Bảo vệ các loài thủy sản

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương của người cơ tu trong ứng xử với rừng (Trang 160 - 165)

CHƯƠNG 3. TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI CƠ TU TRONG BẢO VỆ RỪNG

3.4. Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong bảo vệ hệ động vật

3.4.2. Bảo vệ các loài thủy sản

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường gắn liền với việc xác lập quan hệ sở hữu của làng về những khúc sông, khúc suối. Luật tục Cơ Tu quy định rõ khúc sông, khúc suối nào chảy qua địa phận của làng nào thì thuộc quyền sở hữu của làng đó, mọi thành viên trong cộng đồng đều có quyền khai thác thủy sản trên đó, nhưng cá nhân không được chiếm dụng để khai thác cho riêng mình. Chính vì được hưởng lợi ích chung, nên người dân có ý thức cao trong việc gìn giữ và bảo vệ nguồn lợi quý giá này, không cho phép người bên ngoài tự ý xâm phạm đến. Trường hợp khúc sông, suối là ranh giới tự nhiên của hai làng nên không một cá nhân, gia đình, dòng họ nào được phép đánh bắt thủy sản

21 Lâm Nhân - Nguyễn Đức Tự 2014: tlđd.

153

mà không cho sự đồng ý của chủ hai làng. Nếu ai cố tình vi phạm khu vực nhạy cảm này, như đơn phương đánh bắt cá sẽ bị xử phạt theo đúng luật tục.

Ngoài sở hữu tập thể, làng cũng thừa nhận việc chiếm hữu và sử dụng đối với cá nhân hay gia đình đối với những đoạn suối mà họ công khai phá được. Sau đó, đồng bào thường đánh dấu quyền sở hữu của mình bằng cách chặt gỗ hay cây lồ ô đóng chéo trên bờ. Ngoài ra, họ còn dùng bộ gõ tạo âm thanh từ dòng nước để thông báo chủ quyền. Nơi này giống như một dạng hồ lưu thông dòng chảy được người chiếm hữu dùng nuôi cá và đánh bắt khi chúng lớn [Nguyễn Văn Mạnh (cb) 2001: 310].

Xét trong phạm vi làng, có những khu vực được “thiêng hóa” tạo thành các dòng suối thiêng, nơi đó gắn liền với sự ngưỡng vọng của người dân đối với thần nước được đồng bào ra sức bảo vệ. Việc không quấy bẩn và gìn giữ nơi ở của thần nước luôn trong sạch, tinh khiết đã tạo điều kiện cho các loài thủy sản có nơi trú ngụ và sinh sản. Đây được xem là phương pháp gián tiếp nhằm bảo vệ các loài thủy sản.

Ngoài việc cấm đánh bắt các loài thủy sản ở những vùng suối thiêng, suối đầu nguồn, trong quá trình khai thác người Cơ Tu còn áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ chúng. Trước hết là chọn thời điểm khai thác, đồng bào hiểu rõ mùa xuân là mùa sinh sản của các loài cá, ếch, nhái,… nên rất dễ bắt chúng, nhưng họ lại hạn chế đánh bắt vào thời điểm này để chúng có điều kiện sinh sản, về sau còn có thể đánh bắt tiếp. Đồng bào còn cho biết, khi đi suối bắt cá, người Cơ Tu ngày xưa cấm bắt cá ở vùng nước đọng, nước dơ vì nơi đó là nơi cho con cá mẹ sinh sản, đẻ trứng phát triển22.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, người Cơ Tu không đánh bắt cá tràn lan, đại trà như ngày nay, mà chỉ xin Cơ-moor bar bắt những con cá lớn. Trước đây, luật tục Cơ Tu cũng quy định đánh bắt được con cá lớn phải thả con cái nhỏ. Hơn nữa, dụng cụ đánh bắt của người dân khá đơn giản, ngoài lao thì còn lại các dụng cụ như: vợt, arưng,… chủ yếu được làm từ các loài cây cỏ lấy từ trong rừng, nên khi đánh bắt cũng không ảnh hưởng nhiều đến các loài thủy sản.

22 Pơloong Plênh 2012: “Cái lý của người C’tu”. -

http://taygiang.gov.vn/index.php/tintucsukien/vanhoadulich/1261-cai-ly-ca-ngi-ctu

154

Trong hai hình thức đánh bắt cá, làng chỉ thừa nhận việc đánh bắt cá nhân với những phương tiện không gây tác hại lớn như đâm, lao, đó,… các hình thức trên diện rộng như dùng thuốc hay giăng lưới, chặn dòng, phải được sự đồng ý của làng. Nhất là việc thuốc cá phải tiến hành ở hạ nguồn; số lượng và vùng ảnh hưởng của thuốc cá, con người phải chủ động khống chế. Mọi vi phạm sẽ bị phạt tạ tội với thần sông, thần suối.

