Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt
3.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu hàng công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn 2020
3.2.3 Định hướng thị trường
Một trong những khâu then chốt trong Chiến lược phát triển XNK đến năm 2010 là mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Với quan điểm chủ đạo: tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hoá đa dạng hoá mối quan hệ với các đối tác, phòng ngừa những chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trường đã có, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, tăng cường thâm nhập vào các thị trường mới, cũng như tích cực tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn.
Xuất phát từ nhận thức trên, Nhà nước có thể tính đến vị trí và vai trò của từng thị trường đối với hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp trong thời gian tới.
+ Khu vực Bắc Mỹ
Hạt nhân là thị trường Hoa Kỳ. Hàng năm, thị trường này tiêu dùng một khối lượng hàng hóa khổng lồ của thế giới: trên 20 tỷ USD giày dép, 100 tỷ USD hàng dệt may, 30 tỷ USD sản phẩm gỗ các loại và một lượng không nhỏ hàng điện tử và linh kiện.
Hiệp định thương mại Việt -Mỹ mặc dù đã mở đường cho hàng hoá của nước ta thâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn, nhưng nếu xét về tỷ trọng nhập khẩu thì còn quá nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng của Mỹ. Năm 2006 là năm xuất khẩu thành công sang thị trường này đạt trên 7 tỷ USD, chiếm gần 20%/KNXK của nước ta. Tuy nhiên tháng 10/2006, Mỹ đã thông qua Quy chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, bởi lẽ kể từ 11/1/2007 phải xóa bỏ hạn ngạch dệt may, xóa bỏ thủ tục visa điện tử liên quan đến mặt hàng này theo cam kết. Do vậy, trong 2 năm tới phải thận trọng khi xuất khẩu dệt may vào thị trường này và tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại. Dự kiến KNXK sang đây đạt 10 tỷ USD năm 2007 lên khoảng 20 tỷ USD năm 2010, trong đó xuất khẩu giày dép sẽ phán đấu đạt gần 3 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 3 tỷ USD, dệt may sẽ tăng nhẹ đạt trên 4 tỷ USD và trên 1 tỷ USD hàng LKĐT& máy tính.
+ Nhật Bản là thị trường tiêu thụ rất lớn. Nên, cần tăng tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực này với mức tăng bình quân 21-22%/năm. Phấn đấu đến năm 2010, tổng KNXK vào thị trường này đạt trên 10 tỷ USD (KNBB 2 chiều đạt khoảng 20 tỷ),
chiếm khoảng 2-3% thị phần so với trên 1% năm 2006, trong khi đó của Trung Quốc là 14% và Thái Lan là 3,5%...
Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam và Nhật cần bàn bạc để sớm ký kết thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho Việt Nam qui chế GSP đầy đủ. Đây là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà nước ta có thế mạnh. Ngoài ra, cũng cần coi trọng việc thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức từ nước này.
Trong những năm tới, cần đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này: dệt may với kim ngạch đạt khoảng 2 tỷ USD, giày dép trên 1 tỷ USD, LKĐT & máy tính trên 1 tỷ USD và sản phẩm gỗ khoảng 1 tỷ USD.
+ Khu vực châu Âu
Trọng tâm sẽ là EU- một khu vực vô cùng năng động và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới với 25 nước thành viên có số dân khoảng 1 tỷ, chiếm 1/3 sản phẩm công nghiệp, trên 40% thị phần thế giới... Hàng năm, EU phải nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ lên tới hàng ngàn tỷ đô la mỹ và cũng là khu vực hấp dẫn giới ĐTNN.(26) Hàng xuất khẩu của nước ta có ưu thế hơn các đối thủ khác nhờ được hưởng ưu đãi GSP khi thâm nhập vào thị trường này (trừ bông).
