Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt
3.1.3 Cơ hội và thách thức sau gia nhập WTO của Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp
WTO mang lại cơ hội và thách thức như nhau cho mọi quốc gia, dân tộc. Thế nhưng, việc tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức như thế nào lại phụ thuộc vào
nội lực và lợi thế so sánh của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp trong nước đó, cũng như phụ thuộc vào khả năng kết hợp một cách hữu hiệu nhất nguồn lực bên trong và bên ngoài cho sự phát triển của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp.
Những cơ hội và thách thức chủ yếu tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam có thể kể đến:
3.1.3.1 Cơ hội
- Mở rộng thị trường xuất khẩu
Tự do hóa thương mại là mục tiêu của WTO, gia nhập WTO nghĩa là Việt Nam phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ như tất cả các thành viên khác. Do đó, hàng hóa của nước ta có nhiều cơ hội hơn, bỡnh đẳng hơn khi thâm nhập thị trường WTO theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Chẳng hạn, hàng hóa của ta sẽ được hưởng các dịch vụ ưu đói hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, hay được hưởng mức thuế ưu đói bỡnh quõn là 15% so với 40%
trước khi gia nhập.
Ngoài ra, Việt Nam cũn được hưởng những ưu đói về đối xử đặc biệt và khác biệt, vỡ là nước đang phát triển như: các doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường của mỗi nước thành viên với khối lượng <4% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào thị trường đó, thỡ khụng bị điều tra thuế đối kháng và
<=3%, thỡ khụng bị ỏp dụng biện phỏp tự vệ; được tận dụng những ngoại lệ của WTO đối với thỏa thuận ưu đói khu vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, mở rộng quy mô và đẩy mạnh xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nước ta có thể đầu tư tại khu vực này để tạo nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu.
- Tăng cường thu hút ĐTNN
Là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch các chế độ, chính sách kinh tế thương mại của mỡnh và một số hiệp định khác của WTO có liên quan đến đầu tư theo lộ trỡnh đó định. Việc thực hiện
nghiêm túc các cam kết đó sẽ tạo điều kiện cho nước ta xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh và có thể dự đoán được. Đây được coi là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài, qua đó sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để quản lý tốt hơn, sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời có thể tạo ra được các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Việc quyết tõm thực hiện cải cỏch chớnh sỏch phỏt triển kinh tế-xó hội khụng chỉ tạo niềm tin cho cỏc nhà ĐTNN đến với nước ta, mà cũn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “nhà” tiếp cận thị trường của các thành viên khác theo nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử, trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu.
Gia nhập WTO, Việt Nam có thể tận dụng được những ngoại lệ của WTO, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN đến với khu vực này, đến với Việt Nam nhờ được hưởng những ưu đói từ đó. Điều này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp, cũng như của nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế
Thực hiện tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ theo các cam kết WTO, cũng như thúc đẩy cải cách trong nước một cách sâu rộng sẽ làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam cạnh tranh hơn. Dưới sức ép này, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết sức mỡnh để tồn tại và phát triển. Đây được coi là nhân tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Hơn nữa, việc cắt giảm các hàng rào thuế và phi thuế sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được nguồn đầu vào với chi phí hợp lý, nhờ đó giảm được chi phí giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ được hưởng những ưu đói của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dễ dàng thâm nhập thị trường của các nước thành viên. Ngoài ra, việc cắt giảm hơn 1/3 số dũng cú mức thuế suất trờn 20%, thực hiện trung bỡnh trong vũng từ 5-7 năm, cũng như một số
quy định về hạn chế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta có thêm thời gian để thích ứng và nỗ lực vươn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mới.
Việc cam kết về thuế nhập khẩu với mức thuế suất cuối cùng đối với hàng công nghệp cao hơn các nước khác, trung bỡnh là 12,6% (Trung Quốc là 9,6%, Thỏi Lan là 10,2%), và cũn cao hơn đối với những mặt hàng trọng yếu và nhạy cảm sẽ không chỉ giảm bớt sức ép “tấn công” của hàng ngoại nhập, mà cũn tạo thờm nguồn thu cho ngõn sỏch để đầu tư phát triển, qua đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô của mỡnh. Hơn nữa, Việt Nam không cam kết về thuế xuất khẩu (trừ phế liệu kim loại đen và mầu theo lộ trỡnh), điều này càng tạo điều kiện cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu (bởi mức thuế xuất khẩu là 0%).
- Tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Thị trường thương mại thế giới trở nên cạnh tranh hơn sau nhiều nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại của WTO. Tuy nhiên, trên thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải đối phó với những hàng rào thương mại, trong đó có những rào cản trá hỡnh ẩn giấu đằng sau các công cụ thương mại được WTO cho phép như: chống bán phá giá, các quy định về môi trường… điều này thường dẫn đến các tranh chấp thương mại phi lý mà cỏc doanh nghiệp xuất khẩu “yếu thế hơn” thường phải chịu thiệt.
