Thuật ngữ liên quan

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cách tiếp cận và thuật ngữ liên quan

1.1.2. Thuật ngữ liên quan

1.1.2.1. Tín ngưỡng và tôn giáo

Dưới góc độ từ nguyên, “tín” = niềm tin, tin tưởng, “ngưỡng” = ngưỡng mộ.

Tín ngƣỡng = niềm tin, ngƣỡng mộ vào một đối tƣợng nào đó. Tuy nhiên, ý nghĩa này thì tín ngƣỡng chỉ là niềm tin nói chung. Ý nghĩa thứ hai và cũng là ý nghĩa thường được hiểu của khái niệm “tín ngưỡng” là niềm tin tôn giáo. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, tín ngƣỡng là tin theo một tôn giáo nào đó [Trần Mạnh Tường, 2012: 717]. Theo Đặng Nghiêm Vạn: “nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngƣỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo” [Đặng Nghiêm Vạn, 2012: 86].

Trong giới nghiên cứu về văn hóa nói chung, cụ thể là nghiên cứu về tôn giáo, khái niệm tín ngƣỡng đƣợc hiểu theo hai luồng quan điểm khác nhau. Một là, “tín ngưỡng” để chỉ những hình thức sơ khai của tôn giáo, tương ứng với các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ, thí dụ: “tín ngƣỡng phồn thực”, “tín ngƣỡng vật linh”. Trong trường hợp này, khái niệm “tín ngưỡng” được hiểu như những hình thức tiền thân của “tôn giáo”; hai là, khái niệm “tín ngƣỡng” thay thế cho khái niệm “tôn giáo”, thí dụ: “tự do tín ngưỡng”, “tín ngưỡng dân gian”. Trong trường hợp này, khái niệm

“tín ngưỡng” tương đương với khái niệm “tôn giáo” [Lý Tùng Hiếu, 2014: 187- 211].

Đối với luồng quan điểm thứ nhất, xem “tín ngƣỡng” là hình thức sơ khai, tiền thân của tôn giáo, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngƣỡng). Từ tự phát lên tự giác, tín ngƣỡng có thể trở thành tôn giáo” [Trần Ngọc Thêm, 1999: 126]. Còn đối với tác giả Trần Hồng Liên: Tín ngƣỡng (foi, croyance; faith, belief, believe) là niềm tin và sự ngƣỡng vọng vào một sự vật, hiện tƣợng, hay đấng siêu nhiên; Tín ngƣỡng dân gian: đƣợc sử dụng khi đƣợc quy chiếu vào hệ thống nghiên cứu văn hóa dân gian;

nhằm phân biệt với những tín ngƣỡng, tôn giáo chính thống của những xã hội đã có

- 27 -

Nhà nước [Trần Hồng Liên, 2015]. Tác giả này cũng chưa đồng nhất các hình thức tín ngƣỡng cụ thể - cái đƣợc gọi là tín ngƣỡng dân gian nhƣ là những hình thức của tôn giáo.

Quan điểm xem “tín ngƣỡng” là một hình thức cấp thấp của tôn giáo đƣợc hiểu khá phổ biến, thậm chí xuất hiện rộng rãi trong nhiều văn bản mang tính hành chính. Dù hiểu khái niệm tín ngƣỡng đơn giản là niềm tin tôn giáo, tuy nhiên khi khái niệm “tín ngƣỡng” đƣợc gắn liền với một hình thức tôn giáo tín ngƣỡng cụ thể nhƣ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ mẫu, tín ngƣỡng thần Thành Hoàng, tín ngƣỡng thờ thần Đất, thần Rừng,… gọi chung là các hình thức tín ngƣỡng dân gian cũng đƣợc xem nhƣ một mức độ thấp chƣa đƣợc công nhận là một tôn giáo thực thụ thì cần phải đƣợc xem xét lại. Theo Đặng Nghiêm Vạn: “chƣa rõ từ thời điểm nào, phổ biến trên các sách báo hay đông đảo quần chúng có sự phân biệt cấp độ các hình thái tôn giáo, coi tín ngƣỡng và tôn giáo nhƣ hai cấp độ thấp, cao. Điều này cần xem xét lại. Thật khó đánh giá sự cao, thấp của một tôn giáo “có tổ chức”, với một tôn giáo “không có tổ chức”, một tôn giáo mà giáo lý cơ bản có bài bản hơn với một tôn giáo mà giáo lý đơn giản hơn” [Đặng Nghiêm Vạn, 2012:

87].

Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm trên của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, vì khi con người đặt niềm tin vào một đấng siêu nhiên, thần linh nào đó thì niềm tin đó là tuyệt đối. Chúng ta không thể so sánh vị thần của tôn giáo này có quyền năng, vị trí cao hơn hay thấp hơn vị thần của tôn giáo khác trong lòng tín đồ của các tôn giáo đó. Ví nhƣ không thể nói thƣợng đế Allah có quyền năng cao hơn ông thần Thành Hoàng trong một làng quê Việt, vì thƣợng đế Allah là Đấng tối cao của tín đồ Hồi giáo thì thần Thành Hoàng cũng là vị thần bảo trợ cao nhất đối với đời sống của cƣ dân trong một địa phương. Đối với tín đồ của từng tôn giáo thì vị thần của mình là cao nhất, là vĩ đại nhất, có vai trò quan trọng nhất, vì thế không thể xem sự tôn thờ, niềm tin của tín đồ Hồi giáo đối với thƣợng đế Allah là tôn giáo mà sự tôn thờ, niềm tin của tín đồ đối với thần Thành Hoàng không phải là tôn giáo. Do đó, theo chúng

- 28 -

ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ mẫu, tín ngƣỡng thần Thành Hoàng, tín ngƣỡng thờ thần Đất, thần Rừng,…với đối tƣợng tôn thờ và nghi lễ thờ cúng độc lập là những hình thức tôn giáo vì đều thỏa mãn nhƣ yếu tố nhận diện tôn giáo qua đối tƣợng, chức năng, vai trò và các yếu tố cơ bản cấu thành tôn giáo.

Theo tác giả Lý Tùng Hiếu, thay cho khái niệm “tín ngƣỡng”, trong tôn giáo học hiện nay, có xu hướng thống nhất sử dụng khái niệm “tôn giáo”. Theo đó, “tôn giáo” đƣợc hiểu là hệ thống những quan niệm tín ngƣỡng, sùng bái các thần linh và những hình thức nghi lễ thể hiện sự tin tưởng và sùng bái ấy. Như vậy, “tín ngƣỡng” là bộ phận quan trọng của “tôn giáo”, là cơ sở hình thành tôn giáo và nằm trong “tôn giáo”.

Chúng tôi thống nhất với quan điểm về tôn giáo và tín ngƣỡng của tác giả Lý Tùng Hiếu: ““tín ngƣỡng” là lòng tin vào tôn giáo và các lực lƣợng siêu tự nhiên nói chung, là yếu tố cơ bản cấu thành tôn giáo; còn “tôn giáo” là hệ thống những quan niệm, lòng tin vào các thần linh và những hình thức nghi lễ thể hiện các quan niệm và lòng tin ấy” [Lý Tùng Hiếu, 2014, 187-211].

1.1.2.2. Thờ cúng

Trong đời sống và tình cảm tôn giáo, con người cần có cách thức biểu hiện niềm tin, lòng tôn kính, sự sợ hãi của mình đối với các vị thần. Qua đó, mỗi tôn giáo có những đặc trƣng riêng trong việc thực hành “hệ thống nghi lễ”, tạo nên bản sắc riêng cho tôn giáo đó. Thờ cúng nói chung là hành vi khá phổ biến trong các nghi lễ tôn giáo. Theo chúng tôi, hành vi cốt lõi trong “hệ thống nghi lễ” của mỗi tôn giáo là hoạt động cúng – khấn. Theo Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn trong giáo trình tôn giáo học,“trong hệ thống nghi lễ thì hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện thực hóa ý thức tôn giáo” [Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn, 2011: 25].

