Kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 66 - 71)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.6. Kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học

Phản hồi

Định nghĩa phản hồi

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời nói của thân chủ một cách cô động hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ. Hoặc phản hồi là tăng cường ý thức về những gì thân chủ làm và làm như thế nào. Thực chất của là sự tiếp nhận và truyền thông tin về hành vi.

Các loại phản hồi

Thông thường trong câu chuyện của thân chủ bao giờ cũng bày tỏ sự kiện, nội dung câu nói và các cảm xúc, tình cảm chứa đựng đằng sau câu nói đó. Vì vậy khi phản hồi, nhà tham vấn, tư vấn tâm lý có thể lặp lại nội dung câu nói hoặc lặp lại cảm xúc. Nghĩa là người làm công tác tham vấn, tư vấn tâm lý nhắc lại cho thân chủ ý thức hơn về nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Trong tham vấn, tư vấn tâm lý theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) có 3 loại phản hồi: lặp lại câu nói của thân chủ (sự nhắc lại); phản hồi cảm xúc và phản hồi soi sáng. C. Rogers không đánh giá cao loại phản hồi lặp lại câu nói vì phản hồi nhắc lại đôi khi dẫn nhà tham vấn đến trạng thái nhai lại như một cái máy, mà thiếu sự thấu hiểu, thậm chí còn gây phản cảm cho thân chủ.

Theo C. L. Klenke (1994) phản hồi nội dung là nhắc lại điều thân chủ nói theo cách riêng của mình để giúp thân chủ nhận biết họ đang được hiểủ.

S. Cormier (1999) cũng chỉ ra rằng, sự nhắc lại cần được diễn đạt một cách ngắn gọn, chọn lọc những thông tin mang tính nhận thức, phản ánh suy nghĩ của thân chủ. Theo tác giả để làm được điều này người làm công tác TVTL cần lưu ý:

+ Chú ý và nhớ lại những thông điệp thân chủ đã trình bày.

+ Xác định nội dung thông điệp quan trọng.

+ Sử dụng từ gần gũi để mô tả chính xác điều đối tượng nhắc nhở.

+ Lắng nghe và quan sát để kiểm tra lại hiệu quả của diễn đạt lại.

Theo Katheryn Geldard và David Geldard (2000), phản hồi lại nội dung giúp nhà tham vấn tiếp cận thân chủ mà không làm xao nhãng khía cạnh “thân chủ trọng tâm” và có thể bắt đầu được câu chuyện. Cách này dễ sử dụng vì nhà tham vấn chỉ cần nghe những gì xuất phát từ miệng thân chủ, nhưng không có nghĩa là nhà tham vấn nhắc lại như vẹt, hay lặp lại từng từ một, y hệt những gì thân chủ đã nói ra. Mà là sự chọn ra những chi tiết, nội dung quan trọng nhất trong những điều thân chủ đã nói và diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn với ngôn từ của mình.

Đối với phản hồi cảm xúc: Theo M. Daignieault, thân chủ bày tỏ thường bắt đầu bằng các cảm xúc hay cảm giác, cũng chính sự phản hồi cảm xúc giúp giải mã vấn đề này. Tuy nhiên, phản hồi cảm xúc không được trình bày rõ ràng. Vì thế, khi phản hồi cảm xúc, nhà tham vấn phải tính tới những gì nhìn thấy, nghe thấy, đưa ra những kết luận, giả thuyết từ một cảm xúc, một tình huống do thân chủ bộc lộ. Có nghĩa là nhà tham vấn phải đặt tên cho loại cảm xúc, tình cảm đó và phản hồi lại điều đó theo cách làm cho thân chủ cảm thấy dễ chịu, phù hợp với sự diễn tả của họ. C. Rgers đã nhận xét, thông thường khi thân chủ bày tỏ, thường bắt đầu bằng các cảm xúc hay cảm giác.

