Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 118 - 122)

Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt

3.3 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp xuất khẩu

Trung Quốc đã hết sức thành công trong việc thu hút FDI và phân bố đầu tư trong các khu KCN, KCNC thông qua việc thực hiện chính sách “3 miễn, 3 giảm”, nhưng mức độ miễn giảm thì cho phép các địa phương tự quy định để cạnh tranh thu hút các nhà ĐTNN vào khu vực của mình. Sự thành công này đã đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất hàng công nghiệp chế tạo và trung tâm công nghệ cao của thế giới. Đây là một mô hình thành công rất đáng được chú ý.

Việc xây dựng một môi trường pháp lý bình đẳng, hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế và luật chơi của quốc tế chắc chắn sẽ tạo động lực thu hút các nhà ĐTNN, mà còn tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp của nước mình trên con đường chinh phục thế giới.

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp xuất khẩu

3.3.2.1 Cần tăng cường đầu tư , đổi mới công nghệ

Như đó núi, khoa học-cụng nghệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia, hay nói cách khác, nước nào có khả năng làm chủ công nghệ nguồn thỡ nước đó sẽ có khả năng cạnh mạnh trên thị trường toàn cầu. Thái Lan và Trung Quốc đó học hỏi được những kinh nghiệm trong phát triển công nghệ thông qua thu hút FDI vào các khu KCN, KCNC và giờ đây họ đó trở thành trung tõm phỏt triển cụng nghiệp chế tạo của thế giới với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 80% tổng KNXK.

Để thu hẹp khoảng cách về trỡnh độ phát triển công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cũng như của nền kinh tế, Nhà nước cần tập trung đầu tư, nâng cấp và xây mới hạ tầng cơ sở, kể cả mở rộng hệ thống cảng biển, bến bói, sõn bay, cỏc trung tõm nghiờn cứu, cỏc phũng thớ nghiệm, cỏc khu KCN, KCX, KCNC đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng cường thu hút FDI, qua đó, các doanh nghiệp nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm và phương pháp quản lý hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh XNK của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, R&D như hỗ trợ về tài chính thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, hay các ưu đói về thuế, phi thuế… tạo điều kiện đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phối kết hợp lại với nhau, hoặc liên doanh, liên kết với các nhà ĐTNN có tiềm lực lớn mạnh để có điều kiện đầu tư cho đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao và có khả năng chiếm lĩnh thị trường.

3.3.2.2 Áp dụng rộng rãi hệ thống các quy định và tiêu chuẩn quốc tế

Trong quá trình tự do hóa thương mại, khi các rào cản thương mại được loại bỏ, các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về môi trường, sức khỏe…trong nhiều trường hợp đã trở thành hàng rào trong buôn bán quốc tế và ngày càng được các nước sử dụng rộng rãi và hết sức tinh vi để hạn chế sự xâm nhập của hàng ngoại nhập không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu “an toàn” của họ. Chính vì thế, nhiều nước đã thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn ISO hay các tiêu chí khác có giá trị tương đương như 9000, 9001, 14000, SA 8000, FSC nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa họ.

Hiện nay, không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế. Một mặt do họ chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để áp dụng, mặt khác, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về các hệ thống tiêu chuẩn này, cũng như lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn đó trong hoạt động sản xuất và kinh doanh XNK.

Do vậy, Nhà nước cần tăng cường các chiến dịch đào tạo, tuyên truyền và phổ biến các quy định quốc tế như: TBT, TRIPs, SCM, Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn, Hiệp định về thay đổi khí hậu, các tiêu chuẩn ISO, SA8000, FSC hay các quy định của nước nhập khẩu cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp nhằm giúp họ hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn đó trong quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng cần

xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của nước mình, của doanh nghiệp mình và yêu cầu họ tuân thủ các quy chuẩn đó. Sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy chuẩn quốc gia và quốc tế vừa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vừa bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

3.3.2.3 Cải tiến và đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm, dịch vụ sau bán

Trong thương mại quốc tế, chất lượng giữ vai trò hàng đầu và là nhân tố quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng có đòi hỏi rất cao về tính thẩm mỹ, thời trang, sự đa năng của sản phẩm, thì ngoài vấn đề chất lượng, giá cả, các yếu tố như mẫu mã, kiểu dáng, hợp thời trang cũng không kém phần quan trọng và đôi khi chính những yếu tố này lại là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng như: hàng dệt may, sản phẩm gỗ dùng cho trang trí nội thất.

