Thổ thần, Ông Địa – thần Tài

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Khái quát về các loại thần Đất của người Việt An Giang

1.3.3. Thổ thần, Ông Địa – thần Tài

Từ những vấn đề đã phân tích trên, có khá nhiều danh xƣng chồng chéo nhau về ngữ nghĩa và chức danh nhƣ Thổ thần, Thổ Công, Thổ Địa. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể phân biệt rõ những danh xƣng của các vị thần theo từng phạm vi cai quản tương ứng.

Thổ Công là thần đất đai, cai quản đất đai của gia đình, là một loại gia thần, có từ thời Việt Mường, nay phổ biến ở cả người Việt và người Mường. Ở Nam Bộ, Thổ Công đƣợc gọi là Thổ thần, Thổ Địa, Ông Địa và giao thoa với tục thờ Thổ Địa của người Hoa.

Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, “Thần Thành Hoàng là thần bảo hộ của làng xã, vì thế Thổ thần, Thổ Địa phải trở thành thần bảo hộ cộng đồng cƣ dân cƣ trú trong những khu vực nhỏ hơn trong làng xã (xóm, ấp, nậu, thuộc,…) và thậm chí là một khoảng ruộng, một cuộc đất, một mảnh vườn thổ cư, một khuôn viên đình, đền chùa, miếu, nhà ở…” [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 18]. Quan điểm này đã phân định khá rõ về phạm vi cai quản của các vị thần là thần Thành Hoàng, Thổ thần và Thổ Địa, nghĩa là Thổ thần là một vị thần đƣợc xác tín rõ ràng chứ không chỉ mang danh một cách khái quát là thần Đất nói chung.

Một quan điểm khác, theo tác giả Tạ Chí Đại Trường: “Chúng ta biết rằng chữ thổ thần mang tính bao quát, nhưng tôn giáo của nhà nước thì Thành Hoàng và thổ địa là hai tước vị của thần linh cai quản đất theo thứ tự trên, dưới. Vì vai trò thấp kém của một thần chủ đất nhỏ, không quan trọng nên thổ địa cũng thường lẫn với các thổ công của các khu nhà vườn” [Tạ Chí Đại Trường, 2006: 268]. Ông chỉ phân định giữa thần Thành Hoàng và Thổ Địa, qua đó đồng nhất thần Thành Hoàng và Thổ Địa đều là Thổ thần. Điều này chưa thật sự hợp lý ở một vài địa phương mà cụ thể là ở An Giang.

- 56 -

Theo kết quả nhiều chuyến khảo sát tín ngƣỡng thờ thần Đất ở An Giang, chúng tôi chứng kiến việc bố trí các ngôi thờ trong đại đa số các gia đình theo tín ngưỡng này bao gồm: trong làng, xã có đình thờ thần Thành Hoàng; trước mỗi ngôi nhà, bên vệ đường, trong sân đình, chùa, miếu,… có miễu thờ Thổ thần; bên trong ngôi nhà có bàn thờ Ông Địa; một số ít thì tƣợng Ông Địa đƣợc đặt trong miễu thờ Thổ thần trước nhà (có thể bản chất vấn đề là do người thờ không thể phân biệt rõ công năng của từng vị thần và đồng nhất hai vị lại làm một). Vậy giới hạn phạm vi cai quản của Thổ thần cụ thể nhƣ thế nào? Chúng tôi thống nhất với quan điểm “vị thần Bản thổ có trách nhiệm chưởng quản một không gian rộng lớn hơn, bao quát hơn cả cuộc đất thổ cư, gồm vườn tược, nhà cửa, chuồng trại… được gọi là Thổ Thần” [Huỳnh Ngọc Trảng, 2013: 114].

Danh xƣng các vị thần Đất đƣợc phân định một cách cơ bản đã “chia” cho mỗi vị một địa phận riêng, mỗi vị có vai trò và thực hiện chức năng riêng của mình.

