Chương II: Xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam
2.1 Thực trạng chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam
2.1.2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, những thành tựu kinh tế-xó hội mà nước ta đó đạt được là rất lớn, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ĐTNN. Chính vỡ thế, vị trớ và vai trũ của ĐTNN trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định. Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 là điểm khởi đầu đánh dấu bước đi đầu tiên trong cuộc cạnh tranh thu hút ĐTNN của Việt Nam. Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện phát triển của nước ta, Luật Đầu tư nước ngoài đến nay đó qua 5 lần sửa đổi và bổ sung với nội dung ngày càng được nới lỏng hơn nhằm tăng cường thu hút ĐTNN.
Luật ĐTNN (sửa đổi) tháng 11/1996 được ban hành là bước quá độ nhằm tiến tới một mặt bằng pháp lý cho Luật Đầu tư chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, Luật cũn phải phỏt huy được lợi thế của Việt Nam sau khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trong khi cũn đang ở trỡnh độ phát triển thấp, đồng thời, hạn chế được tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với việc thu hút FDI, trường hợp khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á là một ví dụ điển hỡnh.
Theo quy định của Luật 1996, các nhà ĐTNN được phép hoạt động trong tất cả các ngành không bị cấm dưới nhiều hỡnh thức khác nhau. Bên cạnh đó, Luật cũng có thêm các quy định thuận lợi hơn cho các nhà ĐTNN như: không áp đặt mức đóng góp vốn tối thiểu; cho đóng góp bằng vốn, máy móc, thiết bị, hay nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sản xuất; quyền lợi và tài sản hợp pháp của họ được bảo vệ; thủ tục cấp phép linh hoạt hơn với thời gian cấp phép là 60 ngày (trước là 3-6 tháng), Thêm vào đó, các nhà ĐTNN còn được hưởng mức thuế lợi tức ưu đói 20%, 15%, hay 10% so với mức thường là 28% nếu đầu tư vào lĩnh vực khuyến khích hay đặc biệt khuyến khích trong thời gian nhất định; được góp vốn bằng VNĐ có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam; cho phép doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam được liên doanh với nhà
ĐTNN và doanh nghiệp trong nước để thành lập liên doanh mới. Ngoài ra, Luật mới này cũng đó quy định cụ thể về nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị nếu có quá bán số thành viên có mặt tại cuộc họp nhất trí. Quy định này đó tiến gần hơn với thông lệ quốc tế, đảm bảo lợi ích của nhà ĐTNN, doanh nghiệp trong nước và Nhà nước Việt Nam.
Luật ĐTNN năm 2000 đó được sửa đổi và bổ sung theo hướng thuận lợi hơn cho nhà ĐTNN, đồng thời, khắc phục được những hạn chế gây ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư. Chẳng hạn: các nhà đầu tư được phép chuyển đổi hỡnh thức đầu tư bằng cách tách hay sáp nhập với điều kiện là giấy phép đầu tư cũn hiệu lực; được chuyển đổi quyền sở hữu sang vốn liên doanh; được mua ngoại tệ cần thiết cho hoạt động của họ tại các ngân hàng, và được mở tài khoản tại ngân hàng ngoài Việt Nam nếu được sự cho phép của NHTW Việt Nam; được phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại các ngân hàng của Việt Nam và tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; được đền bù trong trường hợp có sự thay đổi về Luật gây thiệt hại cho họ;
được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng cho dự án FDI trong vũng 5 năm ở các lĩnh vực, các vùng đang được khuyến khích đầu tư.
Sau việc ban hành Luật ĐTNN-2000, Chính phủ Việt Nam vẫn không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI như: xóa bỏ chế độ hai giá có tính phân biệt đối xử đối với một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; điều chỉnh Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích các doanh nghiệp FDI thuê lao động và cán bộ quản lý Việt Nam; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ trong các KCN-KCX; mở rộng diện đăng ký cấp phép kể cả qua website của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố.
