Chức năng sinh sản của cải

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 112 - 116)

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA – ÔNG TÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG

3.1. Chức năng của tín ngƣỡng thờ cúng Ông Địa – Ông Tà trong văn hóa vật thể

3.1.1. Chức năng sinh sản của cải

Tín ngƣỡng Ông Địa và Ông Tà đáp ứng đƣợc chức năng thế giới quan cho con người. Như chúng tôi đã phân tích, chính con người tạo nên thần linh từ diện mạo, tâm tính đến chức năng hay quyền năng cụ thể. Đầu tiên ta nói đến chức năng của đất, đất có chức năng sinh sản ra vạn vật và là môi trường sinh trưởng và phát triển của mọi sinh vật trên mặt đất và trong lòng đất từ trực tiếp đến gián tiếp. Nếu thực vật chủ yếu sinh ra, nẩy mầm từ đất, đất nuôi dƣỡng thực vật thì đất lại gián tiếp nuôi các loại động vật dựa vào chuỗi thức ăn của các loài. Ngoài ra, trong lòng đất còn chứa đựng những dƣỡng chất, khoáng chất, một lần nữa những dƣỡng chất, khoáng chất này lại phục vụ cho chu kỳ đời sống của các sinh vật. Từ đó ta thấy, đất có chức năng sinh sản và nuôi dưỡng mọi vật. Tương ứng với điều đó, thần Đất là

- 113 -

một vị thần được phân cho “nhiệm vụ” tạo ra muôn loài mà môi trường sinh sản và phát triển liên quan tới đất. Ông Địa là một dạng thần Đất nên có đầy đủ chức năng của một vị thần Đất. Thần Đất nói chung và Ông Địa nói riêng đều cho thấy khả năng sinh sản của mình. Người Việt Nam bộ đã “tạo ra” Ông Địa với cái bụng bự rất gần với tín lý sinh sản của một người mẹ và cũng thực hiện chức năng của người mẹ là sinh sản. Khi con người còn lờ mờ chưa biết rõ về nguồn gốc của mình cũng như của vạn vật thì con người tự hình dung ra các vị thần – những thế lực tạo nên muôn loài và xếp đặt trật tự, phân công nhiệm vụ và chức năng của từng sinh vật trên Trái đất. Những vị thần này có chức năng tạo ra các sinh vật trong những môi trường tương ứng, cụ thể thần Đất sinh ra sinh vật trên mặt đất và trong lòng đất.

Gắn với cư dân nông nghiệp lúa nước như người Việt An Giang nói riêng hay người Việt Nam Bộ nói chung khi chƣa có những hiểu biết về kỹ thuật canh tác, đặc tính của từng loại cây trồng, vật nuôi, thì thần Đất là vị thần mang đến cho họ những cây trồng vật nuôi, việc mùa màng có tươi tốt, thu hoạch có bội thu không, hoàn toàn phụ thuộc vào vị thần này.

Việc thờ Ông Địa kèm với thần Tài là sản phẩm tiếp biến văn hóa từ người Việt Minh Hương, người Hoa. Ông Địa với tín lý sinh sản ra của cải, tuy nhiên chỉ mới có được sản vật từ đất dường như chưa giúp con người thỏa mãn được hết các nhu cầu vật chất của mình. Để khép kín quy trình mưu cầu của cải vật chất của con người thì cần đến một vị thần có khả năng tiêu thụ và lo “đầu ra” cho những sản vật mà thần Đất tạo ra, đó là thần Tài. Thật chất, thần Tài chẳng hề liên quan đến đất đai, tuy nhiên thần Tài là “khâu trung gian” để biến những sản vật từ đất thành tiền tài, vàng bạc. Vì thế, rất khó cho người dân khi tách rời hai vị thần này, do nhu cầu của con người thường là chỉ muốn nhiều thêm chứ không muốn bớt lại.

Chức năng sinh sản của cải của Ông Địa còn đƣợc thể hiện qua tiết mục “Địa Đẻ” trong tuồng hài Địa – Nàng. Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng: trò diễn

“Địa Đẻ” khôi hài xem ra nhƣ để giúp vui này rõ ràng là có chức năng thực hành nghi lễ phồn thực. Ông Địa bụng chình bình rên la đau đẻ ồn ào và chờ mong việc

“khai hoa” chóng vánh, mỹ mãn. Ý nghĩa của trò diễn này là gì nếu không sự thể

- 114 -

hiện bằng ngôn ngữ sân khấu cái tâm thức tín ngƣỡng về sự sản sinh của đất. Chính vì vậy trong bản Địa – Nàng có đoạn:

Địa: Nói chơi với chị chớ:

Địa sanh là đất tốt, Địa tử là ăn mừng.

Địa sanh sanh hóa hóa để đức lại thế gian, Chớ Địa đực đẻ củi tròn, đẻ đá trái chớ đẻ gì!

Cái nguyên lý “sanh sanh hóa hóa” của Địa là tín điều để từ đó biểu thị ra hình tƣợng của Địa mà nổi bật là cái bụng chình bình [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a:

39].

