CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA – ÔNG TÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG
3.1. Chức năng của tín ngƣỡng thờ cúng Ông Địa – Ông Tà trong văn hóa vật thể
3.1.3. Chức năng bảo trợ đời sống vật chất cho người dân
Từ việc thần Đất là vị thần sáng tạo ra và cai quản vạn vật trên cuộc đất mình, cụ thể là con người, Ông Địa và Ông Tà còn chăm lo đến mọi mặt trong đời sống của con người nữa. Người Việt ở An Giang chủ yếu mưu sinh bằng sản xuất nông nghiệp, nên hai vị thần này cũng liên quan mật thiết tới hoạt động sản xuất của người dân. Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, đối với cư dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, các vị thần Đất ngoài chức năng bảo trợ đời sống còn có đầy đủ quyền năng mang đến mùa màng bội thu, sự sung túc, no đủ cho họ. Một định hướng phổ biến của sự biến đổi tính chất và chức năng của thần linh đối với cư dân nông nghiệp là các thần bảo hộ (phúc thần) thường có chức năng kép là vừa bảo hộ cộng đồng cƣ dân, vừa là thần bảo vệ mùa màng, tức hoặc liên quan đến khả năng sinh sản của đất, hoặc liên quan đến việc mƣa thuận gió hòa, tức phát huy kết quả
- 120 -
của đất: mùa màng bội thu, cây cối xanh tốt; và nhƣ vậy, phúc thần đƣợc đồng nhất với Thổ thần, một vị thần vừa là thần Đất (hiểu theo tính chất sản sinh ra cây cối, ngũ cốc, các sản phẩm nông nghiệp) vừa là thần cai quản và bảo hộ một vùng đất của một cộng đồng cƣ dân nào đó [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 15]. Nhƣ thế người ta thờ cúng Ông Địa – Ông Tà cũng không ngoài mục đích trên.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi còn ghi nhận được một vài trường hợp người dân có quan niệm Ông Địa còn là vị thần phù hộ cho nhà nông và vị thần cầu mƣa.
Họ vái van Ông Địa khi bắt đầu mùa vụ gieo trồng, cầu Ông Địa phù hộ cho cây cối tốt tươi, không bị côn trùng, chuột bọ phá hoại, mưa thuận gió hòa, nông sản bội thu và bán được giá, mỗi một lần khấn vái là người nông dân lại dâng lễ vật cho Ông Địa (đã đề cập trong chương 2). Người nông dân sống dựa vào đất thì thần Đất như Ông Địa là chỗ dựa tinh thần to lớn nhất. Ngoài những kỹ thuật canh tác, để có vụ mùa bội thu người dân còn gửi gắm niềm hy vọng vào vị thần bảo trợ cho mình.
Quy mô hơn thì người dân làm lễ kỳ yên ở các đình làng để cúng thần Thành Hoàng phù hộ cho toàn bộ dân chúng trong vùng. Ông Địa đƣợc xem là một vị thần rất mẫn cán, luôn theo sát và chăm lo đến đời sống của người dân, không có bất cứ hành động nào mang tính chất hành hạ hay răn đe người dân, nên họ rất yêu mến Ông Địa.