Cảm giác được trình bày thường không rõ ràng với nhà tham vấn, thậm chí với cả bản thân thân chủ nên nhà tham vấn cần phiên dịch lại những cảm xúc này. Trong lúc bày tỏ thân chủ có những cảm xúc mạnh, nhưng cũng có những cảm xúc ngầm ẩn và “một sự phản ánh tốt nhất được chọn lựa”. Nhà tham vấn cảm nhận được thông qua những dấu hiệu như: sự chọn từ,một tiếng thờ dài, một giọng nói yếu đi... Vì thế, nhà tham vấn phải quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ. Nhà tham vấn phải giúp thân chủ đối diện với các cảm xúc tiêu cực và khó chịu bằng cách mà họ có thể thích nghi, chứ

không thể bỏ qua các cảm xúc tiêu cực của họ. Khi nhà tham vấn phản ánh những cảm xúc ngầm ẩn bên dưới câu nói của thân chủ, sẽ giúp thân chủ rà soát lại được một cách đầy đủ những cảm xúc thực của mình, họ cảm thấy dễ chịu hơn do đã giải tỏa được những cảm nghĩ ấy.

S. Commier (1999) cho rằng quy trình phản hồi cảm xúc và quan sát đi từ xác định của đối tượng, lựa chọn từ ngữ để chuyển tải lại cảm xúc và quan sát để kiểm tra những phản ứng của đối tượng sau phản hồi.

N. Richard (2003) cũng có quan điểm đồng nhất rằng trước hết cần xác định rõ cảm xúc và sau đó mới phản ánh lại cảm xúc đó. Phản hồi cảm xúc là sự ghi nhận và thái độ cố gắng để hiểu suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng. Do vậy, không nên có những phê phán, bác bỏ hay tảng lờ cảm xúc đang diễn ra trong họ. Việc sử dụng câu hỏi như một cách phản hồi nhằm giúp đối tượng khám phá những suy nghĩ bên trong liên quan tới cảm xúc của họ trong tư vấn là cần thiết.

Về phản hồi soi sáng: soi sáng vấn đề của thân chủ bằng cách lôi lên bề mặt ý thức những cảm nhận vô thức của thân chủ và làm sáng tỏ chúng là cách làm cao cấp hơn cả. Có thể phản hồi soi sáng bằng những giải thích kèm theo câu hơi giả định. Nếu nhà tham vấn có kinh nghiệm, hay nhạy cảm sẽ điều chỉnh được mối quan tâm ngầm ẩn của thân chủ bằng cách soi sáng những dấu hiệu ngầm ẩn, gián tiếp bên trong. Nhà tham vấn sẽ giải hóa tâm trạng ngầm ẩn của thân chủ, chuyển hóa những cảm xúc, sự cảm nhận ngầm ẩn đôi khi là vô thức thành lời nói (Trần Thị Minh Đức, 2009, tr. 310).

Cousin (1979) đã nói: “Chúng ta biết rất ít về nỗi sợ hãi, sự tức giận, những hụt hẫng và những cảm xúc tiêu cực khác”. Khi cảm xúc lên đỉnh điểm, tâm trí họ choáng ngợp bởi những cảm xúc vui- buồn, yêu thương- oán giận, xấu hổ…khiến họ khó khăn để xác định, biểu hiện và mô tả một cách chính xác. Phản hồi của người tư vấn về cảm xúc của đối tượng giúp họ nhận

biết được suy nghĩ của mình, có tác dụng tích cực để họ trưởng thành và thúc đẩy mối quan hệ tin tưởng, thấu hiểu giữa đối tượng với người TVTL.

Kỹ năng phản hồi:

Định nghĩa kỹ năng phản hồi

Kỹ năng phản hồi trong tham vấn là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm vào việc truyền tải lại suy nghĩ, hành vi cũng như cảm xúc của đối tượng nhằm kiểm tra thông điệp và thể hiện thái độ quan tâm, khích lệ sự nhận thức về cảm xúc, suy nghĩ của họ (Tài liệu bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho HS, tr. 25).

Dựa trên sự phân tích nội hàm khái niệm kỹ năng, phản hồi, kỹ năng phản hồi trong tham vấn tâm lý, tác giả cũng quan niệm rằng, kỹ năng phản hồi trong tư vấn tâm lý là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm vào việc truyền tải lại suy nghĩ, hành vi cũng như cảm xúc của đối tượng nhằm kiểm tra thông điệp và thể hiện thái độ quan tâm, khích lệ sự nhận thức về cảm xúc, suy nghĩ của họ.

