CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA – ÔNG TÀ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG
2.1. Phương tiện thờ cúng Ông Địa – Ông Tà của người Việt An Giang
2.1.1. Hình tƣợng và không gian thờ cúng Ông Địa và Ông Tà
2.1.1.1. Hình tượng và nguồn gốc tượng Ông Địa – Ông Tà a. Hình tƣợng Ông Địa – Ông Tà
Nói đến tín ngƣỡng thờ Ông Địa – Ông Tà đầu tiên chúng ta phải nhận dạng
“diện mạo” của hai vị thần này để có thể xác định sự hiện diện của họ trong văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng.
Ông Địa đƣợc đƣợc xem nhƣ là gia thần đƣợc thờ cúng phổ biến nhất ở Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng. Theo khảo sát của chúng tôi, người Việt An Giang thờ Ông Địa với hai dạng thức là tƣợng Ông Địa và tranh Ông Địa.
Qua đó, chúng tôi khảo sát được hai trường hợp thờ Ông Địa bằng tranh. Ông Địa trong tranh là một người đàn ông trung niên với trang phục quần xanh, áo đỏ, áo không gài nút làm lộ rõ phần ngực to, bụng lớn nhƣ phụ nữ đang mang thai, đầu quấn khăn đỏ, đôi chân trần trong tƣ thế ngồi một chân dựng một chân xếp – một tƣ thế ngồi rất được ưa chuộng của người dân Nam Bộ, tay trái đặt trên mình một con hổ vàng – hổ có nét mặt dữ tợn nhƣng lại nằm trong tƣ thế bị khuất phục. Về nét mặt, Ông Địa có đôi mày cong, đuôi mắt dài, sống mũi thẳng, môi đỏ, dái tai to và dài, râu đen dài. Nếu chỉ xét từng nét riêng lẻ thì mặt Ông Địa có nhiều nét giống nữ giới, nhƣng nhìn tổng thể khuôn mặt thì hiện rõ đây là khuôn mặt của nam giới.
Ông Địa trong tranh vừa thể hiện được nhiều nét của một người đàn ông Nam Bộ vừa pha trộn với yếu tố nhân diện của các vị bồ tát trong Phật giáo Bắc tông. Điều này thể hiện yếu tố dung hợp văn hóa vừa mang yếu tố dân dã của văn hóa dân gian Nam Bộ, vừa mang dáng dấp gần gũi, mộc mạc nhƣng không kém phần uy nghiêm.
- 62 -
Tƣợng thờ Ông Địa có rất nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau tùy thuộc và ý tưởng, hiểu biết cũng như tay nghề của những người chế tác. Tượng Ông Địa đƣợc biết đến với nhiều chất liệu khác nhau nhƣ đất nung, gốm sứ, gỗ, kim loại, đá, thạch cao với nhiều cách chế tác nhƣ điêu khắc, đúc theo khuôn, nặn theo mẫu hay nặn bằng tay theo kiểu dáng độc quyền,… với muôn vàn màu sắc khác nhau. Nhƣ thế, tƣợng Ông Địa vô cùng phong phú và đa dạng với hàng trăm kiểu tƣợng.
Theo khảo sát của chúng tôi, tượng Ông Địa được người Việt ở An Giang thờ có nhiều đặc điểm phong phú, vì thế chúng tôi nhận dạng một cách ƣớc lƣợng để quy các tƣợng Ông Địa đƣợc thờ thành chín dạng tƣợng.
Hình 1
Nguồn: http://nhadep-group.com/
Hình 2
Nguồn: www.dulichtamlinh.net/
Hình 3
Nguồn: tác giả
Hình 4
Nguồn: http://happynewyear.vn/
Hình 5
Nguồn: http://hiephoigomsu.vn/
Hình 6
Nguồn: www.google.com.vn
- 63 -
Hình 7
Nguồn: kiengiangmuaban.com/
Hình 8
Nguồn: http://nhasachtinhlien.com/
Hình 9
Nguồn:congdongdulich.com.v/
Trong chín nhóm tƣợng đƣợc khảo sát, tƣợng Ông Địa đƣợc thờ nhiều nhất là tượng Ông Địa ở hình 3 với 54 người thờ, thứ nhì là tượng Ông Địa hình 8 với 49 người thờ, thứ ba là tượng Ông Địa ở hình 1 với 42 người thờ, thứ tư là tượng Ông Địa ở hình 4 với 35 người thờ, còn các dạng tượng còn lại mức độ được thờ ít phổ biến hơn (xem chi tiết trong phụ lục 4).
