Mức độ biểu hiện về mặt thái độ của kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 121 - 133)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.2. Thực trạng kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho

2.2.2. Mức độ biểu hiện về mặt thái độ của kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường

Mức độ biểu hiện về mặt thái độ của kỹ năng lắng nghe và phản hồi trong hoạt động TVTL được xác định thông qua sự hài lòng và những phản ánh cảm xúc của đội ngũ làm công tác TVTL tại các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho

Về mức độ hài lòng của ngưởi làm công tác TVTL ở các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng lắng nghe, kết quả được tổng hợp ở bảng 2.14. Như vậy, mức độ hài lòng đối với các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe được phân thành 4 nhóm

Nhóm thứ nhất, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho rất hài lòng với sự kiên trì và chú ý trong quá trình lắng nghe.

Nhóm thứ hai, mức độ hài lòng cao với các biểu hiện như: sự tập trung tích cực; quan sát và nhận biết được cảm xúc, hành vi của học sinh; khả năng đặt câu hỏi gợi mở và sự khích lệ thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm

mục đích rõ thông tin của quá trình lắng nghe; thể hiện sự quan tâm, khích lệ tích cực hóa quá trình lắng nghe thông tin.

Nhóm thứ ba, mức độ hài lòng trung bình đối với ba biểu hiện: quan sát những suy nghĩ, cảm xúc tiềm ẩn thông qua hành vi tiêu cực; kỹ năng giao tiếp bằng mắt một cách linh hoạt; hành động tiêu cực của quá trình lắng nghe là chỉ chú ý vào nội dung thông tin, bỏ qua các biểu hiện phi ngôn ngữ được học sinh thể hiện.

Nhóm thứ tư, mức độ hài lòng thấp với biểu hiện tiêu cực của kỹ năng lắng nghe là cúi người về phía trước với hai tay khoanh chéo ở trên bàn đối diện với học sinh.

Bảng 2.14. Điểm trung bình mức độ hài lòng của người làm công tác TVTL ở các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng lắng nghe

STT Biểu hiện kỹ năng lắng nghe (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng 1 Kiên trì, chăm chú lắng nghe 4,28 0,64 1 2

Im lặng để nghe, không ngắt lời, không phản bác, không suy diễn

3,98 0,89 5

3

Tập trung quan sát và nhận biết được hành vi, cử chỉ, cảm xúc của người học và giải nghĩa những hành vi không lời

3,89 0,83 7

4

Quan sát những hành vi, đáp lại bằng sự cảm thông, không trách mắng

4,07 0,77 3

STT Biểu hiện kỹ năng lắng nghe (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng 5 Đưa ra những phản hồi phù hợp 3,95 0,76 6

6

Nói cho học sinh nghe mình hiểu về những điều học sinh đang bày tỏ và cho học sinh có quyền phản bác bằng lời hoặc hành động

3,67 1,04 10

7

Đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho học sinh tiếp tục trình bày, nhấn mạnh hay mở rộng những điều học sinh nói.

3,78 0,96 8

8

Định hướng sự chú ý của học sinh vào việc tìm hiểu những ý nghĩ cảm xúc tiềm ẩn có thể bộc lộ ra bằng các hành vi tiêu cực

2,97 1,36 14

9

Lưu ý về những lời phàn nàn về thể chất, xúc cảm tiêu cực.

Nhận thức điều này và kiểm tra lại với học sinh những giả định của mình

3,48 1,04 11

10 Cho học sinh có thời gian để

trình bày, không tạo áp lực 4,14 0,78 2

11

Duy trì một khoảng im lặng đầy quan tâm là cách làm cho học sinh giao tiếp, phải lấp

3,75 0,93 9

STT Biểu hiện kỹ năng lắng nghe (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng đầy khoảng trống bằng những

lời bổ sung, giải thích vấn đề

12

Biểu lộ sự thân thiện, sự quan tâm, được chia sẻ qua phi ngôn ngữ

4,03 0,90 4

13

Ngồi cùng tầm, ngồi cạnh, tương tự như cách ngồi của học sinh

3,78 0,95 8

14

Cúi người về phía trước với hai tay khoanh chéo ở trên bàn đối diện với học sinh

2,33 1,32 16

15

Duy trì giao tiếp bằng mắt với học sinh, nhìn thẳng vào mắt học sinh, giữ mắt cùng tầm với học sinh, thỉnh thoảng di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể

2,87 1,37 15

16 Có những động tác đáp ứng

thích hợp với học sinh 3,45 1,10 12

17

Chú ý đến nội dung học sinh nói hơn là hành vi, điệu bộ, cử chỉ, cảm xúc

3,14 1,32 13

Tổng 3,64 0,98

Như vậy, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho thể hiện sự hài lòng cao về nhiều biểu hiện của kỹ năng

lắng nghe. Ngược lại, người làm công tác TVTL chưa hài lòng về các biểu hiện như: thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn trong hành vi tiêu cực của học sinh; duy trì giao tiếp bằng mắt một cách hiệu quả trong quá trình lắng nghe. Đây là hai biểu hiện thuộc về đọc, hiểu suy nghĩ và tình cảm của người khác thông qua phi ngôn ngữ trong kỹ năng lắng nghe. Điều này có nguyên nhân từ thực trạng nhận thức của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho hạn chế về khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ cho quá trình lắng nghe. Điều này tất yếu dẫn đến biểu hiện tiêu cực của kỹ năng lắng nghe là chỉ tập trung vào nội dung thông tin được chia sẻ bằng lời, ít khai thác các thông tin tiềm ẩn thông qua phi ngôn ngữ.

Về mức độ hài lòng đối với các hành động của kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, được mô tả ở bảng 2.15

Bảng 2.15 Điểm trung bình mức độ hài lòng của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng phản hồi

STT Biểu hiện kỹ năng phản hồi (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Chú ý lắng nghe, xác định, ghi nhận và ghi nhớ những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của học sinh.

4,21 0,65 1

2

Tập trung quan sát, ghi nhận mọi cảm xúc của học sinh biểu hiện qua hành vi, thái độ, lời nói của học sinh

4,00 0,80 2

3 Tóm tắt được nội dung chính của 4,00 0,76 2

STT Biểu hiện kỹ năng phản hồi (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng câu chuyện, vấn đề của học sinh

4

Lựa chọn, nhắc lại những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của học sinh

3,61 0,92 10

5

Sử dụng từ ngữ gần gũi, gần nghĩa, đồng nghĩa để nói ngắn gọn, chính xác những điều học sinh đã trình bày

3,95 0,95 3

6 Không góp ý, không phê phán

suy nghĩ của học sinh 3,18 2,87 13

7

Diễn đạt lại những thông tin học sinh chia sẻ chứ không phải thông tin suy diễn theo ý chủ quan

3,89 0,83 6

8

Liên tưởng đến bản thân, đồng cảm với vấn đề của học sinh và đưa lời khuyên, cách giải quyết

3,57 1,12 11

9

Quan sát và hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của học sinh, gọi tên các loại cảm xúc, tình cảm học sinh đã bộc lộ, mô tả lại cảm xúc của học sinh bằng từ ngữ biểu cảm

3,65 0,86 9

10

Quan sát các cảm xúc đó và dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về cảm xúc của học sinh

3,78 1,00 8

11 Sử dụng phản hồi của cảm xúc 3,17 1,20 14

STT Biểu hiện kỹ năng phản hồi (về mặt thái độ)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng ngay khi cuộc trò chuyện trở nên

bế tắc hoặc sự thiếu hợp tác

12

Sử dụng phản hồi cảm xúc: nhắc lại chính xác những từ học sinh nói ra, nói một cách công khai.

3,05 1,26 15

13

Không phê phán, bác bỏ hay tảng lờ cảm xúc đang diễn ra trong học sinh

3,89 1,02 6

14

Trao đổi với học sinh dưới dạng thăm dò, mang tính giả định đối với những câu mở đầu. Sau sử dụng câu hỏi đóng, mở và thăm dò khi trao đổi cảm xúc của học sinh

3,56 1,01 12

15

Lựa chọn và sử dụng ngôn từ chính xác để thể hiện và đặc biệt cần có thái độ phù hợp tương ứng đi cùng cảm xúc được đề cập

3,85 0,91 7

16 Lắng nghe và quan sát để kiểm

tra hiệu quả của việc phản hồi. 3,91 0,92 5

17

Trao đổi, tóm lược với học sinh về quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của học sinh.

3,94 0,92 4

Tổng 3,72 1,06

Đối với các biểu hiện của kỹ năng phản hồi ở bảng 2.15, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho không hài lòng tuyệt đối với các biểu hiện nào. Tuy nhiên, mức độ hài lòng cao với nhiều biểu hiện như: xác nhận thông tin từ những suy nghĩ, tình cảm và hành động của học sinh; gợi nhắc lại hệ thống những suy nghĩ và cảm xúc của học sinh;

phản hồi bằng cảm xúc; kiểm tra lại hiệu quả của việc phản hồi; tóm lược và định hướng suy nghĩ, cảm xúc, cách giải quyết vấn đề của học sinh.

