CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA – ÔNG TÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG
3.2. Chức năng của tín ngƣỡng thờ cúng Ông Địa – Ông Tà trong văn hóa phi vật thể
3.2.2. Chức năng ban phúc lành
Ngoài những chức năng nêu trên, Ông Địa và Ông Tà còn đƣợc xem nhƣ những vị phúc thần – vị thần mang đến những đều tốt lành cho những người lương thiện với những nguyện vọng chính đáng. Qua khảo sát, có 30 trường hợp cho rằng Ông Địa là một phúc thần. Không chỉ cầu xin Ông Địa, Ông Tà phù hộ đƣợc làm ăn phát tài, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu hay tìm kiếm đồ vật bị mất mà người dân còn cầu xin các vị thần vì nhiều mục đích khác nữa chẳng hạn nhƣ thuận lợi trong công việc, học hành, thi cử,…
Kết quả khảo sát cho thấy có 104/146 người thuộc nhóm công, nhân, viên chức có thờ Ông Địa (chiếm 71,2%). Nhóm này có trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức khá cao, nhưng lại tin tưởng và thờ thần linh với tỷ lệ cao, cho thấy vị thần này vẫn có vai trò, chức năng nhất định trong đời sống của họ. Những người này đa phần cầu Ông Địa phù hộ cho gia đình họ đƣợc bình an, hòa thuận, nhiều sức khỏe, cũng như công việc thuận lợi. Nhiều trường hợp thậm chí còn dâng lễ vật và cầu cúng Ông Địa tại cơ quan, đơn vị công tác của mình. Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhân viên của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng trong một trường đại học, vào mỗi đợt tổ chức thi học kỳ hay thi tuyển sinh đều dâng các lễ vật cúng Ông Địa nhƣ gà luộc, bánh bao, bắp, xôi, trái cây, hoa,… nhằm cầu xin Ông Địa phù hộ cho việc tổ chức thi cử đƣợc thuận lợi, nhanh chóng, tránh đƣợc những sai sót,… Hay một nhà nghiên cứu cầu Ông Địa phù hộ cho những bài viết
- 129 -
của mình đƣợc đăng trên các tờ báo, tạp chí sẽ cúng thức ăn cho Ông Địa,… Mỗi lần cầu cúng dường như mọi chuyện đều như ý, do đó mà niềm tin vào Ông Địa đối với họ càng mãnh liệt. Ở đây, chúng ta thấy một điều, việc tổ chức thi cử nếu đƣợc tổ chức theo quy trình hợp lý, các khâu đều phối hợp một cách chuyên nghiệp, nhân sự có trách nhiệm với công việc, điều kiện hoàn cảnh đƣợc chuẩn bị chu đáo thì việc diễn ra thuận lợi cũng không có gì quá khó khăn, hay việc một bài báo đƣợc đăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề tài phù hợp với địa phương, thời điểm, bài viết hay mang tính mới, khoa học, luận lập của tác giả sắc sảo …., nhƣng họ vẫn phải trông chờ vào sức mạnh và sự phù hộ của thần linh. Xã hội dù đã rất tiến bộ, nhận thức người dân nâng cao, nhưng niềm tin vào một số đối tượng thần linh thì không hề thuyên giảm, có lẽ những thần linh này đáp ứng đƣợc những nhu cầu của con người, do đó, họ càng phải tôn kính thần linh vì muốn nhu cầu của mình ngày càng đƣợc đáp ứng nhiều hơn.
Tiếp nối về chức năng phúc thần, Ông Địa – một vị thần Đất với tạo hình nhƣ một người đàn ông đậm chất dân dã của một người nông dân Nam Bộ lại có khả năng giúp gia chủ học hành, thi cử thuận lợi, điều này có lẽ vƣợt quá xa quyền năng của một vị thần Đất. Tuy nhiên, như đã trình bày, chính con người đã tạo ra thần linh với những chức năng mà mình mong muốn, thì việc gắn thêm cho Ông Địa một cái “mác” học thức cũng là một chuyện dễ hiểu. Phù hộ cho việc học hành thuận lợi, Ông Địa còn góp mặt trong việc chúc tụng cho con người thăng tiến trong công việc. Điều này được thể trong tiết mục “Gia quan tấn tước”, Ông Địa còn được gọi là “linh quan” trong diện mạo mặc áo cẩm bào, tay cầm quạt, đeo mặt nạ ra múa hát với điệu bộ vui vẻ để rồi dâng một câu liễn “gia quan tấn tước” được dân chúng gọi là tiết mục “Ông Địa dâng liễn”; “linh quan” cũng hàm nghĩa là người linh hoạt, mau mắn [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 31].
