Những giải pháp gắn kết giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 132)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUẬN 2

3.3. Nhóm các giải pháp phát triển dân số và phát triển giáo dục

3.3.3. Những giải pháp gắn kết giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục

Việc lồng ghép phát triển dân số vào kế hoạch phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển KT-XH của quận sẽ giúp cho mục tiêu giáo dục gắn với nhu cầu của dân cư từ đó định hướng tốt cho hoạt động giáo dục nói riêng và phát triển KT-XH nói chung.

Thông qua một số môn học như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lí, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa hay các chuyên đề của nhà trường lồng ghép các vấn đề liên quan tới giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh.

Để lồng ghép dân số với giáo dục cần dựa vào các chỉ báo rõ ràng. Mỗi chỉ báo đều được thu thập, xử lí và công bố thường niên. Về dân số cần các chỉ báo như: tổng số dân, dân số nam, dân số nữ, số trẻ em trong độ tuổi đi học, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ, trình độ học vấn,…Trong khi chỉ báo về giáo dục là nhu cầu về trường, lớp, số giáo viên, cán bộ giáo dục, lĩnh vực đào tạo, mức học phí, liên kết đào tạo trong nước, quốc tế và xã hội hóa giáo dục. Và chỉ báo về hiệu quả ngành giáo dục lại dựa vào hiệu suất đào tạo của ngành, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, tốt nghiệp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, có việc làm sau khi được đào tạo cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, …

Dân số và giáo dục luôn có mối quan hệ với nhau, do vậy việc xây dựng các chỉ báo về giáo dục luôn phải gắn với dự báo về phát triển dân số theo độ tuổi. Từ đó làm cơ sở đề ra những chiến lược, giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục giúp giáo dục và dân số quận phát triển một cách bền vững.

Tiểu kết chương 3

Trong chiến lược phát triển KT-XH của quận 2, phát triển dân số và phát triển giáo dục luôn được coi là những nội dung quan trọng. Hiện nay quận luôn thực hiện việc lồng ghép giữa phát triển dân số với phát triển giáo dục và các hoạt động khác nhằm thực hiện mục tiêu phát triển dân số hợp lí và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nâng cao dân trí trong quận.

Dựa trên quan điểm, mục tiêu về phát triển dân số và phát triển giáo dục cũng như các dự báo là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp hợp lí giúp dân số và giáo dục quận 2 phát triển bền vững.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nghiên cứu đề tài “Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2”, tôi rút ra một số kết luận sau:

Dân số và giáo dục luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quy mô, cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô trường lớp, số giáo viên và các cơ sở giáo dục. Ngược lại giáo dục cũng tác động đến sự phát triển dân số thông qua quá trình hôn nhân, tuổi kết hôn trung bình lần đầu, tỉ số giới tính khi sinh, tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong trẻ em.

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển dân số, phát triển giáo dục và mối quan hệ giữa chúng có ý nghĩa quan trọng để vận dụng phân tích các đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng tại quận 2.

Dân số quận 2 tiếp tục tăng trong những năm tới và dân số tăng nhanh sẽ gây áp lực lớn đến các vấn đề KT-XH, đặc biệt là giáo dục.

Hiện nay, cơ cấu dân số quận 2 có sự thay đổi theo hướng tích cực, số dân trong độ tuổi lao động lớn và có xu hướng tăng, tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm, tỉ lệ trẻ em có xu hướng tăng nhẹ.

Giáo dục quận 2 ngày càng được chú trọng phát triển và hiện đại nhưng gia tăng dân số cao và sự phân bố dân cư không đồng đều, gây sức ép đến quy mô trường lớp, giáo viên cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy và học nhất là các phường có dân nhập cư lớn.

Trong thời gian qua mặc dù quận đã thực hiện rất tốt công tác dân số-KHHGĐ nhưng tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm vẫn cao, nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng cơ học.

2. Kiến nghị

Dân số và giáo dục là hai vấn đề quan trọng trong phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, chúng luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Vì vậy để phát triển dân số và giáo dục một cách hợp lí và bền vững, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau

Về dân số

Quận cần tiếp tục thực hiện tốt chiến lược dân số, trong đó quan trọng nhất công

tác dân số - KHHGĐ. Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số trở thành một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhằm từng bước nâng cao dân trí trên địa bàn quận.

Dân số của quận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới nhưng chủ yếu là gia tăng cơ học vì vậy cần có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp để gia tăng dân số không gây áp lực lớn lên các vấn đề xã hội nói chung của quận.

Phân bố lại dân cư hợp lí hơn giữa các phường, chú trọng phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, y tế, … ở các phường xa trung tâm, có điều kiện KT-XH khó khăn và có diện tích rộng nhằm thu hút dân cư tới các phường này.

Về giáo dục

Tiếp tục tăng cường đầu tư có hiệu quả cho giáo dục cả về quy mô lẫn chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời với sự gia tăng dân số.

Xây dựng thêm một số trường học ở các phường có dân đông như Bình An, Thảo Điền, Bình Trưng Tây. Đồng thời cần mở rộng quy mô trường học, vì đa số các trường có quy mô nhỏ trung bình từ 21- 30 lớp, trừ 2 trường THPT.

Chú trọng hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các tổ chức tham gia vào sự nghiệp giáo dục giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt ngân sách và nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong quận nhằm tranh thủ sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả cho giáo dục.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn chứa danh nghề nghiệp theo yêu cầu của ngành giáo dục.

Tiếp tục xây dựng trường học theo mô hình trường THCS tiên tiến hội nhập khu vực và thế giới.

Tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh ngay sau khi tốt nghiệp THCS và THPT. Đưa chương trình giáo dục dân số, giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục phổ thông. Cần bổ sung phòng tâm lí cho học sinh tại các trường.

