Nhóm giải pháp xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp với cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 114 - 118)

Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt

3.3 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.3.1 Nhóm giải pháp xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp với cam kết quốc tế

Một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh và bình đẳng khi tham gia vào thương mại quốc tế.

3.3.1.1 Chính sách thuế và phi thuế

Chính sách này cần phải được điều chỉnh theo hướng đơn giản, minh bạch, ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh XNK, đảm bảo quản lý tốt hoạt động nhập khẩu và bảo hộ hợp lý thị trường nội địa, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu trên, chính sách này phải chia theo các cấp độ bảo hộ khác nhau: tỷ lệ thuận với mức độ ảnh hưởng cạnh tranh của hàng ngoại nhập và tỷ lệ nghịch với mức độ cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.

- Hiện nay, hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta phải phụ thuộc khoảng 70%

nguyên liệu đầu vào, dây chuyền sản xuất lạc hậu, lại phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao; trong khi đó, nước ta đã đạt được mức thuế bảo hộ tương đối hấp dẫn trong WTO cho ‘bộ tứ này’ với thời gian từ 3-5 năm. Đây là một nghịch lý cần phải nhanh chóng khắc phục nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, các biện pháp ưu đãi miễn, giảm thuế cũng cần điều chỉnh theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế tình trạng làm gia công, nhưng phải đảm bảo không vi phạm nguyên tắc của WTO về phân biệt đối xử. Chẳng hạn, miễn thuế nhập khẩu đối với toàn bộ nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đánh thuế nhập khẩu >0% đối với nguyên liệu phục vụ cho gia công xuất khẩu. Hay đánh thuế xuất khẩu hoặc thuế VAT >0% đối với các mặt hàng gia công. Đối với các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu, hay các dự án đầu tư tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng này và các dự án được khuyến khích (như R&D), thì cần có sự ưu đãi đa dạng hơn như: miễn, giảm đồng thời thuế nhập khẩu (cho các trang thiết bị phục vụ cho dự án), thuế TNDN, thuế VAT trong một thời gian nhất định, tỷ lệ thuận với chiều dài và mức độ ưu tiên của dự án. Phương châm này không những tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt tình trạng làm thuê, mà còn giúp họ tập trung đầu tư để

tạo nguồn nguyên liệu và tham gia vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cũng như thu hút họ gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu”.

- Do tính phức tạp và dễ bị lạm dụng của các biện pháp phi thuế mà WTO đã đưa ra hình thức cấm, hay công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục… nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và giảm thiểu các hành vi gây “bóp méo

thương mại.

Chính vì thế, các nước đã đưa ra các tiêu chuẩn hết sức chặt chẽ đối với hàng hóa muốn nhập khẩu vào thị trường nước họ, thay vì sử dụng các biện pháp không phù hợp với quy định của WTO như: tiêu chuẩn về giới hạn tối đa chất hóa học, về độ khí thải... Bằng cách làm như vậy, các nhà xuất khẩu, nếu muốn vượt rào, hoặc là phải đáp ứng mọi yêu cầu có tính rào cản đó của nước nhập khẩu, hoặc là đem công nghệ, vốn sang nước họ để đầu tư. Kết quả là, họ đã giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, thu hút ĐTNN, cũng như hạn chế sự tấn công của hàng ngoại nhập, nhưng vẫn không bị coi là vi phạm nguyên tắc của WTO.

Để đạt được thành công khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, do đó, Việt Nam cần khẩn trương xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật có tính rào cản tương tự, cũng như khẩn trương hoàn thiện và bổ sung đồng bộ các quy định về bảo vệ thương mại tạm thời theo chuẩn mực quốc tế như: Luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ và các Nghị định hướng dẫn thi hành phải được ban hành kịp thời;

các quy định về môi trường phải phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14021 (theo tiêu chuẩn này, 100% hàng xuất khẩu và 50% hàng tiêu thụ trong nước phải được ghi nhãn sinh thái) và các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc ban hành kịp thời các quy định như vậy vừa buộc các doanh nghiệp của mình phải tuân thủ, vừa tạo khả năng cho họ có thể vượt qua một ‘rừng hàng rào’ tiêu chuẩn dày đặc của nước nhập khẩu, cũng như hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời, góp phần bảo hộ hợp lý thị trường nội địa và bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu khi có sự áp đặt phi lý của nước nhập khẩu.

3.3.1.2 Chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng công nghiệp Việc mở rộng quyền XNK cho mọi thành phần kinh tế trong tất cả các lĩnh vực không bị cấm, cũng như phải thực hiện nghiêm túc các Hiệp định TRIMs, TRIPs và một số hiệp định khác có liên quan đến đầu tư theo lộ trình đã định sẽ có tác động khá mạnh đến việc thu hút FDI và hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp của nước ta.

Trên thực tế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh XNK đã tồn tại từ lâu và đã có tác động rất tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và hiện đại. Nhưng đến nay, nó vẫn còn tồn tại một số quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế về phân biệt đối xử, về công khai, minh bạch…và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút TNCs, cũng như các doanh nghiệp trong nước tham gia vào sân chơi toàn cầu.

- Để thu hút các đơn vị này tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, bên cạnh phải tuân thủ các cam kết WTO liên quan đến đầu tư, nước ta cần phải nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện đồng bộ các quy định, chính sách có liên quan đến thương mại và đầu tư, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, “lắt léo”, giảm bớt thời gian và chi phí về cấp phép đầu tư, về thành lập doanh nghiệp và về XNK, tăng cường bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư… nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng và hấp dẫn, đồng thời, khắc phục được tình trạng chồng chéo, không đầy đủ, hiệu lực thực thi kém và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Muốn khuyến khích các doanh nghiệp gia nhập vào “làng xuất khẩu” và phân bố hợp lý các dự án đầu tư, thì các biện pháp ưu đãi miễn, giảm thuế, trợ cấp hay các ưu tiên khác cần phải được áp dụng một các đa dạng theo hướng tỷ lệ thuận với mức độ cần thiết và chiều dài của dự án đầu tư; các biện pháp trợ cấp cần được thực hiện một các hài hòa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và lợi ích của quốc gia, theo hướng mở rộng diện cho vay, hình thức cho vay và mức cho vay, áp dụng cho cả các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà ĐTNN thông qua Quỹ đầu tư phát triển, chẳng hạn, ngoài các hình thức phù hợp với thông lệ quốc tế trước đây, thì có thể bổ sung thêm một số biện pháp khác như: bảo lãnh tín dụng, cho vay đối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)