Đánh giá chung về phát triển giáo dục quận 2

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUẬN 2, GIAI ĐOẠN 2007- 2017

2.3. Thực trạng phát triển giáo dục quận 2

2.3.5. Đánh giá chung về phát triển giáo dục quận 2

Quy mô

Cùng với sự phát triển KT-XH, đặc biệt là sự tăng nhanh về dân số là tiền đề cho sự phát triển của giáo dục của quận 2 giai đoạn 2007-2017. Sau 20 năm thành lập, mạng lưới trường, lớp trên địa bàn quận được quy hoạch, sắp xếp ngày càng hợp lý, phù hợp với địa bàn dân cư. Quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục được mở rộng. Số lượng giáo viên ngày càng tăng nhanh nhằm phục vụ cho số học sinh của quận.

Giáo dục phát triển giúp nâng cao trình độ dân trí của người dân, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao phục vụ vào sự nghiệp phát triển KT-XH, đặc biệt chính giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân quận 2.

Chất lượng

Cùng với sự phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục quận 2 giai đoạn 2007- 2017 cũng có sự tiến bộ lớn.

các cấp học, số lượng học sinh khá, giỏi tăng liên tục qua các năm, tình trạng học sinh bỏ học không còn, tỉ lệ học sinh tốt ngiệp THPT và đậu đại học tăng theo thời gian.

Đội ngũ giáo viên hằng năm được bổ sung không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo theo mục tiêu của quận, thành phố cũng như của cả nước. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao và tăng theo thời gian, trong đó cao nhất là cấp THPT. Hầu hết giáo viên phổ thông sử dụng tốt công nghệ thông tin để phục vụ trong công tác giảng dạy đồng thời nắm bắt và vận dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực.

Công tác xây dựng trường đã được cấp ủy và chính quyền các cấp đưa vào nghị quyết thành một trong những mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và các hoạt động giáo dục được cải tạo, nâng cấp và xây mới. Mạng lưới trường học được bố trí hợp lí, hầu hết các phường đều có trường tiểu học, THCS. Trường THPT Thủ Thiêm được xây lại hoàn toàn với đầy đủ trang thiết bị, vật chất hiện đại để phục vụ cho công tác dạy và học, Trường THPT Giồng Ông Tố cũng được sửa chữa và nâng cấp.

Trung tâm giáo dục thường xuyên và 8 trung tâm học tập cộng đồng của quận cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của nhân dân.

Công tác dạy nghề của quận từng bước được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của quận.

2.3.5.1. Hạn chế

Việc tăng nhanh số lượng học sinh dẫn đến tình trạng quá tải cơ sở vật chất hiện có của mỗi trường gây áp lực lớn đến công tác dạy và học. Giai đoạn 2007-2017 tổng số học sinh tăng gần 5.300 học sinh, trong đó tăng nhanh nhất là học sinh tiểu học. Bình quân số học sinh trên lớp cao, cao nhất là THPT gần 44 học sinh/lớp. Đa số học sinh nhất là học sinh tiểu học, muốn học bán trú nhưng nhiều trường không trang bị được phòng bán trú cho học sinh gây khó khăn cho việc đưa đón con cái của rất nhiều phụ huynh.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tăng nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra của nhiều trường.

Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng của quận chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

2.3.5.3. Nguyên nhân Khách quan

- Dân số tăng nhanh gây áp lực cho việc xây dựng trường lớp của quận

- Mặt trái của xã hội do tác động của nền kinh tế thị trường có nhiều tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến công tác giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Đời sống kinh tế của một số lao động nhập cư và lao động ở các phường xa trung tâm còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh con em của các hộ gia đình lao động.

- Chế độ chính sách cho cán bộ quản lí, giáo viên còn một số vấn đề bất cập, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn.

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục quận 2 tăng nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ gia tăng dân số và chủ yếu là kinh phí từ Thành phố.

Chủ quan

- Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng nhưng phân bố không đều, phần chi cho các chương trình, mục tiêu ít không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, trong khi phần lớn là chi cho con người.

- Các chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lí còn nhiều bất cập chưa theo kịp với sự thay đổi nhu cầu của cuộc sống hiện đại, làm ảnh hưởng đến tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường.

2.3.5.3. Cơ hội và thách thức Cơ hội

Sau 20 năm thành lập (1997-2017), được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của thành phố, Đảng bộ và chính quyền nhân dân quận 2 đã xác định và đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế đúng với chủ trương của thành phố và phù hợp tình hình của địa phương. Vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận tăng nhanh, đời sống người dân toàn quận nhất là các quận xa trung tâm được cải thiện rõ rệt, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời, đặc biệt giáo dục cũng được đầu tư và phát triển nhanh chóng.

Là một quận nằm ở phía đông thành phố, với vị trí tiếp giáp nhiều quận nội thành, nhất là quận 1 và hệ thống đường xá hoàn thiện hiện đại giúp quận 2 thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các quận trong thành phố cũng như với các tỉnh trong cả nước.

Thách thức

Là một trong những quận có quá trình đô thị hóa nhanh nhất của TP. HCM, cùng với sự hình thành của các khu dân cư, khu đô thị mới, …điều này đã thu hút một lượng lớn dân cư, lao động ngoài quận, kéo theo đó số học sinh phổ thông cũng gia tăng nhanh chóng, chính vì vậy gây áp lực cho GD quận 2. Số trường, lớp không đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, số học sinh trên một lớp học cao ảnh hưởng đến

công tác giảng dạy và tiếp thu kiến thức của học sinh. Một số trường không có hoặc thiếu phòng bán trú gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đưa đón học sinh.

Một số trường nằm gần cụm cảng Cát Lái - Tân Cảng, nhiều xe lớn tham gia giao thông gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh.

Các hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, môi trường xã hội không thuận lợi ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)