Để chủ động đối phó với các đối thủ nặng ký và ‘lôi cuốn’ khách hàng, các doanh nghiệp cần tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã, hợp thời trang nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, chứ không được dựa vào sự “che chở

của Nhà nước như: thời gian bảo hộ lâu, mức thuế bảo hộ cao hay các ưu đãi khác.

Điều đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là, hàng dệt may, giày dép, bên cạnh các yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã, thời trang như sản phẩm gỗ, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như khí hậu, thời vụ, tôn giáo, tuổi tác, giới tính…; đối với hàng LKĐT& máy tính thì yếu tố chất lượng, tính đa năng của sản phẩm và dịch vụ hậu mãi được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải hết sức coi trọng sự sáng tạo trong thiết kế, sự khéo tay của người lao động, cũng như đội ngũ các nhà quản trị, marketing nhằm tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải coi trọng đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đăng ký bản quyền và tôn trọng bản quyền đối với sản phẩm. Bởi lẽ, việc làm này không chỉ tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp,

tạo được chỗ đứng cho họ, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp, mà còn là dấu hiệu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nếu không xây dựng thương hiệu, thì các doanh nghiệp nước ta chỉ là những “người đi làm thuê cho chủ”. Ví dụ sau đây sẽ phần nào chứng minh được tầm quan trọng của việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu: 2 chiếc áo sơ mi cùng do doanh nghiệp An Phước sản xuất và không có sự khác biệt đáng kể về chất liệu, nhưng nếu mang nhãn hiệu An Phước thì có giá bán là 218000 đồng/chiếc, còn nếu mang nhãn hiệu Pierre Cardin thì có giá là 526000 đồng/chiếc. Trường hợp khác là, FPT mua lại thương hiệu Aptech của Ấn Độ với giá khoảng 100000 USD để sử dụng tại Việt Nam; hay trường hợp cà fe Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu “Trung Nguyên” tại thị trường Mỹ (18).

3.3.2.4 Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu

* Bên cạnh sự hỗ trợ về thuế, phi thuế, Nhà nước cần khai thác triệt để những đối xử đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.

WTO cho phép trợ cấp cho một sản phẩm với mức <=3% giá trị của sản phẩm đó và khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chiếm <= 4% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự hay giống hệt vào thành viên nhập khẩu, thì mặt hàng đó không bị điều tra áp thuế đối kháng; nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng tự vệ đối với hàng xuất khẩu của nước ta, nếu khối lượng của hàng xuất khẩu chiếm >3% tổng khối lượng nhập khẩu của sản phẩm đó (thị phần của ta hiện còn rất nhỏ); cho dù hàng xuất khẩu của ta đang bị điều tra để áp thuế đối kháng, nhưng vẫn được đối xử ưu đãi trong thương mại; các thành viên không được áp dụng hạn ngạch và biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của ta; các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập, nước ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm; một số ngành khác có lộ trình mở cửa dài hơn với mức độ bảo hộ khá

cao… Do vậy, nước ta hoàn toàn có thể tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu (trừ trợ cấp bị cấm).

* Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30% nhu cầu sản xuất, nên giá trị gia tăng đạt được là rất thấp, khả năng cạnh tranh còn kém. Do vậy, Nhà nước cần nâng cấp, xây dựng hạ tầng cơ sở, dịch vụ hậu cần và đào tạo nguồn nhân lực để tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển các vùng nguyên liệu (như: tăng cường diện tích trồng bông, dâu tằm tơ, trồng rừng, phát triển ngành chăn nuôi gia súc để tạo da nguyên liệu…), đồng thời, xây dựng các biện pháp chế tài nhằm xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực này. Có như vậy, các doanh nghiệp nước ta mới có thể giảm thiểu được sự phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Điều dễ nhận thấy là, các ngành công nghiệp này phát triển sẽ tạo thuận lợi cho các ngành khác phát triển như công nghiệp thời trang, công nghiệp phụ trợ. Tuy vậy, mỗi ngành hiện chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp có bộ phận triển khai mẫu mốt vào sản xuất, hàng điện tử thì chủ yếu nhập khẩu linh kiện để gia công lắp ráp.

Do vậy, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành tạo mẫu thời trang, ngành công nghiệp phụ trợ như hỗ trợ về tài chính, về đào tạo…qua đó sẽ có tác động tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)