Là thành viên của tổ chức này, Việt Nam có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để hậu thuẫn cho doanh nghiệp của mỡnh trong quan hệ thương mại quốc tế. Thực tế, nhiều nước thành viên đang phát triển đó cú lợi từ việc sử dụng cơ chế này. Chẳng hạn: từ năm 1995-6/2005, các thành viên của WTO đó áp dụng thuế chống bán phá giá cho 1729/2743 vụ; áp dụng tự vệ cho 68/139 vụ; áp thuế đối kháng cho 108/176 vụ. Riêng Indonesia từ năm 1996-2002, đó điều tra 43 vụ, trong đó 15 vụ đã bị xử áp dụng các biện pháp tạm thời, 9 vụ áp dụng thuế chống phá giá; Trung Quốc đó ỏp dụng thuế chống bỏn phỏ giỏ cho 22/25 vụ điều tra (19).
Trong những năm qua, các doanh nghiệp nước ta đó phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện bán phá giá, nhưng, không có nơi công bằng để bảo vệ lợi ích chính đáng cho mỡnh. Vỡ thế, hàng húa của Việt Nam đó bị ỏp thuế rất cao, khú cú thể thõm nhập vào thị trường của nguyên đơn được. Do vậy, gia nhập WTO sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nước ta “đũi lại” sự công bằng trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên.
3.1.3.2 Thách thức
- Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt
Như đó đề cập ở trên, việc thực hiện cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan…sẽ làm cho thị trường Việt Nam cạnh tranh hơn. Chính điều này lại đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp được hưởng trợ cấp. Để tồn tại, các doanh nghiệp không cũn cách nào khác tốt hơn là phải tự chuẩn bị để đối phó và vượt qua thách thức đó. Bởi, đó là những tác động phát triển rất cần thiết, là bước đường mà mọi nước thành viên phải đi qua để phát triển thịnh vượng và giành lại thế chủ động trong cuộc chiến cạnh tranh ngay tại thị trường nước mỡnh. Dự cú gia nhập hay khụng, thỡ Việt Nam hay cỏc doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức đó khi theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế-xó hội hướng về xuất khẩu.
Nước ta đó thành cụng khi “mặc cả” được mức thuế bảo hộ cao hơn với thời gian thực hiện dài hơn các nước thành viên khác. Nhưng, chính điều này lại tạo ra ngáng trở cho những doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu.
Là thành viên thứ 150 của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thị trường xuất khẩu như các thành viên khác. Điều đó cũng có nghĩa là có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh khi cùng thâm nhập vào thị trường WTO, nhất là trong điều kiện họ cũn hạn chế về nhiều mặt. Thêm vào đó, họ cũn phải đối mặt với các các nhà ĐTNN có ưu thế hơn hẳn ngay tại thị trường nội địa, nhất là khi Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của một nước thành viên theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Một thách thức nữa là Việt Nam chưa hề có một Hiệp định thương mại song phương nào, trong khi các nước khác đó ký kết được nhiều Hiệp định như thế.
Điều này vô hỡnh dung trở thành rào cản đối với hàng hóa của Việt Nam trong
“cuộc chạy đua” vào các thị trường đó. Ví dụ, Thái Lan được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% từ năm 2003 khi xuất khẩu sang Trung Quốc, cũn hàng của Việt Nam phải chịu mức thuế >0%.
Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm. Điều này vô hỡnh dung gõy ỏp lực cho cỏc doanh nghiệp của ta trước các vụ kiện chống bán phá giá có thể phát sinh khi thâm nhập thị trường WTO, nghĩa là, khi phát sinh tranh chấp, thỡ nước nhập khẩu có quyền sử dụng mặt hàng giống hệt hay tương tự của nước thứ 3 có trỡnh độ phát triển tương đương để xác định biên độ bán phá giá. Vỡ thế, sức ộp cạnh tranh giành giật thị trường sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
- Chuyển dịch cơ cấu cũn chậm chạp
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH, phân bố nguồn lực có hiệu quả có ý nghĩa vụ cựng to lớn đối với Việt Nam trong quá trỡnh HNKTQT nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Dưới sức ép cạnh tranh, những đơn vị sản xuất không hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém có thể sẽ biến mất, hoặc sẽ phải nhường chỗ cho những đơn vị khác hoạt động có hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh tốt hơn để đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam còn hạn chế về mọi mặt, số doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực cụng nghệ cao cũn ớt, nhưng lại phải đối mặt với các nhà ĐTNN có nhiều ưu thế vượt trội. Nếu họ không xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp, không tạo sự liên kết chặt chẽ với nhau để có đủ sức mạnh, thì khó có thể cạnh tranh ngay trên “sân nhà”.
