Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28 - 34)

1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã có những bước tiến phát triển vượt bậc và trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới nếu xét về GDP và thứ 3 nếu xét về kim ngạch XNK sau gần 30 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 9%/năm, Trung Quốc được coi là quốc gia có sự phát triển “thần kỳ” và có thể sẽ vượt Mỹ để giành lại ngôi vị số 1 thế giới vào năm 2050.

Để có được những thành tựu phát triển ngoạn mục như ngày nay, Trung Quốc đã thực hiện cải cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Bài viết này đề cập đến một số biện pháp chủ yếu mà Trung Quốc đã sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp dựa trên những nguyên tắc của kinh tế thị trường sau khi gia nhập WTO. Những cam kết của Trung Quốc trong WTO là rất đa dạng, bao gồm khoảng 700 cam kết tập trung trong 7 nhóm ngành phù hợp với đặc thù phát triển của từng ngành: nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và các dịch vụ internet và truyền thông.

Theo quan điểm của Trung Quốc, xuất khẩu có nghĩa là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo chứ không phải là xuất khẩu khoáng sản hay nông sản. Từ đó, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược xuất khẩu 3 giai đoạn:

 Giai đoạn chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động

 Giai đoạn chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ, bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành phẩm công nghiệp cần nhiều vốn

 Giai đoạn tập trung xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ-kỹ thuật tiên tiến

Với phương châm đó, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây:

1.4.1.1 Cải cách chính sách tài chính

Mục tiêu của cải cách này theo yêu cầu của WTO là đảm bảo cho hệ thống tài chính-tiền tệ hoạt động theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo

tính minh bạch và loại trừ khả năng sử dụng công cụ này để bóp méo thương mại hoặc gây cản trở cho hoạt động thương mại đa phương.

+ Thuế quan:

Trung Quốc đã điều chỉnh thuế quan theo hướng: đánh thuế nhập khẩu thật thấp hoặc miễn đối với các nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, cao hơn đối với thành phẩm hay bán thành phẩm và rất cao đối với những sản phẩm nhập khẩu ảnh hưởng đến năng lực sản xuất hay khă năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Mức thuế quan nhập khẩu trung bình của Trung Quốc theo cam kết WTO giảm từ 23% năm 1996 xuống 15,3% năm 2001, 12% năm 2002 và 9,3% năm 2005, trong đó, thuế nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô tương ứng giảm từ 80% tính từ 1/1/2002 xuống còn 25% và 10% vào ngày 1/1/2006. Biểu thuế XNK đối với 17 mặt hàng dệt đã được bãi bỏ vào tháng 8/2005. Biểu thuế XNK bao gồm 4 mức: Thuế Tối huệ quốc MFN, thuế khu vực hợp tác BA, thuế ưu đãi đặc biệt SFN và thuế suất phổ thông GEN.

Như vậy, thông qua thuế Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng cách:

 Áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc đối với những sản phẩm trung gian cho các ngành ưu tiên phát triển và hoàn thuế cho những sản phẩm dùng để chế biến hàng xuất khẩu có sử dụng đầu vào từ nước ngoài và gia tăng thu hút FDI;

 Hạ thấp hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu. Biện pháp này không trái với quy định của WTO

+ Phi thuế quan:

- Quyền kinh doanh XNK:

Để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động kinh doanh XNK, Trung Quốc đã có những cải cách đột phá: từ chỗ Nhà nước độc quyền ngoại thương đến cho phép các đơn vị trong đặc khu kinh tế, các công ty có quy mô lớn, các công ty công nghệ cao thực hiện thí điểm đăng ký kinh doanh XNK hàng hoá,