Theo Từ điển tiếng Việt, “thờ” = tỏ lòng tôn kính bằng lễ nghi, đền đài, thờ thần, thờ tổ tiên; tôn kính và coi là thiêng liêng. “Cúng” = dâng lễ vật cho ông bà tổ tiên, cho thần thánh; hoặc cho, thí; tiêu phí vô ích, thua. “Thờ cúng” = thờ bằng lễ nghi, cúng vái (thờ cúng tổ tiên) [Trần Mạnh Tường, 2012: 797]. Theo Trần Đăng

- 29 -

Sinh – Đào Đức Doãn, “thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thế phức hợp của các yếu tố: ý thức tôn giáo, biểu tƣợng tôn giáo và nghi lễ thờ cúng trong không gian tôn giáo” [Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn, 2011: 25].

Theo Đặng Nghiêm Vạn, thờ có ý nghĩa bao hàm một hành động biểu hiện sự sùng kính (bao gồm cả ý nếu là làm điều gì sai trái, sợ bị quở trách) một đấng siêu linh, thần thánh, tổ thánh, tổ tiên; đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy hay thờ một người mình mang ơn, hay mình lấy làm biểu tƣợng để cố noi theo. Ở Việt Nam, cúng trong ý nghĩa tôn giáo có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho người đã khuất… [Đặng Nghiêm Vạn, 2012: 32, 33].

Chúng tôi thống nhất cách hiểu thuật ngữ “thờ cúng” theo cách trên của tác giả Đặng Nghiêm Vạn. Tuy nhiên, để vận dụng một cách hiệu quả, chúng ta cần có những lý giải cụ thể. Theo chúng tôi, “thờ” một đấng siêu nhiên nào đó bao gồm việc tưởng nhớ, tạo một vai trò, vị trí quan trọng trong lòng mình cho đấng siêu nhiên đó. Bên cạnh, đấng siêu nhiên này đƣợc hình tƣợng hóa với tranh ảnh, các pho tƣợng (hoặc chỉ bằng niềm tin mà không quy thuộc theo bất cứ hình ảnh nào đối với thƣợng đế Allah của tín đồ Hồi giáo), đặt ở một vị trí trang trọng trong một cơ sở thờ tự lớn như ở đền đài, đình, miếu, miễu, chùa, thánh đường,…; hoặc trong một gia đình tùy thuộc vào công năng của từng vị, gọi chung là cách thức “thờ tự”.

Việc thực hành nghi lễ tôn giáo có rất nhiều hình thức, hành động khác nhau.

Theo Đặng Nghiêm Vạn, ở các tôn giáo ở dạng nguyên sơ, con người tham gia (nghi lễ tôn giáo) bằng những điệu bộ, cử chỉ, có sự hỗ trợ của các vật thiêng, lời nói, múa hát, hương khói, tiếng nhạc, trống, chiêng, tù và, lên đồng, tưởng niệm, thậm chỉ cả bằng chất kích thích, gây mê để tiếp cận với thần linh, mời những thần linh, những người đã khuất về cùng tham dự, cùng vui chơi ăn uống, nhân đó, con người cầu mong các vị cứu giúp [Đặng Nghiêm Vạn, 2012: 132].

“Cúng” thường được thực hiện bằng những hành động như “khấn”. Khi khấn con người thường sử dụng một loại “văn bản đặc biệt” gọi là văn khấn - lời khấn

- 30 -

được quy định thành văn theo những nguyên tắc cụ thể trong những trường hợp nhất định hay là lời khấn đơn thuần. Khấn nói chung là việc con người muốn truyền tải với thần linh về những mong cầu của mình nhằm đạt đƣợc một mục đích nào đó.

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khấn, con người còn phải thể hiện những cử chỉ, điệu bộ - những hành động mang tính chất thiêng, khác với những hành vi đời thường - nhằm giao tiếp với thần linh như quỳ, lạy, xá,…; kèm theo là những phẩm vật. Việc cúng – khấn đƣợc thực hiện theo những chu kỳ thời gian nhất định nhƣ vào những thời khắc đặc biệt trong ngày, những ngày đặc biệt trong tháng, trong năm, hằng năm, hoặc bất cứ khi nào tín đồ có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)