Mỗi dạng tƣợng có nhiều nét khác biệt, tuy nhiên đối với hình tƣợng Ông Địa của người Việt Nam Bộ nói chung và người Việt An Giang nói riêng có những đặc điểm nhận diện chung nhất, Ông Địa là một người đàn ông trung niên, khác với ông Thổ Địa trong truyền thống văn hóa của người Hoa - một ông lão với bộ râu trắng dài. Thần Thổ Địa ở các chùa Hoa (đền miếu) có mỹ tự “Phước Đức Chánh Thần”.
Ảnh tƣợng thờ là hình ảnh một ông quan cấp nhỏ [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a:
23]. Phước Đức Chánh Thần là “Thần địa phương”, tức thần bảo hộ một khu đất có giới hạn: khuôn viên đền, miếu, chùa chiền, một con hẻm, một khu phố… Thần Đất
“Ngũ phương Ngũ thổ Long thần” giúp việc buôn bán, làm ăn phát đạt, gia đình bình an. Tranh vẽ Trung Quốc các thần này là 5 vị quan mập mạp cùng đẩy chiếc xe chở đầy ngọc ngà châu báu. Cả quan niệm tín ngƣỡng và hình tƣợng đều biểu hiện đây là loại thần tài lộc. Chính vì vậy, trong không ít trường hợp đã có sự tích hợp giữa các thần này với thần Tài thành một danh hiệu duy nhất là “Ngũ phương Tài thần” [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 1993a: 131, 132]. Ông Địa của người Việt là một
- 64 -
người đàn ông tướng to béo, đầu hói hoặc trọc, hình dáng Ông Địa thường là bụng bự, vú to, đôi lông mày cong, má hồng hào, đôi môi đỏ,… mặc áo không gài nút, mặt phúc hậu, miệng cười hả hê, đầu chít khăn xéo, tượng ngồi chân co chân duỗi hay dựa lƣng, toát lên vẻ no đủ, hào sảng, phóng khoáng, bên cạnh cũng mang vẻ hài hước.
Ngoài những đặc điểm chung của tƣợng Ông Địa thì mỗi dạng tƣợng Ông Địa lại có những yếu tố riêng nhƣ:
Tƣợng Ông Địa hình 3, má lúm đồng tiền, lông mi dài và cong, tay phải đặt lên đầu gối, tay trái có khe cắm vừa một điếu thuốc (thuốc lá), tổng thể khuôn mặt nếu bỏ ra bộ râu đen thì hoàn toàn là khuôn mặt của một người phụ nữ đầy đặn, đây là tƣợng Ông Địa đƣợc thờ nhiều nhất và đây cũng là tƣợng Ông Địa mang dáng dấp vui vẻ và gần gũi nhất.
Tƣợng Ông Địa hình 8 rõ ràng là nhân dạng của Phật Di Lặc của Phật giáo Bắc tông. Mặt tƣợng không có râu, tay phải cầm ngọc nhƣ ý, tay trái cầm chuỗi hạt, ngồi trên tòa sen. Cũng là hình tƣợng của Phật Di Lặc, tƣợng đƣợc xem là Ông Địa trong hình 9 trong tƣ thế đứng, hai tay nâng cao một thỏi vàng. Hai dạng tƣợng này mang ý nghĩa cầu tài lộc rất rõ với những phụ tùng là ngọc nhƣ ý và thỏi vàng – đều tƣợng trƣng cho sự may mắn và giàu có. Hình tƣợng Phật Di Lặc có nhiều nét giống với tượng Ông Địa của người Việt Nam Bộ biểu hiện qua hình dáng bụng bự, vú to, mặt cười tươi rạng rỡ, có lẽ vì thế mà người ta lầm tưởng đó là tượng Ông Địa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người thờ dạng tượng này cũng đã nhận diện rõ đó là tượng Phật Di Lặc nhưng vẫn thờ theo cách hiểu là tượng Ông Địa vì sự vui tươi thể hiện trên khuôn mặt tƣợng cũng giống nhƣ những kiểu tƣợng Ông Địa khác.
