Chương II: Xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam
2.2 Tình hình xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam
2.2.1 Xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 1996-2000
Hoạt động ngoại thương thời kỳ này đã có những bước tiến phát triển vượt bậc và khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp trong tổng KNXK của cả nước ngày càng
tăng từ 57,7% năm 1996 lên 71,1% năm 2000, trong đó hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ đáng kể. (Xem bảng 2.9, 2.10)
Bảng 2.9: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
Cơ cấu xuất k hẩu hàng hóa the o nhóm hàng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Hàng nôngư l âmư t sản Hàng CN nhẹư TTCN Hàng CN nặngư KS
Nguồn: Tạp chí Kinh tế đối ngoại (2005), Trường Đại học Ngoại thương, số 13;
Dựa trên Tạp chí Thương mại (2006), số 5+6+7; Internet.
Bảng 2.10: Xuất nhập khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 1996-2006
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Triệ u USD
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 XNK dệ t may
XK NK
XNK giày dép
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Triệu USD
XK NK
0 500 1000 1500 2000 2500
Triệ u USD
1996 1998 2000 2002 2004 2006 XNK gỗ và s ản phẩm gỗ
XK NK
0 500 1000 1500 2000 2500
Tr iệ u USD
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 XNK LKĐT & má y tính
XK NK
Nguồn: Dựa trên Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005-2006 và Tạp chí thương mại (2006), số 5+6+7; Niên giám thống kê 2002, nxb Thống kê Hà Nội 2003, Tạp chí Vietnam Business Forrum (4/2007); Internet.
- Xét về mức tăng trưởng
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 1996-2000 tăng gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 1986-1990 và hơn 3 lần trong thời kỳ 1991-1995. Riêng năm 2000, xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 6,87 lần so với năm 1990, và bằng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 năm trước. Tốc độ tăng trung bình của xuất khẩu tăng từ 17,8%/năm giai đoạn 1991-1995 lên 21,6%/năm giai đoạn 1996-2000, cho dù năm 1998 chỉ tăng 2% so với năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
- Cơ cấu xuất khẩu
Số lượng hàng công nghiệp xuất khẩu đã tăng lên với KNXK ngày càng lớn. Nếu như năm 1996, giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng gỗ và LKĐT& máy tính còn rất nhỏ, thì đến năm 2000 tổng KNXK của 2 sản phẩm này đã đạt trên 1 tỷ USD: sản phẩm gỗ tăng gần 5 lần, còn LKĐT & máy tính tăng hơn 8 lần so với năm 1996 và bằng KNXK; xuất khẩu dệt may và giày dép đạt 3,4 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1996 và chiếm gần 50% tổng KNXK của cả giai đoạn 1986-1990. Tỷ trọng xuất khẩu của 4 mặt hàng này trong tổng KNXK tăng nhanh từ 25% năm 1996 lên 31% năm 2000, làm cho tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông-lâm-thủy sản ngày càng bị thu hẹp lại, giảm tương ứng từ 42,3% xuống còn 30,1%.
Tuy nước ta còn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên phụ liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu này, hơn nữa lại chủ yếu làm gia công cho bạn hàng, nên giá trị gia tăng còn thấp. Nhưng, đây có thể coi là những thành quả ban đầu, góp phần giải quyết công ăn việc làm cũng như nâng cao đời sống cho người lao động, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Cơ cấu thị trường.