Có các biện pháp hợp lí nhằm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các nhóm dân cư trong quận.

Tóm lại vấn đề phát triển dân số cần có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với vấn đề phát triển giáo dục và phải được đặt trong chiến lược phát triển KT-XH của quận có như thế thì việc hoạch định và thực hiện mới đạt hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2005). Phương pháp lồng ghép dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hà Nội: Nxb Thế giới.

Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyên Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển giáo dục học. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách Khoa.

Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Thành phố Hồ Chí Minh.

Đinh Thị Thùy Dung. (2014). Nghiên cứu mối tương quan giữa phân bố dân cư với mạng lưới trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Địa Lí học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Thị Kim Thủy. (2015). Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh). Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Địa Lí học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lâm Huỳnh Hải Yến. (2013). Phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Long An.

Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Địa Lí học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lâm Huỳnh Hải Yến, Nguyễn Kim Hồng. (2013). Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 49, 2013. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thẩm, (2015). Quận 2 tập trung quản lí và phát triển đô thị. Nhận từ https://nhandan.com.vn/thong-tin-kinh-te/quan-2-tap-trung-quan-ly-va-phat- trien-do-thi-235671/

Nguyễn Đình Cử. (2011). Dân số và phát triển. Nghiên cứu của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa Gia đình dưới sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Hà Nội.

Nguyễn Kim Hồng. (1995). Phát triển Dân số và phát triển Giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài cấp Bộ. Mã số 304609597.

Nguyễn Minh Tuệ. (1996). Dân số và sự phát triển Kinh tế- xã hội. Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên). (2005). Địa lí Kinh tế - xã hội Đại cương. Hà Nội:

Nxb Đại Học Sư phạm.

Phạm Tất Dong, (2018). Giáo dục thường xuyên trong xã hội học tập. Nhận từ http://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-

xuyen/Pages/Default.aspx?

Item ID=5441

Phạm Tất Dong, (2019). Xã hội học tập và công dân học tập. Nhận từ http://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-

xuyen/Pages/Default.aspx?

Item ID=6127

Phòng thống kê quận 2. Niên giám thống kê quận 2 năm 2009. Quận 2 Phòng thống kê quận 2. Niên giám thống kê quận 2 năm 2013. Quận 2 Phòng thống kê quận 2. Niên giám thống kê quận 2 năm 2017. Quận 2 Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2009. Hà Nội

Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 20013. Hà Nội Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 20017. Hà Nội

Ủy Ban Nhân Dân quận 2. (2020). Báo cáo kết quả thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường học và định hướng công tác quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn quận giai đoạn 2019-2020, đinh hướng đến năm 2030.

Quận 2.

Ủy Ban Nhân Dân quận 2. (2020). Phương hướng nhiệm vụ phát triển Dân số quận 2 giai đoạn 2021-2025. Quận 2.

Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức. (2007). Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa. Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC

BẢNG DÂN SỐ CHIA THEO DÂN TỘC QUẬN 2 NĂM 2017

Dân tộc 2017

Tổng số 163.189

1 Kinh 1.039

2 Tày 133

3 Thái 10

4 Mường 57

5 Khơ Me 339

6 Hoa 654

7 Nùng 27

8 Dao 10

9 Gia Rai 10

10 Ê Đê 20

11 Ba Na 6

12 Sán Chay 3

13 Chăm 60

14 Cơ Ho 11

15 Xơ Đăng 1

16 Sán Rìu 10

17 Ra Glay 1

18 Mơ Nông 1

19 Khơ Mú 1

20 Giáy 2

21 Mông 3

22 Ngái 1

23 Mạ 4

24 Thổ 5

25 Chơ Ro 1

26 Chu Ru 3

27 Bru- Vân Kiều 1

28 Phù Lá 1

29 Cống 3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017- Chi cục Thống kê quận 2

BẢNG SỐ TRƯỜNG, SỐ LỚP, SỐ GIÁO VIÊN VÀ SỐ HỌC SINH PHỔ THÔNG PHÂN THEO PHƯỜNG QUẬN 2, NĂM 2017

Phường Số trường Số lớp Số GV Số HSPT

An Khánh 0 0 0 0

An Lợi Đông 0 0 0 0

An Phú 6 162 213 5468

Bình An 1 34 41 852

Bình Khánh 2 52 66 1411

Bình Trưng Đông 3 72 128 2688

Bình Trưng Tây 3 113 139 4310

Cát Lái 3 61 130 2091

Thảo Điền 1 20 48 763

Thạnh Mỹ Lợi 4 111 213 4408

Thủ Thiêm 0 0 0 0

Toàn quận 23 625 978 21991

Nguồn: Phòng giáo dục quận 2 và Niên giám thống kê năm 2017- Chi cục Thống kê quận 2

BẢNG DÂN SỐ TỪ 10 TUỔI TRỞ LÊN BIẾT ĐỌC, BIẾT VIẾT CÁC PHƯỜNG QUẬN 2, NĂM 2009

Tổng số dân 10 tuổi trở

lên

Biết đọc, biết viết

Không biết đọc, biết viết

Không xác định

Toàn quận 126.560 123.322 3.088 150

An Khánh 13.449 12.808 599 42

An Lợi Đông 4.852 4.627 214 11

An Phú 15.373 15.105 259 9

Bình An 16.634 16.529 85 20

Bình Khánh 7.499 7.251 234 14

Bình Trưng Đông

12.940 12.606 319 15

Bình Trưng Tây 15.259 14.829 421 9

Cát Lái 10.888 10.594 286 8

Thảo Điền 14.439 14.330 92 17

Thạnh Mỹ Lợi 10.561 10.207 352 2

Thủ Thiêm 4.666 4.436 227 3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009- Chi cục Thống kê quận 2

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)