Tượng Ông Địa trong hình 2 và hình 6 gần như tương đồng là Ông Địa đều ngồi dựa vào cọp vàng – cọp với nét mặt ngoan hiền, khuất phục; một tay đặt lên đầu gối, một tay có khe cắm điếu thuốc; chỉ khác nhau là vị trí đặt hai chân trái ngƣợc nhau. Hình ảnh Ông Địa cƣỡi cọp tƣợng trƣng cho địa vị của vị thần Đất này rất cao trong lòng người dân, vị thần này có thể chế ngự cả “chúa sơn lâm” hung
- 65 -
tợn. Đó còn được ngầm hiểu là sự trông cậy, nương tựa của người dân vào sức mạnh siêu nhiên của vị thần Đất mà họ tôn kính, vị thần Đất có thể bảo vệ, che chở cho cuộc sống của họ thoát khỏi những mối nguy hiểm của hoàn cảnh sống.
Tượng Ông Địa hình 1 và hình 5 lại có nhiều nét tương đồng, về phụ tùng cũng nhƣ tƣ thế. Cả hai kiểu tƣợng, tay phải Ông Địa cầm quạt (hình dạng nhƣ quạt ba tiêu), tay trái Ông Địa đặt trên một thỏi vàng, có khe cắm thuốc và trên mình Ông Địa có ba đồng tiền vàng. Hai tƣợng chỉ khác nhau về tạo tác hình dáng và chất liệu, cùng với nét mặt tƣợng Ông Địa hình 5 có vẻ già giặn hơn. Ông Địa cằm quạt tạo phong thái an nhàn hưởng lạc, dường như con người tạo ra hình dáng Ông Địa với mong muốn mình cũng đƣợc no đủ, sung túc, an nhàn nhƣ hình ảnh của Ông vậy.
Tƣợng Ông Địa hình 4 và hình 7 tay không có khe cắm điếu thuốc nhƣng trên mình có nhiều thỏi vàng và đồng tiền, tƣợng hình 7, tay phải Ông Địa còn cầm ngọc như ý. Hai kiểu tượng này mang nét giao lưu tiếp biến văn hóa Hoa rất rõ nét. Ông Địa với quyền năng ban tài lộc càng đƣợc thể hiện rõ, tuy nhiên lại mất đi vẻ dân dã, thiếu sự gần gũi, không giống với người nông dân Nam Bộ.
Ngoài ra, còn rất nhiều hình dạng tƣợng Ông Địa với nhiều tƣ thế khác nhau.
Hình tƣợng của Ông Địa phong phú, đó chính là biểu hiện của sự sáng tạo trong đời sống, tín ngưỡng cũng như một đặc trưng trong tính cách của người dân nơi đây. Họ cố gắng tạo ra hình tƣợng một vị thần vừa linh thiêng vừa bình dị, gần gũi và rút ngắn dần khoảng cách giữa người dân với các vị thần của mình.
Người Việt An Giang thờ Ông Địa thường thờ kèm với thần Tài. Thần Tài được người Việt thờ rộng rãi khoảng đầu thế kỷ XX cho đến nay, nhưng sự xuất hiện của vị thần này ở nước ta đã có từ lâu, đặc biệt là khi như lưu dân người Hoa đến cƣ trú tại vùng đất Nam Bộ ngày nay. Một điều đặc biệt là tƣợng thần Tài đƣợc người Việt ở An Giang nói chung và Nam Bộ nói riêng có nhiều dáng dấp giống với vị Thổ Địa Công (ông Thổ Địa) – Phước Đức Chánh Thần trong văn hóa Trung Hoa, nhƣ theo tác giả Đinh Hồng Hải: hình mẫu vị thần Tài trong văn hóa Việt Nam
- 66 -
lại đƣợc lấy từ nguyên mẫu Thổ Địa vùng nam Trung Hoa với bộ râu trắng [Đinh Hồng Hải, 2015: 31]. Thần Tài được người Việt thờ có nhân dạng là một ông lão với râu, tóc bạc trắng, người mặc quan phục, đầu đội mũ quan, gương mặt phúc hậu, có phần trang nghiêm, hai tay nâng một thỏi vàng hoặc một tay cầm thỏi vàng, một tay cầm ngọc nhƣ ý. Trong khi, thần Tài đƣợc thờ ở Trung Quốc hay đƣợc một số người Hoa thờ ở Việt Nam, cụ thể là tại An Giang lại mang dáng dấp của một người đàn ông trung niên với bộ râu đen, dài, nét mặt điềm đạm, vui vẻ. Sự biến đổi về nhân dáng tượng thần Tài đã minh chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Việt và người Hoa. Một bộ phận còn thờ phối hợp tượng Ông Địa – thần Tài cùng với tượng Phật Di Lặc (tượng to, thường được đặt ngay phía trên trang thờ Ông Địa) – đây cũng là một dạng thần Tài do tiếp thu mạnh mẽ từ văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa. Người Việt tiếp nhận thần Thổ Địa của người Hoa nhưng lại cải biến tên gọi và cụ thể hóa chức năng thành vị thần ban phát tài lộc và giữ nguyên vị thần Đất của mình với nhân dáng một người đàn ông đúng chất Nam Bộ.