Sau khi Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thương mại giữa hai nước đã có phần khởi sắc. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng từ 2,8%
năm 1996 lên 5,1% năm 2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang đây là 28,7%/năm; châu Phi và các nước khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng KNXK của ta, nhưng tốc độ xuất khẩu sang các nước và khu vực này đã tăng lên rất nhanh bình quân là 40,7%/năm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của nước
ta nhờ có thêm thị trường mới; tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Á vì thế đã dần bị thu hẹp lại, trong đó, thị trường Nhật Bản và ASEAN đã giảm tương ứng từ 21,3% và 24,5% xuống còn 18,1%, với tốc độ tăng bình quân là 22,6%/năm và 12%/năm; tỷ trọng sang thị trường Trung Quốc đã tăng từ 4,7% lên 10,6% với tốc độ tăng 34,8%/năm; thị trường EU tăng từ 11,7% lên 22,5%, với tốc độ tăng là 34,3%/năm. (Xem bảng 2.11)
Bảng 2.11: XK chia theo khu vực thị trường Đơn vị: triệu USD; Tỷ trọng : %
Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng KNXK Tỷ trọng %
7255,9 100
9185 100
9360,3 100
11541,4 100
14483 100 Châu A-TBD
Tỷ trọng
5170,8 71,3
6113,9 66,6
5885,7 62,9
7195,8 62,4
9307 64,4 ASEAN
Tỷ trọng
1776.8 24,5
2020,5 22
2349,1 25,1
2463,4 21,3
2613,8 18,1 Nhật Bản
Tỷ trọng
1546 21,3
1675,4 18,2
1482,3 15,8
1768,3 15,3
2621,6 18,1
Trung Quốc Tỷ trọng
340,2 4,7
474,1 5,2
478,9 5,1
858,9 7,4
1534 10,6 EU
Tỷ trọng
849,8 11,7
1606,2 17,5
2116,4 22,6
2499 21,7
3251,6 22,5 Mỹ
Tỷ trọng
204,2 2,8
291,5 3,2
469 5,0
504 4,4
732,4 5,1 Châu Phi và Tây
Nam A Tỷ trọng
204,5 2,8
230,9 2,5
250,5 2,7
345,3 3,0
601 4,2
Các nước khác 373,5 181,1 - 313,6 -
Tỷ trọng 5,1 2,0 - 2,7 -
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan năm 2001
Đối với hàng dệt may, thị trường khá đa dạng, nhưng chủ yếu là do các nước thuê làm gia công để tái xuất sang EU với trên 70% hạn ngạch xuất khẩu của nước ta chứ không phải là nhập khẩu trực tiếp để tiêu thụ trong nước, bởi thị trường này áp dụng hạn ngạch cho tới năm 2005; Nhật Bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất và cho hưởng ưu đãi thuế GSP, chiếm gần 30% tổng KNXK.
Đối với giày dép, EU là thị trường chính không áp dụng hạn ngạch và cho hưởng thuế GSP, chiếm khoảng 80% KNXK của Việt Nam kể từ năm 1992. Sự “đổ dồn”
như vậy đã dẫn đến vụ kiện bán phá giá năm 1998, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của ta, làm cho KNXK sang khu vực này giảm xuống còn khoảng 70%/năm; Nhật Bản là nước không áp dụng hạn ngạch, nhưng lại áp thuế phổ thông ở mức 30,3% cho tới năm 2000, nên lượng hàng xuất khẩu sang đây rất ít, vì không có khả năng cạnh tranh với hàng Trung Quốc (do nước này được hưởng thuế MFN 5,6%, cho dù bị áp dụng hạn ngạch đến năm 2005 ở cả 2 thị trường EU và Nhật Bản), nên hàng của ta đã phải chuyển hướng sang các thị trường khác như: Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Mỹ… với tổng KNXK chiếm trên 20%.
Hàng LKĐT& máy tính mới được xuất khẩu từ năm 1996 và chủ yếu xuất khẩu sang các nước ASEAN để sản xuất nhờ có sẵn thị trường tiêu thụ thông qua liên doanh và được hưởng mức thuế quan theo CEPT/AFTA. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này tuy còn rất nhỏ trong ASEAN chỉ khoảng 2% nhu cầu nhập khẩu, nhưng đây là bước khởi đầu để nước ta phát triển mặt hàng có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao này trong tương lai, bởi tốc độ tăng trưởng rất mạnh của nó, tăng gấp 8,5 lần chỉ sau 5 năm.
Sản phẩm gỗ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, EU với mức tăng bình quân khoảng 20%/năm.