Môi trường văn hóa tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 30 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Môi trường văn hóa và chủ thể văn hóa ở An Giang

1.2.1. Môi trường văn hóa tỉnh An Giang

1.2.1.1. Không gian văn hóa

Tuy thuộc vùng văn hóa Nam Bộ, nhƣng An Giang có đặc điểm văn hóa khá khác biệt cả về tự nhiên lẫn nhân văn. An Giang gồm 11 huyện, thị, thành phố:

Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, Châu Phú, Châu Thành, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn. Đây là địa bàn cư trú của nhiều tộc người, tiêu biểu là bốn tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm.

Về vị trí địa lý, An Giang có vị trí địa lý khá đặc biệt. Phía bắc tây bắc của tỉnh giáp Campuchia với đường biên giới dài 104km, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp. An Giang có diện tích tự nhiên 3.424km2, là một trong những tỉnh có diện tích lớn ở Tây Nam Bộ. An Giang ở cạnh một quốc gia láng giềng, đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi văn hóa với nước bạn Campuchia.

Địa bàn tỉnh An Giang ngày nay có sự xếp chồng và đan xen nhiều lớp văn hóa. Nhiền sử liệu ghi lại, từ đầu công nguyên, địa bàn An Giang ngày nay thuộc lãnh thổ vương quốc Phù Nam.

- 31 -

Vương quốc Phù Nam suy tàn trước sự thôn tính của nước Chân Lạp năm 627 [Lê Hương, 1969: 25]. An Giang thời bấy giờ trở thành phần đất thuộc Thủy Chân Lạp. Do nội bộ Chân Lạp chiến tranh liên miên, lại thêm người Khmer có thói quen sinh sống ở vùng cao nên phần lãnh thổ Thủy Chân Lạp vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch, bị bỏ thành hoang vu, rậm rạp [Phan Văn Kiến cb, 2009: 13]. Rất lâu sau mới có những lưu dân người Khmer, Việt, Hoa và Chăm đến khẩn hoang và cư trú vùng này. Sự nối tiếp các nền văn hóa trên địa vực này dẫn đến việc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các thế hệ các tộc người đã và đang cư trú. Những hiện vật của các lớp cƣ dân đã minh chứng cho sự tồn tại và kế thừa văn hóa của họ theo thời gian

Về địa hình, An Giang là tỉnh có địa hình đặc biệt nhất đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phía đông bắc có địa hình đồng bằng phù sa có nhiều cồn bãi (cồn nổi trên sông) gồm các huyện thị An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Phần còn lại vừa gồm một phần thuộc vùng trũng tứ giác Long Xuyên, vừa có địa hình đồi núi xen giữa đồng bằng với các huyện thị Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên, Châu Đốc. Với địa hình phức tạp, vùng này còn đƣợc biết là vùng bán sơn địa gồm hệ thống các cụm núi với 37 ngọn núi lớn nhỏ. Từ lâu, địa danh Thất Sơn đƣợc nói đến để ám chỉ vùng đất An Giang. Nhƣng Thất Sơn gồm những ngọn núi nào? Đến nay vẫn chƣa có câu trả lời thống nhất. Nhiều núi ở An Giang chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh, huyền bí nhƣ núi Sam (nơi phát hiện tƣợng Bà Chúa Xứ núi Sam và trên 200 cơ sở thờ tự lớn nhỏ), núi Két, núi Dài, núi Tƣợng, đặc biệt là núi Cấm - ngọn núi cao nhất trong toàn vùng Thất Sơn với chiều cao 710m, đƣợc xem là nóc nhà của ĐBSCL với hàng trăm điện thờ,… Núi trong dãy Thất Sơn từng là nơi khởi nguồn, phát tích của những nhân vật dị biệt đƣợc biết đến với danh xưng “ông Đạo”, một vài người trong số này đã tạo lập – cho ra đời những tôn giáo nội sinh ở An Giang.

