CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Môi trường văn hóa và chủ thể văn hóa ở An Giang
1.2.2. Người Việt và các tộc người cộng cư ở An Giang
An Giang là tỉnh tập trung nhiều tộc người cùng sinh sống, tuy nhiên người Việt mới là tộc người giữ vai trò chủ thể văn hóa chính. Người Việt cư trú tại An Giang chủ yếu là lưu dân vùng Ngũ Quảng và miền Bắc đến. Khi người Việt mới đến khẩn hoang tại vùng đất An Giang ngày nay, họ đã chọn cƣ trú tại những đất dễ canh tác dọc sông Tiền như Tân Châu, cù lao Ông Chưởng, cù lao Giêng, Chợ Mới,… Dân cƣ đến ngày đông đúc, dần hình thành những điểm dân cƣ ở những vùng đất mới ở phía hữu ngạn sông Hậu, vốn dĩ khó canh tác do rừng núi hoang vu.
Khi Thoại Ngọc Hầu giữ chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh (1817), lưu dân ngày càng định cƣ đông đúc. Hai công trình lớn do ông đốc suất là kênh Thoại Hà (1818) và kênh Vĩnh Tế (1821) đã tạo một bức ngoặt quan trọng trong việc mở mang và phát triển của khu vực ĐBSCL thời bấy giờ. Hai con kênh giúp khai thông các tuyến đường thủy quan trọng. Thoại Ngọc Hầu khuyến khích lưu dân khai khẩn hai bên bờ các con kênh. Cư dân người Việt ngày mở rộng phạm vi khẩn hoang từ Châu Đốc đến núi Sam rồi dần dần tiến đến vùng Tịnh Biên.
Thời kỳ đầu, người Việt thực hiện việc khẩn hoang theo kiểu móc lõm, chỗ nào điều kiện thuận lợi, dễ sinh sống thì họ tập trung định cư, khi lưu dân ngày càng đông thì họ tiến dần đến các vùng đất còn lại.
- 40 -
Năm 1833, giặc Xiêm xâm lăng, tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và tràn luôn qua cả Tân Châu. Nhƣng chỉ 5 năm sau (1838), dân cƣ đã quy tụ trở lại, thành lập hàng chục thôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế qua phía Hà Tiên.
Việc hình thành các hệ phái tôn giáo giữa thế kỷ XIX như Bửu Sơn Kỳ Hương (1849), Tứ Ân Hiếu Nghĩa (1867) đã hình thành những luồng cƣ dân mới đến định cƣ tại An Giang. Các ông Đạo nhƣ Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi, Trần Văn Thành, Bùi Văn Tây (Đình Tây),… với những “phương thức hành đạo” thần bí như chữa bệnh, giúp dân trồng trọt, khai khẩn đất đai,… đã nhận đƣợc niềm tin của đông đảo tín đồ gần xa khắp các tỉnh ĐBSCL đến xin đƣợc chữa bệnh, học đạo, tu tập,… dần dần thu hút lƣợng dân cƣ đáng kể đến An Giang, đặc biệt là những vùng đất quanh khu vực Bảy Núi.
Đất An Giang rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, ngày càng thu hút dân cƣ đến định cƣ. Mặt khác, ngoài những điều kiện thuận lợi của tự nhiên, thì môi sinh của người Việt ở vùng đất này thời kỳ đầu cũng gặp rất nhiều trở ngại từ thiên nhiên nhƣ điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thú dữ đầy dẫy, hàng năm đều trải qua mùa nước nổi nhiều tháng trời,… khiến họ có tâm lý sợ hãi và e dè với tự nhiên, những bất lợi của tự nhiên có thể cướp đi tính mạng và tài sản của họ bất cứ lúc nào, do đó, để tránh những rủi ro xảy đến họ chỉ còn biết cầu viện, nương tựa, cầu xin vào sự hộ trì, ban ơn từ các thế lực siêu nhiên.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.151.000 người, trong đó, người Việt chiếm 94,83% dân số toàn tỉnh [Wikipedia, 2014].
