Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
1.2. Thực tiễn về phát triển dân số và phát triển giáo dục TP. Hồ Chí Minh
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục TP. HCM
Quy mô, tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô giáo dục
Là một thành phố với quy mô dân số rất lớn, đông nhất cả nước, tốc độ gia tăng dân số nhanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của quy mô giáo dục. Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu đi học cũng tăng, quy mô giáo dục ngày càng lớn. Năm
2017 số học sinh phổ thông tăng nhanh, số trường, lớp và số giáo viên cũng tăng liên tục.
Bảng 1.4. Số dân, số trường, số lớp, số giáo viên và học sinh phổ thông TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2007- 2017
Năm Số dân
(người)
Số trường (trường)
Số lớp (lớp)
Số GV (người)
Số HSPT (người)
2007 6.778.867 831 23.073 36.202 894.751
2009 7.201.559 862 24.372 40.219 969.121
2011 7.590.138 908 25.987 43.871 1.021.990
2013 7.939.752 922 27.096 46.988 1.083.320
2015 8.247.829 944 28.823 49.500 1.163.405
2017 8.643.044 952 30.454 51.006 1.225.041
% tăng cả
giai đoạn 127,5% 114,5% 132,0% 140,8% 136,9%
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê các năm – Cục TP. Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2007-2017, dân số toàn thành phố tăng 1.864177 người, tổng số trường học phổ thông tăng 121 trường, số lớp tăng 7.381 lớp, số giáo viên tăng 14.804 người và số học sinh tăng 330.290 học sinh. Trong đó số dân tăng gần 1,3 lần, số giáo viên tăng 1,4 lần, số lớp tăng 1,31 lần, tiếp đến là số học sinh 1,37 lần, số trường tăng ít nhất 1,1 lần.
Chính vì số học sinh tăng nhanh hơn số trường và số lớp đã gây áp lực đến sĩ số bình quân của mỗi lớp học. Năm 2007 bình quân là 38,7 học sinh/ lớp nhưng đến năm 2017 tăng lên 40,2 học sinh/ lớp.
Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
Trong những năm qua mặc dù có sự biến động về cơ cấu dân số theo tuổi nhưng nhìn chung TP. HCM vẫn có cơ cấu dân số trẻ. Dân số độ tuổi dưới 15 chiếm 19,2%
tổng số dân, số người từ 65 tuổi trở lên chỉ chiếm 4,8% tổng số dân. Do cơ cấu dân số trẻ nên tỉ lệ học sinh phổ thông của thành phố luôn ở mức cao và số HS tiểu học >
THCS > THPT.
Bảng 1.5. Tỉ lệ học sinh phân theo các cấp học TP.HCM, giai đoạn 2007-2017
Đơn vị: %
Năm 2007 2009 2011 2013 2015 2017
TH 47,3 47,4 49,8 50,5 50,2 49,2
THCS 32,9 32,7 31,3 32,4 33,1 33,7
THPT 19,8 19,8 18,9 17,1 16,7 17,1
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê các năm - Cục thống kê TP.HCM Tác động của phân bố dân cư tới giáo dục
TP. HCM có mật độ dân số trung bình là 4.126 người/km² (2017) nhưng có sự phân bố không đều giữa 24 quận huyện. Các quận nội thành như quận 3,4,5,10 có mật độ dân số rất cao trên 40.000 người/km², trong khi đó các quận vùng ven có mật độ dân số thấp hơn dưới 10.000 người/km² như quận 2,7,9. Ở các huyện như Cần Giờ và Củ Chi có mật độ dân số rất thấp.
Phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế không đều giữa các quận huyện ảnh hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục. Ở khu vực nội thành dân số đông, kinh tế phát triển nên hệ thống giáo dục cũng được đầu tư phát triển hơn. Ngược lại ở các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi dân cư phân bố phân tán, kinh tế kém phát triển nên giáo dục cũng kém phát triển, cơ hội tiếp cận với giáo dục nhất là giáo dục bậc cao và các dịch vụ giáo dục cũng ít hơn.
1.2.3.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số TP. HCM Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân
Giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến hôn nhân gia đình và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển khuôn mẫu tuổi kết hôn từ truyền thống sang hiện đại.