Luyện kỹ năng phản hồi

Theo quan điểm thân chủ trọng tâm của C. Roges tập trung nhiều vào kỹ năng lắng nghe và phản hồi. Trong kỹ năng phản hồi, ông tập trung hướng dẫn cho người học biết cách mô tả những từ khóa nói lên tâm trạng của thân chủ mà mình cảm nhận được, sau đó phát biểu gián tiếp cảm nhận của thân chủ về sự kiện đó, cuối cùng quan sát phản ứng của thân chủ về sự kiện để có sự phản hồi lại từ phía thân chủ.

M. Daignieault (2002) trong đó tập trung nói về sự thấu hiểu của người trợ giúp (nhà tham vấn). Theo ông có năm cách phản hồi thấu hiểu khác nhau:

+ Giúp thân chủ nhận thức lại cảm xúc mà thân chủ vừa bộc lộ: để tự do khám phá bản thân, nhà tham vấn cần giúp thân chủ nhận thức được cảm xúc của họ. Cách phản hồi này giúp thân chủ nhận thức được cảm xúc mà

mình đã bày tỏ ra hoặc những cảm xúc bị đè nén trong vô thức mà họ cố tình né tránh.

+ Giúp thân chủ làm rõ nguyên nhân của sự trải nghiệm cảm xúc: nhà tham vấn phản hồi tình cảm của thân chủ kèm với nội dung gây ra tình cảm đó. Nếu thân chủ lo sợ điều gì đó đang đe dọa họ, nếu thân chủ buồn rầu có liên quan đến điều gì đó làm họ tổn thương, nếu thân chủ tức giận do điều gì đó ngăn cản họ... Khi phản hồi, nhà tham vấn chỉ cho thân chủ thấy “điều gì đó” là nguồn gốc nảy sinh, phát sinh ra cảm xúc đó.

+ Lôi kéo thân chủ tập trung vào cảm xúc ngầm ẩn: thông thường các thân chủ bày tỏ tình cảm của họ qua hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trên bề mặt ngôn từ. Vì thế nhà tham vấncó thể lôi kéo thân chủ tập trung vào tình cảm ngầm ẩn.

+ Động viên, an ủi thân chủ: phản hồi tốt phải tránh được các nhận xét mang tính đánh giá của nhà tham vấn, cần giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực.

+ Đặc thân chủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng: khi thân chủ thấy mình được thông cảm, được hiểu họ thấy được an ủi. Nhưng đôi khi cũng có thể đặt thân chủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng cố hữu, khiêu khích bằng cách phản hồi quá lên so với thực tế, làm đậm hơn cảm xúc của họ.

Khi sử dụng phản hồi, nhà tham vấn có thể dựa vào tình huống tham vấn để sử dụng phản hồi nội dung, phản hồi cảm xúc hay phản hồi kết hợp.

Tuy nhiên các câu phản hồi phải diễn tả lại đúng với những gì đang diễn ra nơi thân chủ, không kèm theo những thái độ đánh giá. Phản hồi tốt sẽ giúp thân chủ cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng, chấp nhận, được chia sẻ và xây dựng được mối quan hệ cởi mở tâm tình. Kỹ năng phản hồi, đặc biệt là phản hồi cảm xúc để đạt được sự thông cảm, khuyến khích thân chủ chia sẻ.

Nhà tham vấn cần tận dụng sự phán đoán khi quyết định lúc nào là tốt nhất để sử dụng loại phản hồi nào. Trong khi giúp thân chủ đối mặt với cảm nghĩ mà

thân chủ bị đè nén thì tốt hơn hết là chỉ sử dung phản hồi cảm xúc (Trần Thị Minh Đức, 2009, tr. 317).

Kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh THPT Xuất phát từ sự phân tích kỹ năng phản hồi, từ công việc của người làm công tác tư vấn tâm lý và đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.

Từ đó rút ra khái niệm về kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông như sau:

Kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh THPT là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của người làm công tác TVTL vào việc truyền tải lại những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của học sinh nhằm kiểm tra thông điệp và thể hiện thái độ quan tâm, khích lệ sự nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc của học sinh.

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)