Để tăng cường thu hút ĐTNN trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Luật Đầu tư chung ra đời đó tạo bước đột phá trong chính sách thu hút ĐTNN tại Việt Nam, đặc biệt là sau gia nhập WTO. Luật đã bổ sung một số điểm quan trọng khá hấp dẫn cho nhà ĐTNN, chẳng hạn, đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải
tuân theo lộ trỡnh thực hiện cam kết quốc tế trong cỏc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: lĩnh vực tác động đến quốc phũng, an ninh quốc gia; lĩnh vực tài chính, ngân hàng; kinh doanh bất động sản, môi trường sinh thái; giáo dục và đào tạo. Nhà ĐTNN được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Việc ưu đói đầu tư thông qua miễn giảm thuế và các hỡnh thức khỏc cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. (Xem phụ lục về ưu đói đầu tư và mục 2.1.3)
Cùng với sự phát triển của đất nước trên con đường đổi mới, sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô trong việc thu hút vốn ĐTNN, khu vực có vốn ĐTNN đó mang lại những thành tựu rất đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Nếu như năm 1995 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 1,47 tỷ USD, năm 2001 đạt 6,8 tỷ USD, năm 2005 là 18,52 tỷ USD, và năm 2006 cũn cao hơn lên tới trên 22 tỷ USD, chiếm trên 57% trong tổng KNXK của cả nước(6;17); số dự án đầu tư của các nhà ĐTNN cũng ngày một tăng cao: trong 10 năm (1988-1998)(16) có 2048 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 34 tỷ USD, thỡ riờng năm 2005(15) có 798 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư là trên 4 tỷ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là khoảng 2,4 tỷ USD với 528 dự án, chiếm 66,2%/tổng dự án ĐTNN (đầu tư trong ngành công nghiệp nhẹ và nặng tương ứng khoảng 643 triệu USD và 1,6 tỷ USD với 249 và 225 dự án), điều đó đó gúp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp trong GDP và trong xuất khẩu ngày càng cao; số doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng nhanh, đến năm 2006 đó cú gần 7000/200000 doanh nghiệp từ khoảng 100 quốc gia phủ súng ở trờn 40 tỉnh thành trong cả nước, thu hút gần 20% số lao động vào làm việc, trong đó có khoảng 130 doanh nghiệp xuất khẩu giày dép; 200 doanh nghiệp điện tử; trên 300 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu; số doanh nghiệp dệt may cũn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực, thỡ kết quả đó chưa phải là lớn. Nhưng, đây có thể
coi là những tiền để cần thiết, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại ở nước ta. (Xem bảng 2.6, 2.7, 2.9)
Bảng 2.6: Các thông số kinh tế
0 10 20 30 40 50 60
Tỷ USD
1995 1997 1999 2001 2003 2005
Các thông s ố k inh tế
FDI XK NK GDP
Nguồn: Dựa trên Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006; Internet.
Bảng 2.7: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế
0 20 40 60 80 100 120
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
%
Khu vùc cã vèn §TNN Khu vực kinh tế trong nước
Nguồn: Tạp chí Kinh tế đối ngoại (2005), Trường Đại học Ngoại thương, số 13;
Tạp chí Thương mại (2006), số 2; số 5+6+7.
2.1.3 Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, đưa đến những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng qua 10 năm đổi mới.
Vì thế, nước ta đã rất coi trọng việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cũng như xây dựng những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên “đấu trường” quốc tế.
2.1.3.1 Khuyến khích thông qua thuế
Thuế là một trong những công cụ bảo hộ rất hữu hiệu và được nhiều nước sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén để nâng cao năng lực cạnh tranh và giành giật thị trường cho doanh nghiệp nước mỡnh.
Chớnh vỡ thế, Việt Nam đó tham gia vào nhiều tổ chức và ký kết nhiều hiệp định thương mại, đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mỡnh cú được “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế. Việc thực hiện nghiêm túc các cam kết về cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan không chỉ tạo cho họ có được nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, mà còn tạo cho họ dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài, cũng như giành thế chủ động trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũn dành cho họ nhiều ưu đói khỏc được quy định trong các Luật, các Văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 60/2002/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định GATT; Luật thuế TNDN năm 2003;
Luật thuế XNK; Luật Đầu tư chung. Trong đó, có nêu những trường hợp nào, lĩnh vực nào được hưởng ưu đói về miễn giảm hay hoàn thuế, chẳng hạn: miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu, đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất hay hàng tiêu dùng thiết yếu cho an ninh, cho nghiên cứu khoa học hay giáo dục, hay ưu đói về thuế TNDN.