Tất cả những biểu hiện của hai dạng tượng đó đều chứng tỏ đây là một người giàu có, bậc phú gia, thể hiện sự mong mỏi của người dân thông qua việc tạo tác hình dáng tƣợng. Việc tiếp biến văn hóa này đã thể hiện sự chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa bản địa và nhu cầu tâm linh của người Việt ở An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung, mỗi vị thần đáp ứng cho người dân một nhu cầu thiết yếu của mình.
Việc thờ Ông Địa chung với thần Tài, qua khảo sát, chúng tôi cũng ghi nhận được một vài quan điểm cho thấy người thờ có sự phân định khá cụ thể về chức năng của hai vị thần. 120 trường hợp cho rằng chức năng của hai vị này cụ thể là Ông Địa cai quản gia đình, thần Tài đem đến tài lộc; 60 trường hợp cho rằng Ông Địa trông nhà, thần Tài giữ tiền của. Ngoài ra, một vài trường hợp thờ chung vì thấy đa số mọi người đều thờ như thế chứ không rõ chức năng của hai vị thần, phần thì nghĩ hai vị thần này là bạn thân của nhau nên đƣợc thờ chung (có lẽ do đƣợc thờ chung nên mọi người nghĩ hai vị thần là bạn thân với nhau chứ thật chất họ không hiểu rõ thời điểm xuất hiện và nguyên cớ của sự tích hợp hai vị thần chung một
- 67 -
trang thờ như thế). Qua đó ta thấy, việc thờ cúng thần linh của người Việt An Giang hầu như là dựa vào cảm tính vào bắt chước theo niềm tin của nhau, khi mọi người đều lan truyền sự linh thiêng của một vị thần hay một đối tƣợng nào đó thì vị thần hoặc đối tượng đó sẽ dễ dàng thu hút được nhiều người tin theo và thờ cúng.
Trường hợp thờ Ông Địa và thần Tài cũng không ngoại lệ, vì có thể nhiều người thờ vì theo tâm lý số đông chứ hoàn toàn chƣa hiểu rõ về quyền năng của các vị thần.
Ông Địa không chỉ đƣợc thờ tự mà còn trở thành nhân vật của nhiều hình thức diễn xướng nghi lễ: Địa trong tiết mục “Gia quan tấn tước” của tổ hợp Xây Chầu – Đại bội trong lễ Kỳ Yên tế thần Thành Hoàng ở đình làng; Địa là một trong hai nhân vật của Chặp bóng – tuồng Địa – Nàng (một tiết mục diễn xướng), Ông Địa trong múa lân và Địa trong trò diễn cầu mưa. Nói chung, các hình thức diễn xướng nghi lễ và chúc tụng (múa lân), hình tƣợng Thổ Địa có khác nhau. Song đặc điểm chung nhất là cái bụng bự [Huỳnh Ngọc Trảng – nnk, 2013: 117].