Ông Tà ngoài là một vị thần bảo hộ thì ông còn có quyền uy to lớn khiến cho người dân vừa sợ vừa yêu mến. Yêu mến vì Ông Tà là một vị thần bảo hộ trực tiếp đời sống của người dân trong khu vực mình. Người Việt An Giang ở một vài nơi nhƣ xã Tà Đảnh – huyện Tri Tôn, xã Tân An – thị xã Tân Châu còn tổ chức những lễ cúng trọng thể để tạ ơn, cũng nhƣ cầu xin Ông Tà tiếp tục bảo trợ cho đời sống cư dân của địa phương mình được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no,... Người Khmer trước khi bắt đầu cày ruộng, người ta cúng vái Ông Tà, xin phù hộ cho mùa màng được tốt, người đi cày thắp nhang xin Ông Tà tha thứ những gì anh ta làm lỗi và xin cho anh ta, đôi bò và cấy cày đƣợc “bình yên” suốt mùa [Lê Hương, 1969: 76]. Sợ, vì Ông Tà còn có thể giáng họa xuống dân chúng nếu như thất kính với Ông Tà, vấn đề này cả người Việt và người Khmer có đồng quan điểm
- 121 -
với nhau. Theo tác giả Lê Hương, “Người Việt gốc Miên rất tôn sùng Ông Tà. Họ tin rằng những thiên tai nhƣ nắng hạn, ngập lụt, bịnh dịch thú vật, tai họa đến cho người là do sự bất kính của người đối với Ông Tà! Vì thế họ tin rằng mỗi khi có những chuyện không may xảy đến thì họ phải cúng Ông Tà để cầu xin ông bớt giận hoặc che chở cho họ” [Lê Hương, 1969: 70].
Cùng chức năng bảo trợ cho đời sống cƣ dân trong cuộc đất của mình, nhƣng hai vị thần này lại khác nhau ở chỗ một vị luôn ban phúc, một vị thì vừa ban phúc nhƣng bên cạnh đó cũng sẽ giáng họa cho những ai dám bất kính với mình.
Ta thấy để bảo trợ cũng như ban cho người dân được mùa màng bội thu thì những vị thần Đất này phải có nhiệm vụ làm vùng đất mình cai quản đƣợc mƣa thuận gió hòa, từ đó cả hai vị thần này còn một nhiệm vụ và chức năng to lớn nữa là đại diện cho dân chúng cầu mƣa.
Ông Tà thực hiện nhiệm vụ giúp dân chúng cầu mƣa thông qua những thỉnh cầu của người dân trong dịp lễ cúng Ông Tà hằng năm trong những lễ cúng trọng thể.
Người Việt An Giang cầu mưa bằng cách nhấn tượng Ông Địa xuống nước hoặc xuống sông, Ông Địa sợ ngộp nước phải xin Trời làm mưa nhanh cho dân.
Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng: Ông Địa bị đẩy xuống sông, bị nhận nước khi trả lời có ý kéo dài thời hạn hạn hán. Ở đây việc hành hạ Ông Địa đƣợc coi là để khiến trời phải xúc động mà cho mƣa xuống; song rõ ràng “nghi thức” này có chứa xác tín về việc Ông Địa có liên quan đến việc làm mƣa, tức là Ông Địa có trách nhiệm nào đó đối với mùa màng, nói rộng ra là đối với sự thịnh vƣợng, sự sung túc của con người [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 25]. Ngoài ra, việc trấn nước Ông Địa có lẽ là một phương thuật dựa trên quan niệm ngũ hành tương thắng (tương khắc), theo đó Thổ thắng Thủy. Mục đích là làm cho Ông Địa hãi sợ mà tích cực hơn trong việc xin trời mƣa [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 133]. Hình tƣợng Ông Địa với tƣ thế tay cầm cây quạt tƣợng trƣng cho những làn gió mát lành, thể hiện sự mong muốn và nguyện vọng của người dân sẽ được Ông Địa phù hộ cho
- 122 -
mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no. Câu nói “mát trời Ông Địa” được người dân Nam Bộ sử dụng rất thông dụng khi muốn bày tỏ cảm xúc thoải mái và hài lòng đối với một việc gì đó. Quan điểm Ông Địa mang đến mƣa thuận gió hòa và đời sống no ấm của người dân đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của họ, nó đã trở thành một điển tích xuất hiện phổ biến trong ngôn ngữ của người dân.
Hoạt động nhận nước Ông Địa còn được người dân thực hiện khi cầu Ông Địa mãi mà không đƣợc đáp ứng theo yêu cầu, đặc biệt là đối với những gia đình kinh doanh buôn bán.