* Văn hóa vật thể của người Việt An Giang Văn hóa mưu sinh
Dựa vào điều kiện tự nhiên tại vùng đất mới và truyền thống văn hóa, những hoạt động mưu sinh chính của người Việt ở An Giang có thể kể đến là sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu), đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và tiểu thủ công nghiệp.
- 41 -
Về sản xuất nông nghiệp, lúa là cây lương thực chủ lực và phát triển lâu đời ở An Giang. Một phần diện tích đất An Giang thuộc vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên và hằng năm tỉnh còn đón một mùa nước nổi kéo dài 4 – 5 tháng, do đó với những giống lúa thường khó lòng đạt năng suất cao. Giai đoạn 1910 -1930, những giống lúa nổi đƣợc nhập vào thích nghi với việc ngập sâu của vùng Long Xuyên, Châu Đốc, diện tích canh tác lúa tăng lên đáng kể. Từ năm 1976, chuyển đổi một vụ lúa thành hai vụ lúa cao sản ngắn ngày. Từ 1987 đến cuối thế kỷ XX, diện tích lúa hai vụ tăng nhanh, những nơi đã hoàn thành hệ thống đê bao, bà con làm thêm vụ 3 hoặc luân canh hai lúa một màu. Đến nay, An Giang liên tục dẫn đầu cả nước về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả [Nguyễn Hữu Hiệp, 2010: 125]. Bên cạnh đó, việc canh tác các loại cây màu cũng là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là những vùng canh tác ở các huyện cù lao nhƣ bắp, khoai lang, khoai mì, ớt, đậu nành, mè, thuốc lá, mía, dâu tằm, xoài, chuối, dƣợc liệu,… Tính đến năm 2014, toàn tỉnh An Giang có 689.413 ha đất nông nghiệp, trong đó có 625.917 ha đất trồng lúa [Cục Thống kê An Giang, 2015]. Người Việt An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, họ phụ thuộc rất lớn vào đất. Dân gian có câu “Ăn cây nào, rào cây ấy”. Đất đem đến nguồn lợi nuôi sống họ, vì thế họ càng quý trọng và xem đất ngoài là một thứ tài sản vật chất mà còn là một thứ rất thiêng liêng và ý nghĩa cần phải giữ gìn. Vì vậy, việc thờ cúng, tỏ lòng tôn kính với các vị thần bảo trợ hay làm chủ một vùng đất đối với họ là một việc phải làm và làm một cách kính cẩn.
Đặc điểm sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, mỗi năm có mùa nước nổi, cộng với đặc điểm khí hậu bị tác động bởi gió mùa, tạo cho An Giang một nguồn lợi thủy sản dồi dào. Nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của người Việt An giang, khai thác và nuôi trồng nhiều thủy sản nhƣ cá linh, mè vinh, cá lăn, cá bóng, tôm (tiêu biểu là tôm càng xanh), tép, cá tra bột, cá ba sa bột,…; những thực vật thủy sinh nhƣ điên điển, rau nhút, bông súng,… Nổi bật nhất là hình thức nuôi cá bè (phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX), hình thành nhiều làng bè nổi nuôi cá tại Châu Đốc, Tân Châu, Long Xuyên, và rải rác theo dọc bờ sông Tiền, sông Hậu.
- 42 -
An Giang còn tiếng với nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Một số nghề thủ công nổi tiếng ở An Giang nhƣ: nghề mộc và chạm khắc gỗ, ra đời từ năm 1867 ở huyện Chợ Mới với sản phẩm từ các loại tủ, giường, bàn, ghế sử dụng trong gia đình đến các bức tranh gỗ với chủ đề tứ linh, tứ quý, lƣỡng long tranh châu,… Nghề dệt lụa Tân Châu ra đời vào đầu thế kỷ XX, nguyên liệu tơ tằm trồng tại địa phương, lụa được nhuộm bằng trái nặc nưa cho màu đen tuyền óng ả, lụa thành phẩm mịn màng, óng mƣợt, đem may trang phục rất đẹp và sang trọng.
