Chức năng hộ mệnh cho con người

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 124 - 128)

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA – ÔNG TÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG

3.2. Chức năng của tín ngƣỡng thờ cúng Ông Địa – Ông Tà trong văn hóa phi vật thể

3.2.1. Chức năng hộ mệnh cho con người

Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, cơ cấu thần linh trong một gia đình có thể chia ra năm nhóm: 1. Tổ tiên của gia chủ; 2. Các thần hộ mạng cho vợ chồng gia chủ; 3. Các thần tổ nghiệp; 4. Các đối tƣợng thờ cúng có gốc từ các tôn giáo; 5. Các thần bản gia [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 25]. Qua đó, thần hộ mệnh và thần bản gia là thuộc hai nhóm gia thần khác nhau. Từ đầu, chúng tôi đã nhấn mạnh Ông Địa thuộc nhóm thần bản gia, nới rộng phạm vi ra ruộng vườn làng xã là thần bản thổ (Thổ thần), thần Thành Hoàng, chứ không thuộc nhóm thần hộ mệnh. Trong văn hóa của người Việt, thần hộ mệnh thường là các vị như mười hai Bà Mụ, ông Táo, Quan Thánh đế quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Phật Bà Quan Âm, Chúa Tiên nương nương,… Tuy nhiên với những đặc tính hay giúp đỡ cho mọi người trong gia đình, Ông Địa lại đƣợc hiểu là một thần hộ mệnh có vai trò bảo hộ cho sinh mệnh của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc kết thúc cuộc đời. Quan điểm này cũng được tác giả Đinh Hồng Hải từng đề cập: Thổ công ở đây chính là Thổ Địa hay thần Đất, vị thần hộ mệnh của gia đình, làng xã, chủ về đất đai và phù hộ cho con người. Tuyệt đại đa số các gia đình Việt Nam dù giàu hay nghèo cho đến nay khi chuyển nhà, xây nhà mới, tậu đất mới,… đều có một nghi lễ không thể thiếu là cúng Thổ công, dù đó là nhà đƣợc xây trên mặt đất hay chung cƣ cao tầng [Đinh Hồng Hải, 2015: 35].

Việc xác định Ông Địa là thần hộ mệnh như nhận định của người Việt An Giang như thế cũng chưa hẳn là dựa vào cảm tính, trong văn hóa người Việt Nam Bộ nói chung hay An Giang nói riêng thì cũng thường xuyên nhắc đến chuyện Ông Địa góp mặt vào việc hỗ trợ cho sản phụ sinh nở thành công. Trước đây, điều kiện sống người dân còn khó khăn, y học chưa phát triển, việc sinh nở hoàn toàn phụ thuộc vào sự trợ giúp của những bà “mụ vườn” – những người đỡ đẻ thường ít được

- 125 -

học hành một cách bài bản. Những bà mụ này có khi cũng bất lực trước những ca sinh khó, họ cũng phải khấn vái thần linh nhằm giúp cho thai phụ thuận lợi sinh con, mẹ tròn con vuông. Thần linh đó không ai xa lạ, chính là Ông Địa – vị thần cƣ ngụ thường xuyên trong chính mỗi gia đình. Đây là vị gia thần luôn sẵn sàng giúp đỡ cho mỗi thành viên của gia đình khi cần. Ở việc sinh sản, Ông Địa luôn đƣợc bà mụ cầu xin sự hỗ trợ khi gặp trường hợp sinh khó hoặc khi đứa bé sinh ra bị ngộp hoặc không có sinh khí, bất động vô hồn. Ông Địa đƣợc kêu cứu để nhắc vị thần này giao hồn cho xác và hối thúc Ông Địa hoàn thành cấp tốc trách nhiệm này. Mặt khác, khi người mẹ cố rặn để đẩy bào thai ra, bà mụ vuốt bụng người mẹ để hỗ trợ thì người trong gia đình leo lên trang thờ thắp nhang, đốt giấy tiền vàng bạc, gõ chuông, khấn vái tất cả các gia thần, nhất là Ông Địa, giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng.

Chính vì công lao này, Ông Địa là đối tƣợng của lễ cúng tạ trong lễ Đầy tháng [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 2013: 61]. Nhƣ thế, Ông Địa không chỉ trực tiếp phù hộ cho mọi mặt trong đời sống của người dân mà còn có vai trò làm trung gian liên kết giữa người dân với những vị thần khác, chứng tỏ Ông Địa vừa là thần bản gia của con người vừa là thần bản gia của các vị gia thần.