Theo đó, Ông Địa và Ông Tà có một chức năng rất quan trọng mà chúng ta cũng thường đề cập khi nói đến các chức năng cơ bản của tôn giáo, chính là chức năng đền bù bằng hư ảo. Đời sống của con người có những lúc thăng lúc trầm, họ thờ thần linh cốt yếu là cầu mong cuộc sống của mình đƣợc tốt hơn. Những gia đình kinh doanh buôn bán, hằng ngày đều phải thắp nhang khấn vái Ông Địa giúp mình mua may bán đắt, gặp nhiều may mắn trong việc làm ăn. Qua những ý kiến khảo sát lý do thờ Ông Địa trong gia đình, có 92 trường hợp thờ theo truyền thống gia đình và có 75 trường hợp cho rằng Ông Địa là một vị thần may mắn, và 89 trường hợp thờ Ông Địa vì mục đích cầu buôn may bán đắt, do đó, họ quy cho Ông Địa có nhiệm vụ giúp gia chủ có thật nhiều khách hàng và việc kinh doanh càng ngày càng thuận lợi. Qua đó, Ông Địa và Ông Tà phải có nhiệm vụ bù đắp cho người dân những thứ mà họ không có hoặc thiếu thốn.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ, Thổ địa = Thổ Công = vị thần coi giữ đất đai một khu vực; thường dùng để ví người am hiểu tường tận một vùng [Trần Mạnh Tường, 2012: 793]. Do đó, Ông Địa còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là giúp gia chủ tìm kiếm đồ vật bị mất và Ông Tà cũng có chức năng này.
Ông Địa là người am hiểu tường tận từng ngóc ngách trong nhà và quan sát mọi hành vi của gia chủ nên gia chủ có làm mất vật gì hỏi Ông Địa là rõ nhất. Qua khảo sát, có 78 trường hợp thờ Ông Địa vì mục đích xin Ông Địa tìm giúp đồ vật bị mất.
- 123 -
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều sự tích về việc Ông Địa có khả năng kiếm đồ vật bị mất trong nhà nhƣ gia chủ làm mất tiền, vàng, hay những đồ vật nhỏ nhƣ chìa khóa, con dao,… chỉ cần khấn Ông Địa tìm giúp và hứa sẽ cúng trả lễ bằng một món ăn nào đó, phổ biến nhất là chuối xiêm chín, thì một lát sau sẽ kiếm lại đƣợc.
Do sự việc này diễn ra rất thường xuyên và Ông Địa thường rất linh nghiệm, người dân rất tin vào sự linh hiển của ông. Rất nhiều người thờ Ông Địa bày tỏ cảm nhận của mình rằng Ông Địa rất linh, hay phù hộ gia chủ tìm đƣợc đồ vật bị mất (xem chi tiết trong phụ lục 4).
Dân trong làng thờ cúng Ông Tà, khi làm ăn chính đáng đến cầu, cúng, khấn vái với Ông Tà đều đƣợc phù hộ làm ăn thuận lợi và thành công, làm lúa trúng mùa, buôn bán thì may mắn, mua may bán đắt. Một nét tương đồng giống với khi thờ Ông Địa là nếu trong gia đình có mất mát món gì thì khấn nguyện với Ông Tà tìm giúp thì khi khấn xong, không mất nhiều thời gian họ đã tìm đƣợc đồ vật bị mất (trường hợp Ông Tà ở miếu Ông Tà – xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn). Do đó, niềm tin vào Ông Tà ngày càng được củng cố, bền vững và phát triển nhanh chóng. Người dân trong làng, thậm chí là những người đến từ những vùng lân cận hay những tỉnh thành xa hơn, có dịp đi ngang miếu Ông Tà, ghé vào cầu nguyện vẫn đƣợc ông phù hộ và đều linh nghiệm. Ngày thường hay lễ tết ai có nguyện vọng chính đáng như cầu gia đình đƣợc mạnh khỏe, bình an, an cƣ lạc nghiệp,… đều có thể đến để cầu khấn với Ông Tà.