Nhận thức được những tiềm năng đó, dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xuất khẩu ‘bộ tứ này’ sang đây với kim ngạch khoảng 4 tỷ USD đối với dệt may, giày dép trên 3 tỷ USD, sản phẩm gỗ xấp xỉ 2 tỷ USD. Riêng sản phẩm LKĐT& máy tính mới chỉ đáp ứng được khoảng 0,03% nhu cầu nhập khẩu của khu vực này năm 2006 (hàng năm, nhập khẩu khoảng 450 tỷ USD), nên cần tăng xuất khẩu sang thị trường này, phấn đấu đạt trên 1 tỷ USD.
+ ASEAN là thị trường khá rộng với trên 500 triệu người, là đối trọng kinh tế của nhiều nước. Hàng năm khu vực này cung cấp cho thế giới hơn 60% thiếc, 90% sợi gai...(13) Cho nên, mở rộng quan hệ buôn bán với khu vực này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt kinh tế. Việc tham gia thị trường này sẽ càng mở ra nhiều triển vọng giao lưu buôn bán không chỉ giữa hai bên, mà còn tạo điều kiện cho
Việt Nam mở rộng sang các khu vực khác thông qua hợp tác khu vực AIA vào năm 2010 và ASEAN+ như ACFTA năm 2015, AJFTA năm 2017... Mặt khác, ASEAN lại có nhiều mặt hàng tương tự như nước ta, đều hướng ra thị trường ngoài khối là chính (buôn bán nội khối chiếm khoảng 20%), điều này càng thuận lợi cho các doanh nghiệp ‘nhà’. Tuy nhiên do áp dụng biểu thuế AFTA, nên, hàng hoá của ASEAN dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa, điều này gây bất lợi cho cán cân thương mại của nước ta.
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nước ta cần tích cực chủ động tận dụng những thuận lợi do cơ chế AFTA mang lại để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này, từ đó tăng kim ngạch, hạn chế nhập siêu.
Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu là điện tử và linh kiện máy tính, phấn đấu đạt kim ngạch trên 1-1,5 tỷ USD vào năm 2010, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu của ASEAN.
+ Thị trường khác
Để thâm nhập vào các thị trường này được thuận lợi hơn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo phương thức “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”, xây dựng một số trung tâm tiêu thụ hàng hoá nhằm tạo một số cơ sở sản xuất tại chỗ... Bởi lẽ, trên thị trường này hàng của Trung Quốc chiếm thị phần đáng kể và có khả năng cạnh tranh rất cao.
Trong những năm qua, KNBB hai chiều chỉ đạt ở mức khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của 2 bên. Do đó trong thời gian tới, cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng, mở rộng thêm các lĩnh vực mới mà hai bên có tiềm năng, nhưng chưa được khai thác. Không nên mở rộng thị trường theo kiểu
‘dàn đều’, mà phải theo hướng chọn thị trường trọng điểm và lấy đó làm ‘bàn đạp’
để tiến vào các thị trường khác. Dự kiến KNXK sang các thị trường này sẽ tăng nhanh nhằm tránh các vụ kiện có thể phát sinh từ EU, Nhật Bản và Mỹ, trong đó hàng dệt may sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, giày dép trên 2 tỷ USD, sản phẩm gỗ trên 1 tỷ USD và LKĐT& máy tính trên 3 tỷ vào năm 2010. (Xem bảng 3.3)
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2010 (tỷ USD)
Mỹ Nhật Bản EU Nước khác Tổng
Dệt may 4-5 2 4 2 -4 12-15
Giày dép 2-2,5 1 3-4 2-2,5 8-10
Gỗ & sp gỗ 1,5 - 2 1 1,5 - 2 1 5-6
LKĐT&
máy tính
1-1,5 1-1,5 1,5 3,5 7-8
Tổng 8,5-11 5-5,5 10-11,5 8,5-11 32-39
Nguồn: Văn kiện Đại hội X; Báo cáo của Bộ Thương mại về Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001-2010; Tạp chí Vietnam’s Socio-Economic Development (2006), số 48; Internet.