng thì cũng không được hỗn láo lại với ba mẹ, không cãi lời ba mẹ.

Sau khi ba mẹ nguôi giận thì mình có thể nói cho ba mẹ hiểu là ba mẹ la như vậy là không đúng. Tuyệt đối không nên có những hành động thô lỗ, hỗn láo để người khác nói mình là người không được dạy dỗ”.

“chữ Hiếu có một chút khác nhau trong xã hội cổ xưa so với ngày nay. Cụ thể là quan hệ bố mẹ và con cái. Theo cổ xưa thì con cái lúc nào cũng nhất thiết là lúc

nào cũng nghe lời ba mẹ, ba mẹ đặt đâu là ngồi đó, ví dụ ba mẹ muốn mình quen với ai, muốn mình lấy ai thì mình phải lấy người đó mặc dù mình không có tìm hiểu yêu đương. Còn bây giờ vấn đề đó cũng dễ hơn một chút, ví dụ như ba mẹ muốn mình quen một ai đó nhưng mình không thích thì mình có thể nói rõ cho ba mẹ hiểu là mình không thích, như vậy có thể ba mẹ sẽ không ép buộc mình nữa. Ngoài ra về những vấn đề khác thì cũng giống nhau thôi, phải vâng lời và tôn trọng bố mẹ không được hỗn láo”. [Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 3]

Khi thảo luận chữ Hiếu trong xã hội hiện đại, đặc biệt là về mô hình viện dưỡng lão của xã hội Việt Nam, chị D. Cho rằng: hiện nay, ở Việt Nam chăm sóc người gia vẫn chỗ dựa gia định, vì xã hội dự luận áp lực viện dưỡng lão phát triền không phổ biến, nhưng trong một số gia định ít con, hoặc con không có thời gian chăm sóc ba mẹ, để ba mẹ đi có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với chăm sóc tự mình, với tình trạng này mới để ba mẹ đi viện dưỡng lão, còn trong tâm lý của người già thích hơn sống trong gia địn với hậu bối.

“ở Việt Nam viện dưỡng lão thì chưa có phổ biến, nếu ai có suy nghĩ đó sẽ bị người ta nói là bất hiếu, không chăm sóc bố mẹ. Ngày nay thì vấn đề đó cũng nhẹ nhàng hơn vì người ta cũng hiểu được một chút là vì sao phải vào viện dưỡng lão, nhưng mà vấn đề này vẫn chưa có phổ biến. Vẫn có một số người cho là không được đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão, phải chăm sóc bố mẹ đó mới là báo hiếu, cho nên cũng có rất ít người vào viện dưỡng lão. Nếu ít con mà còn ở nhà chăm sóc bố mẹ, không có thời gian đi làm, không có tiền nên bố mẹ cũng đồng ý vào viện dưỡng lão để giảm bớt gánh nặng chi con cái. Nếu trường hợp ba mẹ không muốn nhưng con cái lại muốn đưa ba mẹ đi vào viện dưỡng lão thì điều đó rất là khó nên phảo suy nghĩ thật kĩ. Ở thành phố Hồ Chí Minh có Viện dưỡng lão ở Thị Nghè, cũng có một số người tự nguyện vào, có nhiều người không có con cái hoặc là con cái đi làm ăn xa, không còn ai nương tựa thì chủ động xin vào viện dưỡng lão.”[Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 3]

Khi tiến hành điền dã tại Tỉnh Tiền Giang phỏng vấn bác D. (78 tuổi), bác cho biết: trừ ra phải có lòng hiếu thảo, hành động hiếu thảo cụ thể là phải chăm sóc cha mẹ ăn ở chu đáo.

“Hiếu thảo là tôn trọng cả cha lẫn mẹ, ông bà cô bác, anh em”. “Hiếu thảo là cha mẹ nói là con nghe lời, sáng tối lo cơm nước cho ba mẹ, nhớ đến ngày giỗ của ông bà, còn không hiếu thảo là không chăm sóc, mua món ngon cho cha mẹ”. Khi được tục phỏng vấn cô L. cũng cho biết “con hiếu thảo với cha mẹ, phải lớn lên ngoan, phải lo học…, đi đâu phải nói là đi đó”. [Phụ lục 3, Biên bản phỏng vấn 11]

Cả bác D. và cô L. đều cho rằng bản chất hiếu thảo là phải hết sức chăm sóc và giữ gìn lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Chữ Hiếu giúp cho các thành viên trong gia đình, dòng tộc hiểu được đạo lý

“kính trên, nhường dưới”. Với cha mẹ thì hết lòng kính trọng, với anh chị em trong một nhà, trong cùng một dòng họ phải biết nhường nhịn, quan tâm chăm sóc lẫn nhau để gia đình luôn hòa thuận, vui vẻ, dòng họ cũng nhờ thế mà trường tồn, được hàng xóm láng giềng tôn trọng.

Chữ Hiếu giúp cho con cái hiểu được tâm ý và nguyện vọng của ông bà cha mẹ với bản thân mình, nhờ đó mà không ngừng nỗ lực, làm một người con ngoan trong gia đình, trò giỏi trong nhà trường, không sa vào tệ nạn hư hỏng, làm ảnh hưởng đến tương lai, gây nhiều tiếng xấu cho cha mẹ. Bởi thế mà học hành chăm chỉ để đỗ đạt là biểu hiện cao nhất của đạo Hiếu. Dù là trong xã hội khoa cử ngày xưa hay trong xã hội ngày nay thì điều đó cũng không thay đổi. Cha mẹ có thể hy sinh cả đời, vất vả nhịn ăn nhịn mặc để dành tất cả cho con cũng chỉ vì mong con có thể khỏe mạnh, học tập tốt. Một kết quả học tập tốt, được thầy yêu bạn mến chính là sự báo hiếu lớn nhất của con cái với cha mẹ.

Quan niệm chữ Hiếu cũng đóng góp nhiều giá trị căn bản cho gia đình xã hội.

Khi được phỏng vấn, ông M.V.H và ông C.N.C đều rằng: căn bản giá trị chữ hiếu trong gia định xã hội là giáo dục con người nhớ báo ân cha mẹ bậc sinh thành, góp phần cho gia định đoàn kết và thúc ổn định của xã hội.

Một phần của tài liệu Chữ hiếu trong văn hóa việt nam và trung hoa (Trang 51 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)