Sản phẩm tiêu biểu của làng lụa Tân Châu nhƣ lụa Cẩm Tự, Mỹ A, từng một thời là mặt hàng nổi tiếng trong và ngoài nước, rất được bạn hàng các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Malaysia ƣa chuộng. An Giang còn nổi tiếng với nghề làm khô, làm mắm, sản xuất gạch ngói, nghề đóng ghe xuồng, nghề đan đát, nghề sản xuất bánh tráng, bánh phồng,… An Giang còn đƣợc biết đến là tỉnh có đàn bò lớn nhất ĐBSCL.
Văn hoá ẩm thực
Dấu ấn của những buổi đầu khẩn hoang còn hiện diện khá rõ trong ẩm thực của người Việt An Giang. Nguồn nguyên liệu ẩm thực gồm có gạo, nếp, hoa màu, thủy sản từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng; chuột, ếch, nhái; các loài chim; các loại gia súc, gia cầm,… Nguyên liệu từ thực vật gồm các loại rau củ, cả rau đồng lẫn rau rừng, đặc biệt là các loại đọt nhƣ đọt sầu đâu, đọt bằng lăng, đọt xoài,…; các loại bông như súng, điên điển,… Người Việt An Giang đã tạo ra vô số các món ăn hấp dẫn, điển hình có thể kể là các loại mắm nhƣ mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm cái trèn, đặc biệt là mắm thái và nhiều loại khô nhƣ khô cá tra phồng, khô cá lóc,…
An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản mùa nước nổi như canh chua cá linh bông điên điển, cá linh kho mía, canh chua cá bông lau,… Nhìn chung khẩu vị của người Việt ở An Giang thường rất đậm đà, vừa mặn vừa ngọt; cách chế biến không cầu kỳ, mang đậm dấu ấn thời khai hoang có thể giữ tốt hương vị của từng nguyên liệu. Họ rất thảo ăn, nhà có món ngon thường mời hoặc chia sẻ để người thân, bạn bè, hàng xóm cùng nhau thưởng thức, hình thành một nét văn hóa ẩm thực mang tính cộng đồng cao.
- 43 -
Văn hoá cư trú
Nhìn chung, văn hóa cư trú của người Việt ở An Giang với các tỉnh khác thuộc Tây Nam Bộ có nhiều nét tương đồng. Nhà thường được xây dựng cặp các con sông, kênh, rạch để tận dụng nguồn nước sẵn có, thuận tiện trong sinh hoạt. Về hướng nhà, người Việt ở An Giang không chú trọng về chọn hướng nhà theo phong thủy, hay chọn đúng hướng đông hoặc nam như người Việt miền khác. Hàng năm, người dân An Giang phải ứng phó với mùa nước nổi nên chọn kiểu nhà phổ biến là nhà sàn giúp họ tránh được việc ngập nước. Sàn nhà cao, thông thoáng, còn có thể đƣợc sử dụng để chăn nuôi gia cầm, để củi, hay những nông cụ trong gia đình.
Ngoài nhà sàn, người ở vùng đồi núi thường xây nhà trên nền đất, diện tích vừa ở và thấp, nhằm tránh những trận mưa, bão lớn. Người Việt ở An Giang dọc các con sông Tiền, sông Hậu mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè còn cư trú những ngôi nhà bè. Nhà bè là một công trình hai trong một, vừa là nhà để ở với đầy đủ tiện nghi, vừa là nơi để ngƣ dân nuôi trồng thủy sản, lao động sản xuất.
* Văn hoá phi vật thể
Văn hoá tổ chức cộng đồng
Người Việt ở An Giang theo chế độ gia đình phụ hệ, con cái theo họ cha. Hình thức tổ chức cộng đồng thường theo huyết thống. Đôi khi có gia đình 5 thế hệ cùng sống dưới một ngôi nhà, số người sống trong nhà hơn 10 là chuyện bình thường.