Một biểu hiện chưa được người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho đánh giá mức độ hài lòng cao là khả năng phản hồi cảm xúc, quản lý bản thân, tránh phê phán những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của học sinh. Chính vì vậy, hai biểu hiện tiêu cực của kỹ năng phản hồi: liên tưởng đến bản thân, đồng cảm với vấn đề của học sinh và đưa ra lời khuyên, giải pháp, cách giải quyết và khi phản hồi cảm xúc nhắc lại chính xác những từ HS nói ra, nói một cách công khai, kết quả bảng 2.15 cho thấy mức độ hài lòng cao của người làm công tác TVTL là chưa phù hợp.

Về sự thể hiện cảm xúc của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi, kết quả được trình bày ở biểu đồ 2.10

Biểu đồ 2.10. Điểm trung bình mức độ thể hiện cảm xúc của người làm công tác TVTL khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00

Thích thú

Vui mừng

Ngạc nhiên

Buồn Sợ hãi Xấu hỗ Khinh rẽ Giận 4.05 3.82

3.37

2.52 2.21 2.06

1.61 1.77 3.93 3.76

3.23

2.51

2.15 1.96 1.64 1.82

Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng phản hồi

Nhìn chung, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho thể hiện ở mức độ cao các cảm xúc tích cực như: thích thú, vui mừng khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi. Cảm xúc ngạc nhiên thể hiện ở mức trung bình. Ngược lại, nhóm cảm xúc như: buồn, sợ hãi, xấu hỗ, giận thể hiện ở mức thấp và thấp nhất là thể hiện cảm xúc khinh rẽ. Trong công tác TVTL, những cảm xúc tích cực khi lắng nghe và phản hồi có ý nghĩa gợi mở sự thân thiện, khích lệ học sinh dễ dàng biểu đạt vấn đề và động lực tìm ra hướng giải quyết. Kết quả từ biểu đồ 2.10 xác nhận, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho thể hiện cảm xúc phù hợp với tiến trình lắng nghe và phản hồi.

Như vậy, thái độ của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng lắng nghe, phản hồi thể hiện sự hài lòng cao, xác định những cảm xúc phù hợp. Những điểm hạn chế cần khắc phục trong công tác TVTL là chưa thấu hiểu tốt những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn thông qua biểu hiện phi ngôn ngữ của học sinh, phản hồi còn thể hiện những áp đặt mang tính chủ quan và bộc lộ sự phê phán trong quá trình học sinh chia sẻ.

So sánh sự khác biệt về thái độ của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng lắng nghe

Thứ nhất, sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe giữa giáo viên chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm tham gia làm công tác TVTL ở các trường THPT. Sự khác biệt mức độ hài lòng về 4 biểu hiện: thấu hiểu thông tin và tạo tâm thế thoải mái cho học sinh; định hướng học sinh chú ý đến những suy nghĩ, cảm xúc tiềm ẩn; duy trì giao tiếp bằng mắt; chú ý vào nội dung thông tin hơn là các hành vi phi ngôn ngữ. Kết quả thể hiện ở bảng 2.16

Bảng 2.16. Kiểm nghiệm sự khác biệt mức độ hài lòng giữa các nhóm đối tượng làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT khi thực hiện kỹ năng lắng nghe

Biểu hiện kỹ năng lắng nghe

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

F Sig Nói cho học sinh

nghe mình hiểu về những điều học sinh đang bày tỏ và cho học sinh có quyền phản bác bằng lời hoặc hành động

Cán bộ quản lý 3,90 0,88

2,44 0,03 Nhân viên y tế 3,33 1,63

Giáo viên kiêm nhiệm

TVTL 3,75 0,97

Cán bộ Đoàn 3,86 0,76

Giáo viên chuyên trách

TVTL 4,75 0,50

Định hướng sự chú ý của học sinh vào việc tìm hiểu những ý nghĩ cảm xúc tiềm ẩn có thể bộc lộ ra bằng các hành vi tiêu cực

Cán bộ quản lý 3,30 1,25

3,79 0,00 Nhân viên y tế 2,67 1,86

Giáo viên kiêm nhiệm

TVTL 3,12 1,31

Cán bộ Đoàn 3,46 1,07

Giáo viên chuyên trách

TVTL 4,00 0,82

Duy trì giao tiếp bằng mắt với học sinh, nhìn thẳng vào mắt học sinh, giữ mắt cùng tầm với học sinh, thỉnh thoảng di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể

Cán bộ quản lý 1,60 1,07

3,00 0,01 Nhân viên y tế 2,17 1,17

Giáo viên kiêm nhiệm

TVTL 3,06 1,36

Cán bộ Đoàn 2,96 1,23

Giáo viên chuyên trách

TVTL 3,50 1,73

Chú ý đến nội dung học sinh nói hơn là

Cán bộ quản lý 3,70 0,95

4,38 0,00 Nhân viên y tế 3,50 0,84

Biểu hiện kỹ năng lắng nghe

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

F Sig hành vi, điệu bộ, cử

chỉ, cảm xúc

Giáo viên kiêm nhiệm

TVTL 2,78 1,39

Cán bộ Đoàn 3,21 1,32

Giáo viên chuyên trách

TVTL 4,25 0,96

Kiểm nghiệm xác định nhóm giáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm công tác TVTL thể hiện sự hài lòng cao hơn các nhóm đối tượng khác về các biểu hiện này ở kỹ năng lắng nghe. Ngược lại, nhân viên y tế làm công tác TVTL biểu hiện mức độ hài lòng thấp nhất.

Thứ hai, sự khác biệt mức độ hài lòng giữa nam và nữ làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho về khả năng đặt câu hỏi hỗ trợ thu thập thông tin trong quá trình lắng nghe (F = 8,93; sig = 0,00). Nữ giới có khả năng này tốt hơn nam giới.

Thứ ba, sự khác biệt mức độ hài lòng về việc thấu hiểu những thông tin trình bày bằng ngôn ngữ (F = 4,20; sig = 0,03) và phi ngôn ngữ (F = 10,01;

sig = 0,00). Những người làm công tác TVTL có chuyên môn thuộc ngành Khoa học xã hội hài lòng cao hơn về thấu hiểu ngôn ngữ nói trong kỹ năng lắng nghe. Ngược lại, người làm công tác TVTL có chuyên môn thuộc ngành Khoa học tự nhiên hài lòng cao hơn về thấu hiểu phi ngôn ngữ trong lắng nghe.

Sự khác biệt mức độ hài lòng khi thực hiện kỹ năng phản hồi giữa các nhóm khách thể

Thứ nhất, kiểm nghiệm cho thấy sự khác biệt mức độ hài lòng giữa những nhóm đối tượng về phản hồi cảm xúc trước những bế tắc của tình huống TVTL ( F = 2,99; sig = 0,01), kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.11

Biểu đồ 2.11. Điểm trung bình mức độ hài lòng giữa những nhóm đối tượng về phản hồi cảm xúc trước những bế tắc của tình huống TVTL

Biểu đồ 2.11 xác định cán bộ quản lý và cán bộ Đoàn thể hiện mức độ hài lòng cao về phản hồi cảm xúc trước những tình huống khó hoặc thiếu sự hợp tác từ học sinh. Ngược lại, giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác TVTL, nhân viên y tế làm công tác này thể hiện mức độ hài lòng thấp hơn.

Thứ hai, sự khác biệt mức độ hài lòng về phản hồi bằng ngôn ngữ và cảm xúc giữa người làm công tác TVTL có chuyên ngành từ Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (F = 6,85; sig = 0,00). Nghiên cứu xác định những người thuộc ngành Khoa học xã hội biểu hiện sự hài lòng cao về năng lực phản hồi này.

Như vậy, nghiên cứu về sự khác biệt mức độ mức độ hài lòng của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho đối với kỹ năng lắng nghe và phản hồi xác định giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm thể hiện mức độ hài lòng cao hơn các nhóm đối tượng khác.

Bên cạnh đó, những ngưởi làm công tác TVTL có gốc ngành từ Khoa học xã hội biểu hiện mức độ hài lòng cao hơn về kỹ năng lắng nghe và phản hồi bằng ngôn ngữ nói. Ngược lại, những ngưởi làm công tác TVTL có gốc ngành từ

0 1 2 3 4 5

Cán bộ quản lý

Nhân viên y tế

Giáo viên kiêm nhiệm

TVTL

Cán bộ Đoàn

Giáo viên chuyên

trách TVTL Phản hồi cảm xúc trước những bế tắc của tình huống TVTL

4.2

3.33 3.23 3.43

3

Khoa học tự nhiên biểu hiện mức độ hài lòng về lắng nghe, phản hồi bằng phi ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)