Ngoài thần Thành Hoàng và Thổ thần, Ông Địa lại là vị thần đƣợc thờ cúng phổ biến hơn cả trong các vị thần Đất. Theo số liệu thống kê bằng phiếu khảo sát ngẫu nhiên nhiều đối tượng ở khắp các địa phương tại An Giang, chúng tôi ghi nhận có 188/254 người (chiếm 74%) đã từng và đang thờ Ông Địa trong gia đình. Đây là một con số đáng kể đối với việc tham gia vào một hình thức tín ngƣỡng tôn giáo, chứng tỏ đây là tín ngƣỡng tôn giáo rất quan trọng và hiện diện trong đại đa số gia đình người Việt ở An Giang. Vậy Ông Địa là vị thần như thế nào lại được thờ cúng phổ biến nhƣ thế?

Trong văn hóa của người Hoa, thần Thổ Địa, tức là Phước Đức Chánh Thần, thuộc tín ngƣỡng của cƣ dân nông thôn, theo ngũ hành thì Thổ sinh Kim (đất sinh kim loại) nên Thổ Địa thần được đồng nhất với Tài Thần. Người Hoa Minh Hương vừa thờ Thổ Địa vừa thờ thần Tài, nhƣng đây vẫn là hai vị thần khác nhau. Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần còn được coi là thần cai quản xã thôn, tương đương với thần Thành Hoàng Bổn Cảnh của Việt Nam [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 2012: 125].

- 57 -

Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, “ở Nam bộ, vị Thần Đất thờ trong gia đình, trên nguyên tắc là vị thần ở vị trí trung tâm nhà, trong hệ thống ngũ tự[1] gọi là Trung lựu, đƣợc gọi là Thổ Địa hay dân dã hơn là “Ông Địa”” [Huỳnh Ngọc Trảng, 2013: 114]. Xét theo thuyết Ngũ Hành, hành Thổ là hành trung tâm, nên trong ngôi nhà, vị trí trung tâm phải dành cho vị thần quan trọng nhất, mà tương ứng với hành Thổ (thổ = đất) là vị thần Đất. Do đó, thần Đất là Ông Địa đƣợc xem là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Bên cạnh, Thổ Địa hay Ông Địa là thần bảo hộ của cƣ dân cƣ trú trên một khu đất với giới hạn không chừng vừa là gia thần của con người vừa là “gia thần” của các thần khác. Thổ Địa là vị thần đa năng và chuyển hóa linh động, do vậy nên “dẫm chân” lên các thần ngũ thổ[2] và thần mùa màng, tài lợi [Huỳnh Ngọc Trảng, 1993a: 28]. Từ việc xác định địa hạt cai quản của các vị thần chúng ta có thể phân biệt một cách khái quát rằng Thổ thần cai quản đất đai vườn tược xung quanh thổ cư của con người, còn Ông Địa cai quản trong mỗi ngôi nhà nhƣ nhận định: Về công năng thì Thổ thần và Thổ Địa đại thể đều là thần Đất chưởng quản hai quy mô không gian lớn nhỏ khác nhau, nói nôm na: Thổ Địa giữ nhà, Thổ thần giữ đất [Huỳnh Ngọc Trảng, 2013: 114].

Việc đặt niềm tin và thực hiện các nghi thức tôn giáo đối với các hình thức tôn giáo tín ngƣỡng không còn đơn thuần là cầu phúc, bình an, sức khỏe mà nguyện vọng đƣợc giàu có, thịnh vƣợng trở thành nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Do đó, cần có một vị thần chuyên phù trợ cho con người được giàu có về tiền tài, vì thế, thần Tài xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu bức thiết đó. Việc thờ Ông Địa chung với thần Tài như một bộ đôi thần mang đến của cải, tài lộc cho con người trở nên vô cùng phổ biến.

Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận, trong số những người đã từng và đang thờ Ông Địa, có tới 166/188 người (chiếm 88.3%) thờ Ông Địa chung với thần Tài. Mỗi người đều có quan điểm về cách thờ Ông Địa – thần Tài riêng (sẽ được đề cập ở nội

[1] Ngũ tự: Táo (bếp), Tỉnh (giếng), Môn (cổng), Hộ (cửa) và Trung lựu (máng xối – đặt ở giữa nhà)

- 58 -

dung sau), tuy nhiên một điều có thể dễ dàng nhận thấy trong hình thức thờ cúng này đã và đang đáp ứng lại nguyện vọng của đại đa số người dân.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)