Khi lưu dân Việt đến khẩn hoang và định cư, vùng này là vùng đất sình lầy, hoang vu, rừng rậm um tùm, nhiều sơn lam chướng khí. Sự hoang vu, lạ lẫm của vùng đất mới lạ, dẫn đến con người có tâm lý sợ hãi đối với tự nhiên. Họ buộc lòng phải tôn kính và thể hiện sự tôn kính với các vị “chủ đất” nơi đây thông qua việc

- 32 -

khấn – cúng những đấng siêu nhiên này. Vị thần đầu tiên mà lưu dân Việt phải kiêng nể, hạ mình vái lạy là các vị thần Đất, đặc biệt là các thần Đất bản xứ (Ông Tà, đất đai viên trạch – Thành Hoàng bổn cảnh,…).

Về khí hậu, An Giang thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu sự chi phối của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam, nền nhiệt độ khá tương đồng với các tỉnh thuộc ĐBSCL. Nhƣng điều kiện địa hình có nhiều đồi núi tạo cho An Giang những địa điểm có khí hậu khác biệt. Những ngọn núi cao trong dãy Thất Sơn có khí hậu khá mát mẻ, tiêu biểu là núi Cấm. Núi Cấm ngoài là một địa điểm thuận lợi để nghỉ dưỡng, nó còn là nơi thích hợp cho việc hành hương đến hàng trăm điện thờ, thanh tu của các cƣ sĩ, đạo sĩ,…

Về thủy văn, An Giang là nơi đầu tiên của ĐBSCL tiếp nhận con nước từ sông Mêkong bằng hai nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu. Lượng nước và phù sa dồi dào từ hai con sông này với những phụ lưu, chi lưu của chúng cùng với sông Vàm Nao và hàng trăm kênh rạch lớn nhỏ đã tạo nên cho An Giang một diện mạo sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hình thành nhiều vùng cù lao lớn và cồn nổi trên sông.

Hằng năm, An Giang đón nguồn nước từ Biển Hồ (Campuchia) tạo nên một mùa nước nổi kéo dài từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Mùa nước nổi, nước dâng cao, nhấn chìm đất đai, mùa màng, thậm chí nhà cửa của người dân, kéo theo nạn chuột kéo đàn cắn phá cây trồng, sự ô nhiễm nguồn nước dẫn đến nhiều dịch bệnh,… làm cho đời sống người dân khốn cùng. Tuy nhiên, mùa nước nổi còn đem lại cho họ nguồn lợi thủy sản dồi dào, và đem đến cho những cánh đồng lƣợng phù sa đáng kể, góp phần cải tạo đất đai.

Về sinh thái, với các dạng địa hình cụ thể, ở An Giang hình thành nhiều hệ sinh thái đặc trưng, tiêu biểu như hệ sinh thái đất ngập nước (rừng tràm Trà Sư), hệ sinh thái hồ như búng Bình Thiên; hệ sinh thái trong mùa nước nổi,… An Giang núi rộng, sông dài, đồng bằng phì nhiêu rộng lớn, đại đa số người dân sống bằng nghề nông với việc trồng lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản,… với sự phong phú và đa dạng các loại sản vật nhƣ hàng trăm giống lúa, nếp, hoa màu các loại, kể cả một vài

- 33 -

loại hoa màu thích hợp với thời tiết mát mẻ (núi Cấm); những loài thủy sản đặc trƣng nhƣ cá linh, cá bông lau, cá lóc bông, cá ba sa, cá bống tƣợng,…; cây gỗ quý như mù u, giáng hương, cây sao, cây đồng; dược liệu như hoắc hương, hương phụ, tử tô, bạch thược, đậu khấu, sa nhân, thược dược,… Đời sống người dân gắn liền và phụ thuộc rất lớn vào đồng ruộng, đất đai, vì thế, việc thờ cúng các vị thần Đất, thần bảo trợ, cai quản vùng đất (đất cƣ trú, đất canh tác) là điều hết sức cần thiết và phổ biến trong thời khai hoang, lập nghiệp nơi vùng đất mới.

Từ điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng của An Giang là môi sinh rất thuận lợi cho sự phát triển văn hóa tín ngưỡng của người dân.

1.2.1.2. Giao lưu tiếp biến văn hóa

Như đã trình bày trên, An Giang là nơi lưu giữ nhiều nhất những chứng tích rực rỡ của văn hoá Óc Eo, nền văn hoá tiền sử đầu tiên của địa bàn Tây Nam Bộ.