Có thể nói, thuế là một trong những công cụ rất hữu hiệu trong việc thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội khác.
2.1.3.2 Khuyến khích thông qua việc cấp tín dụng hay trợ cấp xuất khẩu
Các doanh nghiệp nước ta tham gia vào nền kinh tế thế giới và khu vực trong điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt, chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Hỗ trợ xuất khẩu trong hoàn cảnh đó có tầm quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 764/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 về việc lập quỹ thưởng xuất khẩu nhằm khen thưởng, động viên và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thành tích xuất sắc, đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến tháng 9/1999, Bộ Thương mại đã có qui định về xét thưởng xuất khẩu, tiếp đến là Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN, với rất nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau như thưởng xuất khẩu, trợ cấp thay nhập khẩu, trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt”
…thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển hay Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày 16/12/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg về việc “tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” nhằm giúp các doanh nghiệp vừa định hướng sản xuất, vừa kinh doanh có hiệu quả trên thị trường.
Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp với những điều kiện ràng buộc nhất định (như:
mở rộng thị trường mới, vượt KNXK, hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế...) không chỉ tránh sự ỷ lại, thiếu trách nhiệm từ phía họ, mà còn tạo điều kiện cho họ nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy mức vốn cho vay cũng như hình thức cho vay còn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của họ (tối đa 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu, 80% giá trị của L/C hoặc 90% giá trị của bộ chứng từ hàng xuất khẩu trong ngắn hạn), nhưng, đây vẫn được coi là nguồn hỗ
trợ đắc lực cho các doanh nghiệp của nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường toàn cầu.
Trên bình diện quốc tế, vốn tín dụng không đơn thuần là nguồn vốn vay ở trong n- ước, mà còn là nguồn vốn vay từ bên ngoài đối với các nước đang phát triển nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Do vậy, Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB, Nhật Bản… nhằm có được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển.
Cho tới nay, nước ta đã nhận khoản vay tín dụng khá lớn từ ADB, WB, IMF, Nhật... với tổng vốn ODA được cam kết là gần 40 tỷ USD, trong đó gần 20% là viện trợ không hoàn lại cho các dự án hạ tầng cơ sở, y tế giáo dục... Đây là những điều kiện cơ bản và cần thiết phục vụ cho sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung mà nước ta đã tận dụng được rất hiệu quả trong thời gian qua.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn được hỗ trợ và khuyến khích dưới nhiều hình thức khác như: hỗ trợ về đào tạo, tổ chức các hội trợ triển lãm ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành nghề,... góp phần nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp cũng như giúp họ có thêm thông tin về thị trường để định hướng và phát triển tốt hơn.
Có thể nói, nhờ có sự hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ mà các doanh nghiệp nước ta đã tham gia vào thương mại quốc tế ngày càng nhiều, trong đó có trên 1000 doanh nghiệp dệt may, gần 1000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trên 300 doanh nghiệp giày dép và trên 100 doanh nghiệp điện tử (tính đến năm 2006). Thành công này đã góp phần quan trọng đem lại cho nền kinh tế nước nhà một gương mặt mới ấn tượng và hấp dẫn, mở đường cho nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới vững vàng hơn, tự tin hơn. (Xem bảng 2.8)
Bảng 2.8: Một số mặt hàng vượt kim ngạch xuất khẩu được xét thưởng trong năm 2005
Tên hàng Mức thưởng (VNĐ/USD)
Hàng thủ công mỹ nghệ 100
Đồ nhựa 100
Hàng cơ khí 100
Sản phẩm gỗ 100
Cà fe chế biến 200
Hạt điều đã qua chế biến 100
Nguồn: Tạp chí ngoại thương (2006), số 6.