Nhiều gia tộc có cả phủ thờ chung, phủ thờ là nơi để mọi người cùng thân tộc đến để gặp gỡ, trao đổi những việc lớn trong gia tộc, còn là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng nhƣ giỗ tổ, cúng việc lề,…
Người Việt An Giang rất chú trọng tình là nghĩa xóm giống với câu “làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, những làng lâu đời, hàng xóm thường có mối quan hệ dòng tộc với nhau, cả xóm chung một họ cũng rất phổ biến. Do mưu sinh chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên người dân rất biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, rất phổ biến hình thức làm vần công giữa láng giềng với nhau. Chuyện vui, chuyện buồn nhƣ hôn nhân, sinh đẻ, giỗ quải, tang ma,… của một gia đình thì đƣợc cả làng
- 44 -
quan tâm, giúp đỡ. Vì thế, chuẩn mực đạo đức giữa con người với nhau rất được xem trọng, dựa trên mối quan hệ cộng đồng họ tự điều chỉnh hành vi và thái độ của mình.
Văn hoá tín ngưỡng
Với đặc thù địa văn hóa, An Giang có thể nói là tỉnh đa dạng nhất về tôn giáo tín ngƣỡng ở ĐBSCL, gồm:
- Tín ngƣỡng thờ cúng thiên thần: phổ biến nhất là thờ cúng Thổ Địa - Thần Tài, Táo Quân, Thành Hoàng Bổn Cảnh, Sơn Thần, Bà Chúa Xứ, Ngũ Hành (miễu).
Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng Tổ tiên nhân loại (Cửu huyền trăm họ), Ngọc Hoàng (Ông Thiên), Mẹ Phật Mẫu Diêu Trì (Bà), Cửu Thiên Huyền Nữ, Ông Tà, Hà Bá - Thuỷ Long, Bà Mẹ Sanh, v.v.
- Tín ngƣỡng thờ cúng nhân thần: phổ biến nhất là thờ cúng Gia tiên, Quan Thánh Đế Quân, tổ nghề nghiệp, danh nhân - anh hùng dân tộc nhƣ Trần Văn Thành, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu,... Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng liệt sĩ cách mạng, v.v.
- Tôn giáo địa phương: phổ biến nhất là Phật giáo Hoà Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài. Ngoài ra, một số người còn tin theo các hệ phái như Bửu Sơn Kỳ Hương, Huỳnh Đạo.
- Tôn giáo thế giới: phổ biến nhất là Phật giáo Bắc Tông, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,... [Lý Tùng Hiếu, 2012a: 25 – 40]
Ngoài những hình thức tôn giáo kể trên, An Giang còn nổi tiếng với một hình thức tâm linh nữa là hiện tƣợng các ông Đạo (nhƣ đã nói ở phần 1.2.1.1. Không gian văn hóa). Những ông Đạo tiêu biểu nhƣ ông Đạo Đoàn Minh Huyên với sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Đạo Đức Bổn Sư – Ngô Lợi, người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, hay ông Đạo Xển (Đạo Tƣ) hay còn gọi là Đức Huỳnh giáo chủ - Huỳnh Phú Sổ, người khai lập Phật giáo Hòa Hảo,… và còn nhiều ông Đạo tên tuổi khác.
- 45 -
An Giang là vùng đất đa tộc người, đa tôn giáo, những hình thức tôn giáo ở An Giang từ bao đời nay vẫn tồn tại một cách bình lặng mà không có sự tranh chấp nào về vai trò, cũng như chức năng với nhau. Trong tâm thức của họ dường như rất nhạy cảm và dễ xúc động khi đề cập hoặc tiếp xúc với những điều liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, dù ở hình thức nào thì dường như bất cứ ai cũng có niềm tin nhất định đối với tôn giáo.
