Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt
3.1.4 Những yêu cầu chủ yếu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp sau gia nhập WTO
3.1.4.1 Yêu cầu đối với Nhà nước
* Chuẩn bị điều kiện cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của thành viên WTO - Cần tiếp tục hoàn thiện các chương trỡnh xõy dựng luật phỏp và thể chế húa cỏc cam kết trong WTO
Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hệ thống phỏp luật của Việt Nam cũn thiếu và cú nhiều điểm vi phạm các quy định của WTO, cho dù đó cú nhiều sửa đổi, bổ sung và ban hành mới. Do vậy, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, xây dựng các chính sách, các quy định phù hợp với cam kết quốc tế và điều kiện phát triển của đất nước trong tỡnh hỡnh mới.
- Cần xây dựng chương trỡnh hành động về việc thực hiện các Hiệp định WTO.
Việt Nam đó cam kết thực hiện một số Hiệp định của WTO ngay từ thời điểm gia nhập. Cho nên, cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết về nguồn lực, về kỹ thuật, về hạ tầng cơ sở… cho việc thực hiện các Hiệp định đó.
* Tạo cơ hội tiếp cận thị trường
- Tập trung phát triển ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh cao, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường WTO. Bởi vậy, trước mắt cần tập trung những sản phẩm công nghiệp có
lợi thế so sánh, sử dụng nhiều lao động, đồng thời đi nhanh vào một số sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao. Cho nên, cần tạo điều kiện cho những ngành đó phát triển thuận lợi và thâm nhập có hiệu quả vào thị trường nước ngoài, không chỉ thị trường truyền thống, mà cũn cần mở rộng thờm những thị trường mới nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của một số thị trường đối với hàng xuất khẩu của nước ta. Theo kế hoạch của Bộ Thương mại, từ nay đến 2010 sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả, cải tiến kỹ thuật, kỹ năng quản lý, nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện phát triển những ngành công nghiệp tiềm năng và công nghệ cao như: điện tử, thông tin…, tạo nền tảng cho nước ta tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao vai trũ của cỏc Hiệp hội ngành hàng
Thông qua các cơ quan XTTM ở trong và ngoài nước, cùng với các Hiệp hội ngành hàng và trên trang điện tử, Việt Nam cần phát triển mạnh các chương trỡnh XTTM quốc gia, tập trung tổ chức và tham gia vào cỏc hội trợ, triển lóm thương mại ở trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm, thương hiệu Việt, tỡm hiểu khỏch hàng và thị trường…, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xâm nhập mạng lưới bán lẻ, cũng như hỗ trợ họ thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, cần thiết lập các trung tâm chuyên ngành nhằm đào tạo, nâng cao trỡnh độ tay nghề, trỡnh độ quản lý và kỹ năng cho người lao động và cho doanh nghiệp.
- Tăng cường thu hút ĐTNN, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh XNK
Hiện nay, các doanh nghiệp XNK hàng công nghiệp của nước ta cũn ớt, chủ yếu là cỏc DNVVN. Cho nên, cần có chính sách thu hút các TNCs để đầu tư vào các ngành có lợi thế xuất khẩu, các ngành có thể tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển những sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển kinh tế tư nhân tham gia vào sản xuất, kinh doanh XNK hàng công nghiệp.
* Tăng khả năng đối phó với thách thức
- Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp được hưởng sự bảo trợ của Nhà nước. Vỡ thế, cần xõy dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp để họ chuẩn bị được tốt trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tận dụng cơ hội và xử lý thỏch thức khi mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài.
Cỏc doanh nghiệp Việt Nam cũn hạn chế về nhiều mặt, cần xõy dựng cỏc tập đoàn kinh tế đủ mạnh nhằm tạo dễ dàng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Cần tạo đầy đủ cơ sở pháp lý để đối phó với cạnh tranh không lành mạnh
Cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật, chính sách có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để họ có thể đối phó với các vụ tranh chấp thương mại ở thị trường nước ngoài. Đồng thời, cần cải tiến cơ chế thực hiện các biện pháp để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong việc giải quyết các vụ tranh chấp thương mại nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
- Cần tiếp tục xây dựng và cải tiến hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp với chuẩn mực quốc tế; cần tăng cường công tác điều tra, giám sát hàng hoá trên thị trường nhằm ngăn chặn những sản phẩm nhập khẩu kém chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời, cần tạo điều thuận lợi cho kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, tránh các trường hợp gây hại cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Cần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp và xúc tiến thị trường XNK có đủ năng lực và trỡnh độ
Một trong những hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp nước ta là thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường mục tiêu, cũng như thiếu sự liên kết phối hợp với nhau trong việc nghiên cứu thị trường để làm nổi bật thương hiệu Việt khi tham gia vào thương mại quốc tế. Muốn xuất khẩu thành công, thỡ cần phải hiểu rừ phương châm “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể xác định rừ từng sản phẩm trờn từng thị trường hay đoạn thị trường.
- Cần xây dựng và nâng cấp các KCN, KCX, KCNC
Hiện nay, nước ta có rất ít các KCN, KCX đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, cần nhanh chóng xây dựng và nâng cấp các khu này nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh xuất khẩu.
- Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XNK của doanh nghiệp là hạ tầng kinh doanh. Hiện nay, hệ thống cảng biển, kho bói… cũn rất nhỏ bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại quốc tế trong bối cảnh mới. Do vậy cần khắc phục tỡnh trạng này.
3.1.4.2 Yêu cầu đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt và không cân sức về nhiều mặt. Theo kết quả điều tra của Phũng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và cũn lại chưa có khả năng xuất khẩu. Vỡ thế, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư và tăng vốn, công nghệ mới, chất lượng lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu có tính rào cản của nhà nhập khẩu để vượt rào thành công.
- Hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Muốn tránh được tỡnh trạng đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin liên quan đến các chính sách, quy định, luật lệ, tập quán…, tác động đến lĩnh vực kinh doanh của mỡnh ở thị trường nước ngoài bằng
cách trang bị cho mỡnh những kiến thức cần thiết để có thể chủ động đối phó và tự bảo vệ mỡnh trong khi chinh phục thị trường thế giới.
- Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn, bởi đến năm 2015 thuế nhập khẩu từ ASEAN sẽ bằng 0%, bên cạnh đó là sự hỡnh thành và phỏt triển cỏc khu vực thương mại tự do, các hiệp định thương mại tự do song phương, cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của một thành viên WTO. Nên, các doanh nghiệp cần phải xây dựng mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển thị trường nước ngoài, nhanh chóng đào tạo đội ngũ cỏn bộ quản lý, nõng cao trỡnh độ và tay nghề cho người lao động.
- Trước sự lớn mạnh của các TNCs, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau, kể cả liên kết lại thành những tập đoàn lớn để có đủ tiềm lực và sức mạnh trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu.
Hơn thế nữa, cần liên doanh, liên kết với các nhà ĐTNN, nơi sở hữu các công nghệ nguồn và có tiềm lực lớn mạnh để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp quản lý tiờn tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh XNK của doanh nghiệp.