Nói về chức năng là thần hộ mệnh thì Ông Tà cũng có chức năng này. Trong lễ cúng miếu Ông Tà (xã Tà Đảnh – huyện Tri Tôn) có một chi tiết rất đáng để chúng ta lưu tâm là các hòn đá Ông Tà được trùm bằng một tấm vải đỏ suốt một năm, cho đến khi lễ cúng năm sau bắt đầu thì tấm vải đó mới đƣợc thay mới. Tấm vải cũ đƣợc chia làm nhiều mảnh nhỏ để các tín đồ đem theo mình nhƣ một tấm bùa hộ thân hay gọi là bùa Ông Tà. Sau lễ, người dân nào có nguyện vọng thì thỉnh bùa Ông Tà về đeo hoặc giữ bên mình. Người dân quan niệm rằng khi đeo bùa của Ông Tà sẽ đƣợc Ông Tà đi theo bảo vệ, trừ tà ma, đƣợc mạnh khỏe, may mắn, làm ăn thuận lợi,… Đặc biệt những đứa trẻ đeo bùa Ông Tà thì sẽ càng mạnh khỏe, thông minh. Những người đi làm ăn xa cũng tranh thủ về cúng Ông Tà trong dịp lễ này, để xin bùa Ông Tà đeo, mong hưởng được lộc từ Ông Tà. Đối với họ, việc đeo bùa Ông Tà là một niềm vinh dự, may mắn, dần dà trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức, đến nỗi nếu một năm nào đó họ không xin đƣợc bùa của Ông Tà về đeo là một

- 126 -

điều xui rủi, khiến họ bất an, nên cho dù đi làm ăn xa nhà, đến lễ miếu Ông Tà cũng thu xếp về dự, nhƣ thế họ mới thấy an lòng.

Chức năng là thần hộ mệnh của Ông Tà dường như được thể hiện rõ hơn ở Ông Địa, Ông Tà không phải là một thần bản gia rõ ràng nhƣ Ông Địa vì cũng rất ít trường hợp người ta thờ Ông Tà ngay trong nhà mình, thế nhưng Ông Tà có một chức năng mà dường như ai cũng cần và tin tưởng, đó chính là chức năng trừ tà ma.

Với mãnh lực là vị thần cai quản cả vùng đất đai rộng lớn - cụ thể là Ông Tà ở miếu Ông Tà tại xã Tà Đảnh cai quản cả vùng láng Linh rộng lớn – Ông Tà có thể chế ngự được những tà ma quấy nhiễu con người, Ông Tà còn có khả năng sai khiến những âm binh thuộc cấp mình bảo vệ người dân hoặc quấy phá đời sống của người dân nếu họ dám bất kính đến oai linh của ông. Ông Địa cũng có khả năng trừ tà ma, nhưng trong quan điểm của người dân, Ông Địa chỉ có thể trừ tà ma nhờ vào tỏi chứ bản thân Ông Địa không tự làm được đều đó (đã trình bày trong chương 2).

Với quyền năng to lớn như thế, Ông Tà một lần nữa khiến cho người dân vừa kính nể vừa sợ hãi. Theo tác giả Lê Hương, đối với người Khmer, người ta tin rằng các vị Thần “dựa” vào các tàn cây lớn, các gốc cổ thụ nên không ai dám ngang nhiên đốn cây mà không lễ Ông Tà. Vì thế, muốn phá một góc rừng làm rẫy người ta lựa một gốc cây lớn nhất, dọn dẹp xung quanh sạch sẽ, cất một cái miễu nhỏ bằng cây lá và thỉnh Ông Tà trong rừng ấy về ở tại miễu. Họ tin rằng Ông Tà và các linh hồn khác sẽ bỏ các tàn cây mà đến nhận lễ vật và chỗ ở mới, lúc bấy giờ họ mới dám đốn hết cây cối, chỉ chừa lại gốc cây cổ thụ có miễu Ông Tà [Lê Hương, 1969:

76]. Vấn đề này không chỉ thấy ở người Khmer mà Ông Tà của người Việt cũng như thế. Có nhiều trường hợp người dân đốn hạ những cây lớn vì mục đích nào đó mà vô tình động chạm với “lãnh địa” của Ông Tà, bị ông trừng phạt bằng cách làm cho người đó leo lên cây rồi ngã xuống, cứ leo lên lại ngã xuống nhiều lần làm họ nhận ra đó là việc làm của thế lực siêu nhiên nào đó chứ không còn là sự cố ngẫu nhiên. Sự việc này được người dân nhiều khu vực có miễu Ông Tà kể lại, đơn cử là miễu Ông Tà Sen ở xã Bình Chánh – huyện Châu Phú. Điều này cũng tương tự như Ông Tà ở miễu Ông Tà ở xã Tân An – thị xã Tân Châu. Theo lời kể của người dân