An Giang nổi tiếng là vùng đất mang đậm tính tâm linh, không có địa phương nào không có một cơ sở thờ tự của một tôn giáo nào đó, thậm chí trong một gia đình việc thờ 5-7, thậm chí hơn 20 trang thờ (tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa) là việc không lạ. Hàng năm, có hàng trăm lễ hội tôn giáo diễn ra ở An Giang, mỗi tôn giáo thậm chí còn tổ chức lễ, hội vào hầu hết các tháng trong năm. Những lễ hội tôn giáo lớn trong tỉnh nhƣ lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (23-27/4 âm lịch); lễ cúng đình thần Châu Phú và dinh Nguyễn Hữu Cảnh vào ngày 10-11/5 âm lịch (lễ giỗ Nguyễn Hữu Cảnh); các lễ hội tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo nhƣ lễ Kỷ niệm ngày khai sáng đạo (18/5 âm lịch), lễ Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ (25/11 âm lịch); lễ vía Phật Thầy Tây An của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương (12/8 âm lịch); lễ vía Đức Bổn Sư Ngô Lợi của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (12-13/10 âm lịch); lễ cúng miếu Ông Tà xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn (19-20/ tháng Giêng), các lễ hội của cộng đồng Công giáo thuộc giáo phận Long Xuyên và nhiều lễ hội lớn nhỏ khác.
Trong đời sống của người Việt An Giang, tín ngưỡng tôn giáo chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, mọi việc trong đời sống dường như điều có sự hiện diện của yếu tố tôn giáo, điều có những hoạt động thể hiện sự giao tiếp của con người đối với các đấng siêu nhiên. Tất cả các nghi lễ trong vòng đời của người Việt An Giang đều có sự hiện điện của yếu tố tín ngƣỡng tôn giáo. Ngoài ra, việc thăm viếng các cơ sở thờ tự còn đƣợc thực hiện quanh năm, tạo cho An Giang một màu sắc đậm đặc văn hóa tâm linh.
- 46 -
1.2.2.2. Các tộc người thiểu số
Người Khmer An Giang có 86.592 người, chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh (theo thống kê dân số năm 2011). Người Khmer có tập quán cư trú ở những khu vực đồi núi, gò đất cao. Khi định cƣ ở An Giang họ chủ yếu tập trung ở 4 huyện là Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành và Thoại Sơn. Số ít còn lại sống rải rác ở các huyện, thị, thành khác trong tỉnh. Người Khmer có đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, đánh bắt thủy sản và làm thuê. Gắn liền với địa bàn cư trú, người Khmer làm nông nghiệp chủ yếu là ruộng gò và làm rẫy. Quá trình canh tác chủ yếu bằng thủ công và sức kéo của gia súc lớn như bò, trâu. Người Khmer An Giang còn nổi tiếng với những nghề thủ công truyền thống nhƣ nghề làm gốm với các sản phẩm tiêu biểu nhƣ nồi đất, cà ràng, cà om, lu,…; nghề dệt thổ cẩm; nghề làm đường thốt nốt,… tạo nên những sản phẩm, đặc sản nổi tiếng của vùng Bảy Núi. Số đông thanh niên người Khmer không có ruộng đất, thất nghiệp phải đi làm thuê, làm mướn trong vùng theo thời vụ hoặc ở những thành phố lớn. Chỉ một số ít người Khmer làm nghề buôn bán nhỏ.
Gia đình người Khmer theo chế độ song hệ, quần cư trong những phum, srok, gần gũi với những người trong thân tộc của mình. Người Khmer chủ yếu theo Phật giáo Nam tông, hầu nhƣ trong mỗi khu vực sinh sống của họ đều có sự hiện diện của chùa Phật giáo Nam tông. Chùa đối với người Khmer không chỉ là một cơ sở tôn giáo mà còn là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động cộng đồng của họ. Nam thanh niên người Khmer đến tuổi phải vào chùa tu học (học chữ Khmer, học đạo, cũng như học làm người). Bên cạnh tôn giáo chính là Phật giáo Nam tông, người Khmer An Giang còn lưu giữ những tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, thờ các vị Ne-ak Ta, Arăk,… Ne-ak Ta dường như trú ngụ khắp các phum, srok, đồng ruộng, chùa chiền của người Khmer với vai trò vị thần bảo trợ cho đời sống của họ. Hằng năm, người Khmer An Giang tổ chức những lễ hội truyền thống, mang tính cộng đồng nhƣ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Cầu mƣa, lễ Sen Dolta, hội đua bò Bảy Núi, lễ Ok Om Bok,… thu hút nhiều tộc người cộng cư tham gia.