tháng 12/2001 sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh XNK cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, có một số mặt hàng chủ lực vẫn do doanh nghiệp Nhà nước chỉ định thực hiện làm đầu mối kinh doanh XNK như: hoá chất, ô tô... Từ tháng 1/2002, các công ty XNK có vốn tối thiểu 603000 USD, các doanh nghiệp FDI có KNXK hàng năm đạt trên 10 triệu USD được quyền hoạt động thương mại đối với hầu hết các loại sản phẩm và được quỳên nhập khẩu các sản phẩm với mục đích marketing thử nghiệm. Sau 3 năm (đến 1/1/2004), tất cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI đều được tham gia hoạt động thương mại quốc tế mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về vốn, về quyền sở hữu, về lĩnh vực kinh doanh hay về công nghệ nữa. 1/1/2005, mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước, dù có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc hay không, đều được tham gia kinh doanh XNK trong các lĩnh vực mà pháp luật nước này không cấm. Kết quả là, số doanh nghiệp kinh doanh XNK đã tăng lên nhanh chóng: từ 35000 doanh nghiệp trong nước và 150000 doanh nghiệp FDI, thì nay đã lên tới hàng triệu doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này(20). - Hạn chế định lượng: Trung Quốc cho phép tự do XK hàng hoá và công nghệ (trừ một số ngoại lệ nhất định). Đối với hàng nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của Chính phủ, Trung Quốc thực thi hạn ngạch và giấy phép nhằm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của hàng nhập khẩu đối với cơ cấu ngành công nghiệp và cân đối của nền kinh tế.

Trung Quốc đã cam kết xoá bỏ quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu đối với hầu hết các loại sản phẩm ngay từ thời điểm gia nhập. Đến năm 2001, còn 33 loại hàng hoá phải chịu hạn chế này. Từ 1/1/2002, 19 loại hàng hoá còn lại phải chịu hạn ngạch và giấy phép bao gồm 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải chịu hạn ngạch và giấy phép như: ô tô, xe máy và những phụ tùng chính, tivi màu, tủ lạnh và máy nén khí, thiết bị quay video và phụ tùng chính, máy điều hoà và 7 loại chỉ chịu hạn ngạch như: nguyên liệu nhạy cảm với màu, hoá chất được sử dụng làm vũ khí hay sản xuất ma tuý, thiết bị sản xuất CD và VCD. Từ 1/11/2003 cắt giảm thêm 8 loại; năm 2004 cắt giảm thêm 2 loại là săm lốp ô tô, một số loại ô

tô và linh kiện phụ tùng ô tô chính; và đến 1/1/2005, xoá bỏ hạn chế định lượng đối với 6 chủng loại gồm 337 mặt hàng cụ thể và xoá bỏ hạn ngạch đối với các sản phẩm thuộc ngành ô tô. Đối với các loại sản phẩm khác như: hoá chất phải chịu sự quản lý bằng cả giấy phép và hạn ngạch; ô tô, các linh kiện quan trọng của ô tô và thiết bị sản xuất CD chỉ bị ràng buộc bằng giấy phép nhập khẩu một cách minh bạch và không phân biệt đối xử.

1.4.1.2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Để thực hiện thành công chính sách thu hút FDI, đặc biệt ưu tiên trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao, bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, KCN, KCX, KCNC, xây dựng môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi, Trung Quốc đã tích cực hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài, đến tháng 12/2002, đã có 3 Văn bản luật và quy định điều chỉnh và/hoặc ảnh hưởng đến FDI: Luật liên doanh nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp hợp tác nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các quy định hướng dẫn thi hành. Đồng thời, Trung Quốc còn mở rộng quyền kinh doanh XNK cho các nhà ĐTNN.

Từ năm 2001-2010, nếu doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực được khuyến khích hoặc thuộc diện được phép, nhưng phải xuất khẩu trực tiếp toàn bộ sản phẩm, thì được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% hoặc được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 10 năm, nếu đầu tư vào miền Tây hay miền Trung; những dự án thuộc loại hạn chế mà đạt doanh thu xuất khẩu trên 70%/tổng doanh thu thì được xếp vào dự án được phép nhưng phải có sự thông qua của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ĐTNN cũng được phép liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhưng không được mua cổ phần chi phối hay đa số cổ phần trong ngành nghiệp công nghiệp.

Từ ngày 1/1/2006, các doanh nghiệp ĐTNN được phép giữ cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi tái cơ cấu nhanh chóng (trừ những doanh nghiệp có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia).