Đây là nền văn hoá có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII, do người Indonésien và nhiều lớp người ngoại nhập (Thiên Trúc, Nguyệt Thị, Nam Dương…) tạo lập ở đồng bằng Nam Bộ và Đông Campuchia, trên địa bàn trung tâm của vương quốc Phù Nam [Lý Tùng Hiếu, 2012a: 25-40].

Những hiện vật còn lại từ di chỉ khảo cổ Óc Eo trên toàn khu vực miền Nam Việt Nam đã chứng minh vương quốc Phù Nam đã đạt một trình độ kỹ thuật cao thời bấy giờ qua việc tạo ra các dụng cụ dùng trong sinh hoạt, sản xuất, trang sức bằng kim khí, đồ gốm, đồ gỗ,… Nhà nước Phù Nam đã có tổ chức theo quy củ, quyền lực tập trung vào vua, xã hội đã có sự phần tầng giai cấp. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn cổ xƣa này, đời sống tín ngƣỡng của họ đã rất phát triển với sự thịnh vượng của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Những di vật từ hai tôn giáo này của vương quốc Phù Nam ngày nay đã được người Việt tái sinh làm cốt tượng cho những thần linh Việt, được sự chiêm bái nồng hậu của người dân như tượng Phật chùa Linh Sơn (thị trấn Óc Eo – huyện Thoại Sơn), tƣợng Bà Chúa Xứ núi Sam (thành phố Châu Đốc),...

- 34 -

Sau khi vương quốc Chân Lạp bị người Xiêm tấn công, phải dời đô đến Phnom Penh vào năm 1434, rồi dời đến Lovek vào năm 1539, người Khmer đã chuyển trọng tâm đất nước từ tây bắc xuống đông nam Biển Hồ, và tìm đến Nam Bộ định cƣ ngày một đông hơn [Lý Tùng Hiếu, 2012a: 25-40].

Người Việt đến vùng đất An Giang ngày nay từ bao giờ đến nay chưa có cứ liệu chính xác. Năm 1699, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lƣợc cùng tùy tùng đến vùng đất An Giang, đóng trấn tại Tân Châu, lưu dân Việt đã cư trú rải rác ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng ngày nay) [Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013: 221]. Từ thời gian này, người Việt lần lượt định cư ở An Giang ngày càng đông đúc, đến đầu thế kỷ XX mới chấm dứt các đợt di dân đến đây.

Sau người Khmer, người Việt đến và định cư nơi đây, người Hoa cũng lần lượt đến Nam Bộ. Mốc lịch sử đánh dấu sự xuất hiện của người Hoa ở Nam Bộ là vào năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần chấp thuận cho nhóm người Dương Ngạn Địch cùng tùy tùng đến khai khẩn, lập làng ở vùng Mỹ Tho và nhóm người do Trần Thƣợng Xuyên (Trần Thắng Tài) dẫn đầu đến vùng Biên Hòa và Sài Gòn định cƣ.

Năm 1680, Mạc Cửu đến vùng Phương Thành (Hà Tiên) mở sòng bạc, thu thuế

“hoa chi”. Mạc Cửu ngày trở nên giàu có, chiêu tập lưu dân lập các xã thôn ở Phú Quốc, Cần Vọt, Rạch Giá, Trũng Kè, Vũng Thơm, Cà Mau. Năm 1708, Mạc Cửu dâng biểu xƣng thần với chúa Nguyễn và đƣợc phong làm tổng binh, cai quản trấn Hà Tiên bao gồm vùng đất phía Tây sông Hậu ngày nay, tức Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau [Huỳnh Ngọc Trảng cb, 2012: 11], lúc bấy giờ đã có người Việt sinh sống rải rác ở vùng An Giang. Đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận người Hoa theo Nguyễn Hữu Cảnh vào cư trú tại vùng Chợ Mới. Ngoài ra, những làng Minh Hương cũng đồng thời hình thành ở Long Sơn (Tân Châu) và Mỹ Đức (Châu Phú).