Người Việt An Giang một số nơi đồng nhất chức năng Ông Tà với Ông Địa và khi xin Ông Địa điều gì thì cũng xin Ông Tà giống nhƣ vậy, và chuyện xin Ông Tà phù hộ cho công việc và học hành thuận lợi cũng tương tự như thế.
- 130 -
Ông Địa và Ông Tà còn có khả năng đem đến những vận may bắt ngờ cho gia chủ hay những người cầu cúng mình. Có rất nhiều trường hợp người ta cúng Ông Địa và Ông Tà để xin số đề - một hình thức cờ bạc bị cấm dựa vào hình thức xổ số kiến thiết. Nhiều trường hợp, cầu Ông Địa, thần Tài xong thì được trúng số, tuy nhiên không phải lúc nào các vị thần cũng phù hộ đúng với tâm nguyện của những kẻ “nhàn cƣ vi bất thiện” nhƣ thế. Dựa vào những vận may bất ngờ nhƣ thế mà người ta càng tin tưởng và đồn thổi để uy linh của các vị thần ngày càng vang xa.
Người ta thường thờ cúng Ông Địa để cầu may mắn, tuy nhiên qua khảo sát, mục đích thờ Ông Địa mà nhiều người lựa chọn lại là cầu gia đình bình an, hòa thuận (105 trường hợp). Đây có thể coi là mục đích sau cùng mà con người mong muốn ở thần linh. Cầu tài lộc hay may mắn cuối cùng cũng là phục vụ cho đời sống của con người. Đối với Ông Tà cũng tương tự. Ông Địa và Ông Tà có khả năng giám sát nhất cử nhất động của gia chủ và dựa vào đó để ban thưởng ân huệ của mình. Qua khảo sát điền dã và phiếu điều tra, chúng tôi có thể khẳng định một điều là Ông Địa và Ông Tà đều rất thích trẻ con. Ở những ngôi miếu/ miễu Ông Tà, trẻ con thường đến vui chơi, dân gian tương truyền Ông Tà mất khi còn là một đứa trẻ (sự tích miếu Ông Tà – xã Tà Đảnh – huyện Tri Tôn), nên Ông Tà đặc biệt yêu thích trẻ con. Những đứa trẻ đến nơi cƣ ngụ của Ông Tà vui chơi nhƣ thế nào ông cũng không quở phạt, nhƣng nếu có ai đó khiển trách những đứa trẻ liền bị Ông Tà quở phạt. Tương tự thế Ông Địa cũng rất thích trẻ con và trẻ con lại rất thích Ông Địa, trong nhà có thờ Ông Địa những đứa trẻ rất hay lại bàn thờ Ông Địa “quấy phá”, chúng xem Ông Địa như một người bạn thân thiết vì bề ngoài vui vẻ, phúc hậu của ông.
Chúng tôi ghi nhận những cảm nhận người dân khi thờ Ông Địa, đa số họ cho rằng thờ Ông Địa trong nhà làm ngôi nhà có không khí ấm cúng và vui vẻ hơn. Có khi họ chỉ thờ Ông Địa vì mục đích để không khí gia đình ấm cúng hơn (xem phụ lục 4). Những cảm nhận của người dân từ khi thờ Ông Địa: cảm nhận được Ông Địa phù hộ (96 trường hợp), mọi điều cầu vái đều được thuận lợi (41 trường hợp), không thấy gì khác chỉ thấy yên tâm hơn (52 trường hợp), thấy không khí gia đình
- 131 -
ấm cúng hơn (79 trường hợp). Dù là mục đích hay kết quả việc thờ cúng Ông Địa như thế nào thì người dân đều cảm nhận được rằng mình chỉ có lợi chứ không thiệt thòi gì khi thờ vị thần này. Hầu hết người Việt An Giang đều cúng trả lễ cho Ông Địa khi đƣợc những điều cầu khấn đều đƣợc nhƣ nguyện ƣớc, điều đó chứng minh cho sự “sòng phẳng”, “có qua có lại” giữa con người và thần linh. Suy cho cùng thì không ai cho ai thứ gì mà không mong hồi đáp, ở đây thần linh cũng nhƣ thế.