Song song đó, người Việt thờ Ông Tà như một đại diện thần linh của chủ đất cũ (người Khmer), từ quan điểm trên về tín lý sinh sản của đất thì Ông Tà cũng đƣợc gán cho chức năng sinh sản ra vạn vật trên cuộc đất mình cai quản. Tuy nhiên Ông Tà của người Khmer không đơn thuần là tạo ra vạn vật trên mảnh đất mà mình cai quản với ý nghĩa ban phúc giống nhƣ Ông Địa mà còn có khả năng giáng họa với việc hành hạ hoặc tước đoạt lại sự sống của một vài sinh vật khi mà sinh vật đó hoặc chủ nhân của sinh vật đó dám bất kính tới mình. Đối với Ông Tà, người Việt gốc Miên tỏ ra rất sùng bái, không dám nói một lời khinh bạc vì có thể bị thần quở phạt tức thì. Trong số những Ông Tà, người ta cho rằng có ông rất hung dữ, thường hành hạ dân chúng khi có kẻ không kính trọng mình, người ta cho rằng ban đêm ông cầm gậy đi khắp làng để nghe ngóng có ai không vị nể mình. Kẻ nào lỡ mồm nói xấu tức thì bị ông đập một gậy, tự nhiên phát đau ở đầu hoặc ở vai mà không thấy ai đánh! Có khi Ông Tà trừng phạt kẻ vô lễ bằng cách lùa con bò của đương sự vào rừng cho đi lạc. Kẻ ấy phải cúng xin lỗi cẩn thận mới tìm lại đƣợc. Các bậc phụ huynh thường dặn con cháu: “phải coi chừng vùng nầy, đừng coi thường cây nầy, đừng nói lời nói bậy bạ; đã có nhiều người gặp tai họa vì tội bất kính rồi đấy”.

Người ta kể nhiều bằng cớ điển hình đã xảy ra, ví như một đứa trẻ xúi bạn nó liệng

- 115 -

đá và phân vào miễu Ông Tà Kraham Ka, bị Ông Tà vật chết. Vì thế khi đi ngang miễu, người ta phải giở nón, lột khăn hoặc chắp tay vái chào [Lê Hương, 1969: 73].

Đối với người Việt, Ông Tà không hẳn đáng sợ như thế và Ông Tà không lấy tính mạng của ai bao giờ, nhƣng việc Ông Tà hành hạ những kẻ bất kính với mình là điều được kể lại nhiều bởi những người Việt An Giang.

Từ những mẫu chuyện liên quan đến sự linh hiển của Ông Tà ở miếu Ông Tà ở xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, chúng ta có thể thấy rằng, tín ngƣỡng thờ Ông Tà nơi đây có xu hướng ngày càng phát triển. Bên cạnh chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho người dân, nó còn mang tính răn đe, giáo dục cách sống cho con người rất sâu sắc, người sống phải lương thiện, làm điều chính đáng thì được kết quả tốt, làm chuyện gian ác sẽ gặp quả báo, phải giữ chữ tín,… Những truyện kể dân gian về sự linh hiển của Ông Tà thường có một mô típ chung rằng những ai làm điều sai trái, hay bất kính với Ông Tà đều bị Ông Tà quở phạt bằng cách làm cho bị bệnh, phải khấn vái, cúng lễ vật cho Ông Tà mới hết bệnh.

Ở đây, chúng tôi dẫn chứng một trường hợp có thật về sự hành hạ của Ông Tà khi có người tỏ ý không tin tưởng vào Ông Tà qua lời kể của ông Nguyễn Văn Luôn, 70 tuổi, là nông dân ở xã Bình Chánh, huyện Châu Phú: Trước nay ông Luôn không tin vào chuyện quỷ thần. Trong khu vực ông ở có miễu Ông Tà, gọi là Ông Tà Sen. Trước đây, nhà ông Luôn có nuôi trâu. Một hôm, một con trâu húc người em trai của ông, ông Luôn rất tức giận và nói lẫy rằng nếu Ông Tà linh thiêng thì phù hộ cho tui bán đƣợc con trâu này sớm, tui sẽ cúng Ông Tà một cái thủ vĩ luộc.

Vài ngày sau, con trâu đƣợc bán đi, nhƣng ông Luôn không tin vào Ông Tà nên bỏ qua lời hứa với thần linh. Từ hôm đó ông bị một bệnh lạ, cứ bị đau nhức, mệt mỏi nhƣng khám bệnh hoài mà chữa không khỏi. Vô tình ông nhớ lại lời thề thốt với Ông Tà lúc tức giận nên thử cúng Ông Tà xem sao. Sau khi cúng Ông Tà xong thì lập tức ông hết bệnh. Từ đó về sau người đàn ông này không dám khinh bạc nửa lời với Ông Tà.

- 116 -

Những điều đó càng củng cố cho niềm tin của người dân đối với Ông Tà. Qua đó, chức năng của Ông Tà thể hiện rõ chức năng điều chỉnh hành vi của tôn giáo.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)