Người Chăm ở An Giang được biết với nhiều tên gọi như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku (nhóm người gồm đàn ông người Chăm lấy vợ người Khmer), Mã

- 35 -

Lai, Chiêm Thành, Khơme Islam,… nhưng tộc danh phổ biến nhất là người Chăm.

Người Chăm đến định cư ở An Giang từ giữa thế kỷ XVIII khi đã trải qua nhiều biến cố lịch sử.

Những tộc người lần lượt đến vùng đất An Giang, cùng sinh sống trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Muốn sinh tồn và phát triển họ phải dựa dẫm vào nhau để tăng thêm sức mạnh chống chọi lại thiên nhiên, đấu tranh với giai cấp phong kiến cầm quyền, địa chủ gian ác, các thế lực đế quốc, thực dân, bọn diệt chủng,…

Trải qua mấy trăm năm khai khẩn và định cư tại vùng đất mới họ đã giao lưu, tiếp biến văn hóa lẫn nhau trên nhiều phương diện của đời sống.

Về văn hóa mưu sinh, người Việt vốn có truyền thống trồng lúa nước, tuy nhiên khi vào vùng đất mới, chƣa thông thuộc phong thổ nơi đây, đã tiếp thu kỹ thuật canh tác, trị thủy, các giống lúa của người Khmer. Người Việt với kinh nghiệm làm thủy lợi của mình đã đào hàng ngàn con kênh lớn nhỏ, tiêu biểu là kinh Vĩnh Tế và kinh Thoại Hà, dẫn nước tưới tiêu khắp vùng, giúp tháo phèn rửa chua, ngăn chặn xâm nhập mặn, biến những vùng đất hoang hóa thành những vùng canh tác nông nghiệp trù phú. Cả hai tộc người chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác, chọn giống, làm đất, gieo mạ, cày, bừa, cấy lúa, bón phân đến thu hoạch,…. Hai tộc người Hoa và Chăm cũng dần tiếp thu kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của người Việt với sự phát triển nghề chăn nuôi, trồng lúa, hoa màu. Ngoài ra, người Việt còn tiếp thu kỹ thuật sản xuất và sản phẩm thủ công truyền thống của các tộc người. Người Hoa với truyền thống kinh doanh làm phong phú thêm các ngành nghề thủ công, hàng hóa trên thị trường. Người Chăm với nghề dệt (thổ cẩm, lụa) truyền thống đã cung cấp những sản phẩm độc đáo cho cả vùng. Người Khmer có nghề làm lò hay còn gọi là cà-ràng, nghề dệt thổ cẩm,… Những sản phẩm của các tộc người cộng cư đã được người Việt tiếp thu một cách có chọn lọc, cải biến, lưu hành và sử dụng rộng rãi bất kể là hàng hóa của tộc người nào, chỉ cần nó phục vụ tốt cho đời sống người dân là được.

- 36 -

Về văn hóa ẩm thực, người Việt An Giang tiếp thu có chọn lọc và cải biến cho phù hợp với khẩu vị và hoàn cảnh sống của mình từ nhiều yếu tố trong văn hóa ẩm thực các tộc người cộng cư, với các món ăn phổ biến như món canh xiem-lo, mắm bồ hóc (prahok), đường thốt nốt,… của người Khmer; các món cà ri (bò, dê, gà), tung lò mò (lạp xưởng bò) của người Chăm; các món như bánh bao, bánh trung thu, mì, lẩu, hoành thánh, há cảo, xì dầu (nước tương), trứng muối, trứng bát thảo,… từ người Hoa. Tuy nhiên, các tộc người này cũng đã tiếp thu văn hóa ẩm thực của người Việt từ nguyên liệu đến cách chế biến, những món ăn đặc sản như các loại mắm, các loại khô,… Nhìn chung trong bữa ăn hàng ngày của họ cũng chẳng khác bữa ăn của người Việt là bao, trừ những món ăn thuộc sự kiêng cữ trong văn hóa của từng tộc người.