Đây là phương pháp hữu hiệu nhiều bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản [Nguyễn Hữu Thông (cb) 2005: 198]. Luật tục Cơ Tu quy định rõ việc đánh bắt tập thể chỉ được tiến hành vào những thời điểm nhất định, trên những khu vực được ưu tiên dành riêng cho việc khai thác để phục vụ cho lễ hội. Đồng thời, đánh bắt tập thể phải được thông báo rộng rãi và mọi người đều được hưởng lợi trên nguồn thủy sản thu được.

Không chỉ khai thác các loài thủy sản một cách khoa học, để phát triển các loài thủy sản trong tương lai, người Cơ Tu còn tiến hành nuôi và nhân giống chúng trong các hồ tự nhiên. Thường thì họ bắt ở những nơi có nhiều cá đưa về khe suối gần nhà vốn ít cá để có thể nhân rộng môi trường sinh sản của chúng. Ngoài ra, liên quan đến tín ngưỡng vật tổ (tôtem), trong quá trình đánh bắt thủy sản người Cơ Tu còn bị hạn chế không được phép đánh bắt những loài liên quan đến nguồn gốc dòng họ của mình. Chẳng hạn, các dòng họ Abinh thường không bắt và không ăn cá có màu trắng, dòng họ Ating không ăn cua vàng [Nguyễn Văn Mạnh (cb) 2001: 309-310].

Ngày nay, học tập mô hình nuôi trồng thủy sản từ người Kinh, cộng đồng người Cơ Tu đã biết xây dựng các hồ nhân tạo để tiến hành nuôi cá. Ngoài các giống cá bản địa, đồng bào còn mang những giống cá ở đồng bằng lên để nuôi và nhân giống. Mặc dù, vẫn chưa quen với kỹ thuật nuôi trồng khiến cho chất lượng cá nuôi còn kém, song đây được xem là nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của người dân, qua đó hạn chế hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên, để đảm bảo duy trì nguồn lợi này cho thế hệ mai sau.

Tiểu kết chương 3.

Nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng, nên cùng với việc khai thác người Cơ Tu còn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên này. Để làm

155

được điều đó, đồng bào áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó ban hành luật tục với những quy định mang tính nguyên tắc, như là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng một cách chặt chẽ.

Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong bảo vệ rừng trước hết được thể hiện qua kinh nghiệm khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên của rừng. Với đồng bào khai thác hôm nay phải nghĩ đến ngày mai, nên trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng người dân chỉ khai thác vừa và đủ cho nhu cầu sống của mình, nhằm đảm bảo chúng không bị suy thoái và cạn kiệt.

Mặc dù người Cơ Tu bảo vệ rừng bằng ý thức tự giác, song để làm tốt công tác này họ nhanh chóng xác lập quyền sở hữu của mình với tài nguyên rừng. Chỉ có dựa vào quyền sở hữu thì cộng đồng mới có cơ sở vững chắc để giữ gìn nguồn lợi của mình một cách hợp pháp. Đồng thời quy định một cách rõ ràng trách nhiệm của cộng đồng nói chung và các thành viên viên trong cộng đồng nói riêng trong việc sử dụng vào bảo vệ rừng. Theo đó, thông qua hình thức tổ chức tự quản truyền thống với sự điều phối của bộ máy quản lý làng thông qua hội đồng già làng, với chủ làng là người đứng đầu phải có trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động khai thác nguồn tài nguyên của người trong cộng đồng và sự xâm phạm của người ngoài để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với cá nhân trong cộng đồng cần phải xác định rõ phạm vi, cũng như phương thức khai thác để tránh quy phạm những quy ước về vùng cấm mà luật tục quy định, hơn nữa cá nhân phải có nghĩa vụ giữa gìn tài sản chung của cộng đồng.

Để ngăn ngừa các hành vi xâm phạm, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng một cách vô tội vạ, người Cơ Tu ban hành nhiều hình thức chế tài để xử lý vi phạm. Những hình thức xử phạt được quy định rõ trong luật tục, có tác dụng răn đe cưỡng chế buộc mọi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo. Tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo nhiều hình thức và mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhẹ thì cảnh cáo, phạt lợn, gà, chiêng, ché; nặng thì đuổi ra khỏi làng thậm chí còn phải trả giá bằng mạng sống.

156

Ngoài ra, để giữ rừng, đồng bào còn “thiêng hóa” rừng qua những truyền thuyết, huyền thoại có liên quan. Chính sức mạnh từ sự thiêng hóa các khu rừng thiêng, rừng ma đã tạo ra những vùng cấm mà bất kỳ một thành viên nào cũng không được phép xâm phạm. Hơn nữa, xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, trong đó tín ngưỡng vật tổ là một trong những hình thức góp phần hạn chế hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên động thực vật của rừng, qua đó gián tiếp bảo vệ rừng.

157

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương của người cơ tu trong ứng xử với rừng (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)