Có thể nói số năm học tập là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tuổi kết hôn lần đầu. Những người có trình độ học vấn thấp, thời gian dành cho học tập không nhiều, nhận thức của họ về hôn nhân và gia đình còn hạn chế và thường có xu hướng kết hôn sớm, cơ hội tìm kiếm việc làm ít, thường làm những công việc lao động phổ
thông với mức thu nhập thấp. Vì vậy cuộc sống gia đình thường gặp nhiều khó khăn, điều kiện chăm sóc cho con cái không đảm bảo và hay có những suy nghĩ tiêu cực.
Trình độ học vấn của dân cư, đặc biệt là của phụ nữ đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, điều này tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền những chính sách về hôn nhân và gia đình trong những người trẻ tuổi.
Bảng 1.6. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính TP. HCM (2009-2017)
Năm Tổng số Nam Nữ
2009 26,0 27,8 24,3
2010 26,6 28,5 24,8
2011 26,9 28,7 25,2
2012 27,4 29,2 25,6
2013 27,2 29,2 25,3
2014 26,8 28,6 25,0
2015 26,7 28,6 24,9
2016 27,3 29,1 25,7
2017 27,7 29,4 26,1
Nguồn: Niên giám thống kê các năm- Cục thống kê TP.HCM Những người có trình độ học vấn cao, thường có nhu cầu về cuộc sống cao hơn, việc tạo ra điều kiện vật chất thỏa mãn nhu cầu đời sống đòi hỏi nhiều thời gian hơn và tuổi kết hôn do đó cũng muộn hơn.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TP. HCM biến động nhưng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2017, tăng từ 26,0 tuổi lên 27,7 tuổi. Trong đó tuổi kết hôn của nam luôn cao hơn nữ trung bình từ 3-4 tuổi.
Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh
Là một thành phố năng động và kinh tế phát triển bậc nhất, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhận thức của người dân về hôn nhân, gia đình, số con, khoảng cách giữa các lần sinh con, cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe rất tốt. Cùng với đó thành phố đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp như: Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản, đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và
nông thôn”, đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”, … nhằm thực hiện một cách hiệu quả công tác DS – KHHGĐ và nâng cao nhận thức của người dân.
Chính những nguyên nhân này đã tác động tới mức sinh và làm cho mức sinh giảm.
Trong thời gian qua, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở TP. HCM luôn thấp so với mức trung bình của cả nước và giảm từ 1,07% xuống 0,74% (giai đoạn 2007-2017).
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các năm ở TP. Hồ Chí Minh Ảnh hưởng của giáo dục đến mức tử vong
Trình độ học vấn của người mẹ và mức tử vong trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những phụ nữ có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng thường biết chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn vì vậy, tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh thấp. Ngược lại, những phụ nữ có trình độ học vấn thấp sự hiểu biết về giáo dục, chăm sóc con cái kém làm cho tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.
1.1 1.04 0.98 0.91
0.82 0.74
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
2007 2009 2011 2013 2015 2017
%
Năm
Tiểu kết chương 1
Dân số và giáo dục là hai vấn đề có ý nghĩa nổi bật và rất quan trọng trong việc nghiên cứu sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và được nghiên cứu bởi nhiều ngành như nhân khẩu học, kinh tế học, địa lí học, …Trong giới hạn của luận văn, tác giả nghiên cứu sự phát triển của dân số và sự phát triển của giáo dục dưới góc độ Địa lí KT -XH.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dân số như: tỉ lệ nữ giới và tỉ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ/ tổng phụ nữ, tình trạng hôn nhân và tuổi kết hôn lần đầu, trình độ văn hóa của dân cư và mức gia tăng dân số tự nhiên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục như dân số là mẫu số của GD, sự tăng trưởng của nền kinh tế và đặc biệt là các chủ trương chính sách giúp phát triển giáo dục.
DS và GD có mối liên hệ tác động lẫn nhau. Dân số có thể giúp đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục hoặc kìm hãm sự phát triển của giáo dục. Ngược lại, giáo dục cũng ảnh hưởng đến dân số thông qua các yếu tố: kết hôn, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, di dân.
Chính vì vậy để giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số và giáo dục phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số, ổn định quy mô dân số đồng thời phải phát triển giáo dục và đầu tư cho giáo dục.
Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, hơn nữa sự phát triển dân số và phát triển giáo dục giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn có sự khác biệt rất lớn, gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề KT-XH, vì vậy cần phải có những chính sách hợp lí nhằm giải quyết tốt vấn đề này.