Là thành viên của WTO, Trung Quốc phải thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, khi cần thu hút FDI, thì nước này vẫn có thể dành ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp FDI mà không có ngoại lệ như: có quyền lập tài khoản ngoại tệ và nội tệ ở mọi ngân hàng; được tự do tuyển dụng lao động theo nguyên tắc quy định về lương tối thiểu và quyền của người lao động. Chẳng hạn, Trung Quốc đã đề ra chính sách “3 miễn, 3 giảm” cho các doanh nghiệp mới thành lập trong KCNC – nghĩa là miễn thuế 3 năm đầu và giảm thuế 3 năm tiếp theo, nhưng giảm bao nhiêu thì cho phép các địa phương tự quy định để cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào khu vực của mình; xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm tạo lực hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN (hiện Trung Quốc có khoảng 60 KCNC quốc gia). Nhờ thực hiện chính sách này mà Trung Quốc đã thu hút được hàng chục tỷ USD vốn FDI vào các khu kinh tế trong cả nước, KNXK do các doanh nghiệp này đóng góp tăng từ 9,4% năm 1989 lên khoảng 50% trong tổng KNXK năm 2001. (xem bảng 1.7)

Bảng 1.7: FDI vào quốc gia và khu vực (tỷ USD)

2001* 2002* 2003 2004 2005

Mỹ - - 56,8 95,9 106

Nhật Bản - - 6,3 7,8 9,4

Trung Quốc 46 52,7 53,5 60 70

Hồng Kông - - 13,6 34 39,7

Đ-N&Đ-N A - - 94,7 137,8 142,6

Nguồn: Lê Bộ Lĩnh...(như bẳng 1.1); chú thích: (*)- Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới (2006), số 2.

1.4.1.3 Một số biện pháp khác

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại:

Để mở rộng thị trường XNK cũng như hạn chế sự cạnh tranh của các đối thủ do xu hướng ký kết các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương như EU, NAFTA, Trung Quốc đã thực hiện chính sách hướng ngoại kể từ năm 1979.

Đến nay, Trung Quốc đã có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với một số nước và khu vực như:

Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc-Nga-Hàn Quốc, Trung Quốc-Chi Lê. Việc ký kết này vừa là cách thức để Trung Quốc có thể tận dụng những lợi thế về đối xử đặc biệt và khác biệt trong WTO, vừa để cạnh tranh với các nước và khu vực khác trong hoạt động thương mại quốc tế. Kết quả là, KNXNK của Trung Quốc với các nước, các khu vực tăng lên nhanh chóng: quan hệ buôn bán hai chiều 6 tháng đầu năm 2005 với EU đạt trên 100 tỷ USD, tăng 23,6%; với Mỹ là 96,26USD, tăng 25%; với Nhật Bản là 86,54USD, tăng 10,2%; với ASEAN là 59,76 USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2004, chiếm tới 30%/tổng KNXNK của nước này(6).

Phát triển nguồn nhân lực

Để có thể đứng vững trên thị trường nước ngoài, bên cạnh các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc còn coi trọng yếu tố con người, nhất là khi thế giới đang bước vào xã hội thông tin, xã hội tri thức, ở đó, lợi thế cạnh tranh không còn dựa vào lợi thế so sánh truyền thống nữa mà nó chủ yếu phụ thuộc vào “chất xám”, công nghệ-đó chính là khả năng quản lý, khă năng tạo ra những sản phẩm mới, công nghệ mới hiện đại. Hiện nay, số lao động trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 30%, dịch vụ chiếm trên 30%, góp phần nâng cao sản lượng công nghiệp trong toàn nền kinh tế và giành vị trí thứ 3 thế giới vào năm 2005.

Trong những năm qua, nước này đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nhân tài như: thưởng 2 triệu NDT cho các nhà khoa học có học vị tiến sỹ dưới 40 tuổi làm việc trong nước, thưởng 1triệu NDT cho những nghiên cứu tốt ở các KCNC, ưu đãi cho đội ngũ tri thức trẻ về nước làm việc thông qua việc lập các phòng liên lạc tại các nước để tuyên truyền và lôi cuốn họ... Đến nay, Trung Quốc đã thành lập gần 80 trung tâm R&D, thu hút được 450/500 TNCs lớn nhất thế giới, gần 1000 trung tâm R&D đang hoạt động tại đây(6) ; KNXK sản phẩm CNTT và viễn thông đạt 123 tỷ USD năm 2003, năm 2004 là 180 tỷ USD, 11 tháng năm 2005 xuất khẩu mặt hàng này đạt 194 tỷ tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó,

KNXK sản phẩm CNTT và viễn thông của Mỹ đạt 137 tỷ USD vào năm 2003 lên 149 tỷ USD năm 2004 (13).

Như vậy, sau gần 30 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nhất là khi trở thành thành viên của WTO từ tháng 12/2001, Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới và bắt đầu trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao hàng đầu thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)