Hiện nay, cả thế giới đang đổi thay, chuyển từ xó hội cụng nghiệp sang xó hội thụng tin. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ đầu của quá trỡnh CNH- HĐH và được coi là “trung tâm gia công” cho nước ngoài nhờ có chi phí về lao động thấp. Cho dù, Việt Nam đó và đang thực hiện chiến lược phát triển “đi tắt, đón đầu”, tiếp thu tri thức và khoa học-công nghệ hiện đại, thỡ Việt Nam mới chỉ
có những tiền đề ban đầu của một nền kinh tế tri thức. Tuy vậy, nước ta lại mở cửa cho ngành công nghệ thông tin khá muộn, mới chỉ thu hút được khoảng 70 TNCs (Trung Quốc là 450/500 TNCs). Sự hạn chế này là một trong những nguyên nhân cản trở đến quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, qua đó tác động đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, cũng như của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu như Việt Nam không xây dựng được chiến lược phát triển đúng đắn để tăng khả năng thích nghi với môi trường mới của nền kinh tế, thỡ khú cú thể vượt qua được thách thức này, kèm theo đó là sự bất ổn định trong xó hội, sự chờnh lệch về trỡnh độ phát triển giữa các vùng. Tất cả các vấn đề này gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
- Thách thức trong hoàn thiện thể chế, chính sách và cải cách
Tớnh minh bạch, rừ ràng trong hệ thống cỏc chớnh sỏch, phỏp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO, là một yêu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đây là thách thức rất lớn đối với mọi hệ thống hành chính quốc gia của bất kỳ nước nào muốn tham gia vào nền thương mại toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý vừa để kích thích sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong môi trường phát triển mới, vừa nhằm bảo hộ hợp lý thị trường nội địa có ý nghĩa vụ cựng quan trọng. Để làm được điều này đũi hỏi phải có thời gian, công sức của đội ngũ các nhà làm luật giàu kinh nghiệm và kiến thức. Đây là khâu yếu nhất của nước ta trong việc hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nếu Việt Nam không có được một hệ thống phỏp lý hoàn chỉnh, thỡ khụng thể tận dụng được những cơ hội từ WTO, không thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của mỡnh đạt tới thành công trên thương trường. Chẳng hạn, Luật Giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin năm 2005 đều chưa có các quy định cụ thể về giải quyết tranh
chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài;
cỏc biện phỏp bảo vệ hợp lý thị trường nội địa chưa được hoàn chỉnh…
Là thành viên đang phát triển của WTO, nên, Việt Nam có thời gian quá độ dài hơn các nước khác. Do vậy, quá trỡnh điều chỉnh và hoàn thiện khung pháp lý sẽ kộo dài, điều này sẽ gây cản trở trong thu hút ĐTNN, trong giao lưu buôn bán với các nước thành viên khác do có sự xung đột pháp luật (ít nhất là trong những ngành có thời gian mở cửa muộn hơn). Hơn nữa, môi trường cạnh tranh của nước ta chưa được coi là bỡnh đẳng, hấp dẫn; các quy định về cạnh tranh chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu mới của nền kinh tế. Một môi trường kinh doanh như vậy sẽ không thể tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước mỡnh hội nhập sõu rộng và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới.
- Thách thức đối với nguồn nhân lực
Bờn cạnh những thỏch thức nờu trờn, Việt Nam cũn phải đối mặt với sự thiếu hụt của nguồn nhân lực cú trỡnh độ cao, có khả năng làm chủ những tiến bộ về công nghệ và tri thức khoa học tiên tiến nhằm đưa đất nước tiến nhanh vào nền kinh tế công nghiệp. Tuy nhiên, để có được nền khoa học và công nghệ phát triển và giành quyền làm chủ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, thỡ cần phải cú đội ngũ các nhà quản lý, cỏc nhà doanh nghiệp, cỏc tri thức trẻ… đem những kinh nghiệm, sự hiểu biết thấu đáo của mỡnh cho xõy dựng đất nước và chinh phục thế giới. Đây là thách thức lớn nhất đối với nước ta. (Xem bảng 2.20) Hiện tượng “chảy máu chất xám” trong thời gian qua đó rung một hồi chuụng bỏo động trong chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Bởi, nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, quốc gia nào. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để
“giữ chân” người tài thỡ Việt Nam sẽ trở thành “kẻ bại trận” trong cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài.
Bên cạnh những thách thức đó, vấn đề đầu tư cho giáo dục ở nước ta cũn rất hạn chế, chưa có đầy đủ các trang thiết bị để học tập, chủ yếu do ngân sách Nhà nước cũn eo hẹp: đầu tư cho giáo dục bỡnh quõn 1 USD/tuần, trong khi đó ở các nước