Về văn hóa phục sức, xét về khía cạnh này, có thể nói trong bốn tộc người tiêu biểu ở An Giang thì người Chăm và người Khmer còn giữ gìn được khá tốt yếu tố văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, một bộ phận của hai tộc người này đã có cách ăn mặc theo người Việt, hoặc có sự tiếp thu mạnh mẽ trang phục Việt. Chiếc áo bà ba trang phục phổ biến của người Việt Nam Bộ, nón lá, khăn rằn (của người Khmer) được sử dụng rộng rãi trong các tộc người ở An Giang. Từ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn hóa trang phục của các tộc người ở An Giang có nhiều biến đổi, đại bộ phận người Việt và người Hoa cùng một bộ phận người Khmer, người Chăm đã ăn mặc theo lối phương Tây từ kiểu dáng, chất liệu ứng với từng hoàn cảnh cụ thể nhƣ quần tây, áo sơ mi, phụ kiện,…

Về văn hóa cƣ trú, với điều kiện tự nhiên đặc thù của An Giang, đa số các tộc người dường như có chung một dạng nhà ở phổ biến là nhà sàn, trừ bộ phận dân cư sống tại vùng đồi núi. Cùng với quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa phương Tây, việc xây dựng nhà tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa phương Tây về kiến trúc, chất liệu, cách bố trí không gian sống, tuy nhìn bề ngoài những ngôi nhà khá tương đồng nhƣng khi tiếp cận từng ngôi nhà vẫn thấy đƣợc nét văn hóa đặc trƣng của từng tộc người.

- 37 -

Về văn hoá tổ chức cộng đồng, những yếu tố truyền thống trong văn hóa tổ chức gia đình của các tộc người Khmer, Hoa, Chăm đã dần biến đổi ngày mang

“hình ảnh” văn hóa Việt. Người Khmer không còn theo chế độ mẫu hệ như cội nguồn của mình mà đã chuyển dần sang hình thức gia đình song hệ dù vẫn giữ đƣợc nhiều nét truyền thống của chế độ mẫu hệ. Người Hoa dường như bị Việt hóa, lễ giáo theo Nho giáo dường như nhạt nhòa.

Về văn hóa tín ngƣỡng, cùng với những tín ngƣỡng truyền thống của mình, người Việt đã tiếp thu nhiều yếu tố trong tín ngưỡng của các tộc người cộng cư.

Người Việt tiếp nhận những thần linh trong tín ngưỡng đa thần của người Hoa như thần Thổ Địa, thần Tài, Ông Thiên, Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng Thƣợng Đế, Ông Bổn,… Việc đặt bàn thờ Ông Thiên là hiện tƣợng phổ biến trong cư dân Hoa, Việt. Người Khmer có đời sống tín ngưỡng rất phong phú, hệ thống thần linh của họ rất đa dạng và đông đảo. Tuy nhiên, người Việt chỉ tiếp thu một loại Ne-ak Ta, mà người Việt gọi là Ông Tà – một vị thần Đất với nhiều quyền năng – giúp bảo trợ đời sống của cả người Việt và người Khmer. Thời gian gần đây, một bộ phận người Khmer đã có những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, họ đã dần tiếp thu những yếu tố trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, Hoa là trong gia đình có thờ thêm Ông Địa – thần Tài, Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân.

Người Chăm An Giang chỉ theo Hồi giáo, không theo các tín ngưỡng bản địa, tuy nhiên văn hóa tín ngưỡng truyền thống của họ ở miền Trung cũng được người Việt tiếp thu và lưu truyền cho đến ngày nay với hình thức thờ Bà Chúa Xứ. Người Hoa cũng đã tiếp thu văn hóa tín ngưỡng của người Việt trong việc thờ cúng Bà Chúa Xứ, các vị anh hùng dân tộc của người Việt,… Có thể nói sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người về khía cạnh tín ngưỡng diễn ra rất lâu dài và mạnh mẽ, dường như ngày càng phát triển, tạo ra diện mạo đa tôn giáo ở An Giang. Tín ngƣỡng thờ Ông Địa – Ông Tà ở An Giang cho thấy rõ có nhiều yếu tố của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người, đặc biệt là giữa người Việt, người Hoa và người Khmer.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ ông địa ông tà của người việt ở an giang (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)