- 127 -

địa phương, Ông Tà trong miễu được phát hiện từ một con rạch gần đó nên con rạch được đặt tên là rạch Ông Tà, trước đây có một công trình làm đường được làm gần khu vực miễu, con đường dự kiến sẽ đi ngang và xâm vào phần đất của miễu. Công trình thi công thì cứ bị trục trặc và ngừng lại thường xuyên, không thể hoàn thành như tiến độ. Người dân trong vùng cho đây là sự quở phạt của Ông Tà khi làm công trình mà không làm lễ khấn vái ông. Không biết trùng hợp hay có sự linh thiêng nào ở đó, nhƣng đây cũng là một niềm tin mãnh liệt vào quyền năng của Ông Tà.

Đó chỉ là một mặt trong niềm tin của người dân với Ông Tà, mặt còn lại th ì Ông Tà vẫn là vị thần đáng kính, thường xuyên giúp đỡ người dân. Ông Tà lại có thêm một vai trò là làm “thầy thuốc” theo nghĩa giúp con người và động vật khỏi bệnh, còn về cách thức có lẽ hoàn toàn khác biệt. Người ta tin rằng Ông Tà quở phạt con người bằng nhiều cách, trong đó có việc làm cho người bị quở phạt mắc bệnh lạ. Do đó, người ta cũng tin rằng một khi đã làm cho một ai đó bị bệnh được thì cũng có khả năng làm cho người bệnh hết bệnh. Chức năng này dường như không thể hiện rõ ở Ông Địa, mặc dù người dân cúng Ông Địa cũng bao gồm mục đích cầu Ông Địa phù hộ cho gia đình đƣợc nhiều sức khỏe một cách chung chung (33 trường hợp được khảo sát thờ Ông Địa nhằm mục đích cầu sức khỏe), chứ dường như không nghe nói cầu Ông Địa để được hết bệnh. Tuy nhiên, người ta rất thường xuyên cúng Ông Tà để cầu cho bản thân, người thân, cũng như gia súc trong gia đình được khỏi bệnh. Người Khmer cho rằng khi có một thiên tai hoặc hiểm họa chung cho dân chúng như bệnh nặng dây dưa lâu ngày, bệnh dịch khiến người chết nhanh chóng, bệnh súc vật hoặc nắng hạn, mất mùa đói kém, người ta tổ chức cuộc lễ cầu Ông Tà nhập vào xác đồng gọi là “Buôn banchan Ne-ak Ta”, để cầu Ông Tà cho biết vì sao có tai họa và xin ông giúp đỡ, cứu nạn cho dân [Lê Hương, 1969:

74]. Người ta còn tin rằng, nếu đem một bình nước lạnh đặt miễu Ông Tà qua một đêm thì Ông Tà sẽ làm phép để nước đó có thể trị nhiều chứng bệnh, có khi chỉ cần thoa nước đó vào chỗ đau cũng hết [Lê Hương, 1969: 72]. Ông Tà đối với người Việt An Giang nói chung không phải là vị thần có quyền năng tác động đến mọi mặt trong đời sống của mình, chỉ có thể tác động đến một số khía cạnh cụ thể nhƣ việc

- 128 -

làm ăn, trừ tà ma, phù hộ cho may mắn, giúp cho mƣa thuận gió hòa,… Về khả năng giúp người dân khỏi bệnh của Ông Tà, người Việt cũng cầu cúng Ông Tà khi mắc phải những những căn bệnh lạ mà y học hiện đại không chữa đƣợc hoặc chữa hoài không hết – thông thường người ta cho rằng bệnh là do thần linh quở phạt hoặc bị ma ám. Khi cầu khấn và cúng lễ cho Ông Tà để tạ lỗi - bất kính với Ông Tà hoặc khấn cúng Ông Tà món gì đó để đƣợc Ông Tà phù hộ mà không giữ đúng lời hứa – thì ngay lập tức sẽ được hết bệnh. Vì thế mà người dân còn tin vào khả năng “chữa bệnh” đại tài của Ông Tà.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)