Những vị thần Đất được thờ bởi người Việt ở An Giang ít nhiều cũng mang yếu tố giao lưu tiếp biến văn hóa với các tộc người cộng cư, Ông Địa – thần Tài là nhóm thần Đất mang nhiều yếu tố ảnh hưởng từ văn hóa của người Hoa. Còn vị thần Đất chịu ảnh hưởng của người Khmer phải kể đến là Ông Tà. Ông Tà cũng là một vị thần được thờ cúng phổ biến tại An Giang, người Khmer lẫn người Việt đều thờ Ông Tà bằng vật tượng trưng là những hòn đá, người ta tin tưởng Ông Tà là viên đá, cũng nhƣ Thần nhập vào viên đá và khi thần không muốn ở nữa thì bỏ đi, viên đá tự nhiên mất tích. Ngoài những viên đá, người ta còn thờ những tượng đá bị vỡ, hoặc có khi một miếng sỏi thường. Có người cầu kỳ vẽ mặt mũi trên viên đá, hoặc đội khăn đỏ lên [Lê Hương, 1969: 71, 72]. Việc thờ Ông Tà bằng những hòn đá, kho tàng truyện cổ dân gian của người Khmer có những câu chuyện giải thích về nguồn gốc của Ne-ak Ta. Trong đó, có thể kể đến truyện về Nạt Tà:
Ngày xƣa, có hai cha con nghèo khổ sống trong một ngôi làng heo hút. Vào một mùa mưa, người cha bệnh nặng qua đời. Người con nghĩ rằng không nên chôn cha gần mộ phần của những người nhà giàu vì bản thân nghèo khó nên anh ta đã đem
- 68 -
xuyên mang bánh trái đến cúng, viếng mộ cha. Một hôm, viếng mộ cha, gặp lúc trời mưa to, người con không về được nên ở lại bên mộ cha. Đêm xuống, linh hồn người cha xuất hiện, hỏi người con có ước nguyện gì không? Người con bảo muốn được mọi người kính trọng, thậm chí là nhà vua cũng phải quỳ lạy khi gặp anh. Linh hồn người cha bảo ước nguyện của con sẽ thành và dặn người con sáng mai dậy sớm, ra khỏi nơi này, đi theo con đường dưới chân núi đến khi nào thấy ba ngọn núi nằm kề nhau, hãy gắng vượt qua. Sau đó sẽ đến con đường nhỏ, dọc theo đường là ba cây cổ thụ. Dưới gốc cây có một tảng đá sáng có hoa văn và nhiều dây leo, đó là tảng đá dành cho người có phước, hãy ngồi lên tảng đá đó. Thức dậy, người con làm theo lời dặn dò của người cha. Khi đến bên tảng đá, sau bảy ngày bảy đêm, người con leo lên ngồi và lập tức biến thành đá – gọi là Nạt Tà. Kể từ đó, người dân trong vùng đến đây cúng tế và trở thành phong tục. Một hôm nọ, có một ông quan đƣa con gái đi lấy chồng ngang qua đó. Thấy cô gái xinh đẹp, Nạt Tà kéo cô gái đặt lên một tảng đá gần mình, cô gái lập tức biến thành đá. Viên quan van xin Nạt Tà tha cho cô gái nhƣng không được nên sinh lòng thù hận. Sau đó, viên quan ngã bệnh và chết. Trước khi chết, viên quan căn dặn vợ hãy để bốn cục than ở bốn góc quan tài với mục đích dùng bốn cục than đốt bốn góc chòi của Nạt Tà sau khi ông chết. Biết ý định này, Nạt Tà biến thành một ông già khuyên vợ viên quan không nên làm sai tập tục. Nghe lời khuyên nhƣng bà vợ chỉ lấy bớt ba cục than vì không quên lời trăn trối của chồng.
Sau khi chết, viên quan đã đem cục than ở góc quan tài đi đốt một góc chòi của Nạt Tà [dẫn theo Đào Thị Hồ Phương, 2011: 31].
“Đá Ông Tà” thường là những hòn đá hình tròn hoặc bầu dục, mặt đá nhẵn bóng, kích thước to nhỏ rất đa dạng, nhỏ thì đường kính 2-3cm, trung bình thì 10 – 20cm, lớn có khi đến 1m,… Đôi khi chúng ta cũng chứng kiến những hòn đá Ông Tà mang hình dáng lạ mắt, thô nhám. Hiếm gặp hơn nữa là Ông Tà được thờ dưới hình dạng một nam thần mang dáng dấp đặc trƣng của các nam thần trong văn hóa Khmer nhƣ tƣợng Ông Tà ở Chót Ông Tà (núi Ba Thê – huyện Thoại Sơn), ở đây, Ông Tà đƣợc đồng nhất với Sơn thần – vị thần cai quản, bảo trợ vùng núi non Ba Thê.