Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 158 - 200)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Mỹ Tho

2.3.3. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 2.21. Điểm trung bình mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL

Các biện pháp thực hiện

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Thứ

hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng

* Tăng cường tri thức, kỹ năng thực hành kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho HSTHPT

1. Ban Giám hiệu nhà trường trang bị tài liệu chuyên môn để người làm công tác TVTL nghiên cứu và thực hiện.

2,42 0,53 3 2,36 0,54 5

2. Bắt buộc người làm công tác TVTL phải có chứng chỉ Bồi dưỡng năng lực TVTL cho GVPT làm công tác tư vấn cho học sinh

2,12 0,64 11 2,13 0,59 12

3. Mời báo cáo viên là chuyên gia tâm lý về trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề

2,30 0,62

9 2,30 0,63 9

* Tăng cường cơ sở vật chất và tạo điều kiện hỗ trợ công việc cho người làm công tác TVTL cho HS THPT

4. Động viên và đề cử người có phẩm chất và năng lực đi học thêm các lớp tập huấn nâng cao

2,31 0,60 8 2,48 2,26 1

5. Sử dụng giáo viên kiêm nhiệm công tác TVTL

2,09 0,66 12 2,25 0,63 10 6. Tuyển dụng người

làm công tác TVTL được đào tạo bài bản, có trình độ, đúng chuyên môn nghiệp vụ

2,33 0,60 6 2,31 0,58 8

7. Tăng định mức về số

tiết kiêm nhiệm cho 2,28 0,90 10 2,16 0,69 11

Các biện pháp thực hiện

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Thứ

hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng người làm công tác

TVTL

8. Bố trí một phòng làm việc riêng cho người làm công tác TVTL với đầy đủ trang thiết bị

2,44 2,36

2

2,37 1,39 4 9. Ban Giám hiệu nhà

trường nên xem công tác TVTL là một hoạt động giáo dục thiết yếu trong nhà trường

2,47 0,56 1 2,43 0,56 2

* Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để phát triển công tác vấn tâm học đường nói chung và kỹ năng lắng nghe và phản hồi nói riêng

10. Phối hợp của đồng nghiệp, của Đoàn Thanh niên

2,35 0,58 5 2,39 0,56 3 11. Phối hợp chặt chẽ

của PHHS 2,37 0,65 4 2,33 0,58 7

12. Đại diện của học sinh các khối lớp để làm “ cánh tay nối dài”

của người làm công tác TVTL

2,33 0,60 6 2,36 0,58 5

Tổng 2,32 0,76 2,32 0,8

Kết quả phân tích từ bảng 2.21 xác định tất cả các biện pháp đề xuất đều đạt mức độ cần thiết và khả thi từ trung bình đến cao. Các nhóm biện pháp đạt

mức cần thiết và khả thi từ trung bình đến cao. Các nhóm biện pháp đạt mức cần thiết và khả thi cao tập trung vào: ban giám hiệu nhà trường nên xem công tác TVTL là một hoạt động giáo dục thiết yếu trong nhà trường; cần chú trọng đến việc bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi như đề cử giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực đi học thêm các lớp tập huấn nâng cao, mời báo cáo viên là chuyên gia tâm lý về trường sinh hoạt tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang bị tài liệu cho người làm công tác TVTL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm hỗ trợ cho hoạt động TVTL. Đối với nhóm biện pháp có tính cần thiết và khả thi thấp hơn, liên quan đến hai vấn đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định người làm công tác TVTL cho học sinh THPT phải có chứng chỉ nghiệp vụ; việc phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác TVTL tại trường học.

Tiểu kết Chương 2

Nội dung phân tích thực trạng kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh THPT tại thành phố Mỹ Tho được trình bày tập trung vào biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi của người làm công tác TVTL. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy những người tham gia công tác TVTL đánh giá rất cao tầm quan trọng của công việc này ở các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho. Mặc dù người làm công tác TVTL thỉnh thoảng mới tham gia hoạt động TVTL nhưng họ lạị nhận thức rất cao tầm quan trọng của công tác TVTL ở trường THPT. Nhận thức về nội hàm khái niệm KNLN của người làm công tác TVTL rất cao, họ nhận diện được đầy đủ các biểu hiện, ít người chỉ nhận diện được một biểu hiện nhất định của kỹ năng. Người làm công tác TVTL cho HS THPT cũng nhận thức đầy đủ nội hàm khái niệm KNPH, nhưng thấp hơn so với nhận thức nội hàm khái niệm KNLN. Như vậy, nhận thức của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho từ mức độ cao đến rất cao.

Tuy nhiên, phải nghiên cứu cần khảo sát mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL về từng biểu hiện cụ thể của KNLN và PH. Kết quả về mức độ nhận thức về KNLN của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho nhìn chung được đánh giá cao về nhận thức các biểu hiện cụ thể của kỹ năng, hiểu được những rào cản và những kỹ thuật ành hưởng đến hiệu quả kỹ năng này. Nhưng họ cũng có hạn chế về nhận thức trong khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ và phân tích thông tin từ HS ở KNLN. Trong nhận thức về KNPH người làm công tác TVTL cũng nhận thức ở mức độ cao một số biểu hiện của sự chú ý, xác định, ghi nhận thông tin từ HS; khả năng chọn lọc và gợi nhắc thông tin cần thiết, quan sát, kiểm tra lại hiệu quả của quá trình phản hồi; khả năng trao đổi và tóm lược nội dung thông tin cần phản hồi; phản hồi cảm xúc, phản hồi nội dung và phản hồi thấu hiểu. Hạn chế của người làm công tác TVTL sự nhận thức về giao tiếp phi ngôn ngữ nhằm thu

thập được nhiều thông tin từ quá trình lắng nghe. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm khách thể nghiên cứu, đó là sự khác biệt mức độ nhận thức giữa các nhóm đối tượng tham gia TVTL về biểu hiện xử lý thông tin của quá trình lắng nghe và khuyến khích HS chia sẻ thông tin qua phi ngôn ngữ; sự khác biệt nhận thức giữa các trường về yếu tố thành kiến cá nhân, thành kiến xã hội cản trở KNLN trong hoạt động TVTL; sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng có thâm niên trên và dưới 5 năm thực hiện công tác TVTL với hai biểu hiện tích cực trong lắng nghe là thấu hiểu và động viên HS thông qua phi ngôn ngữ, cũng như sự khác biệt ở hai biểu hiện tiêu cực của KNLN là sự thiếu kiên nhẫn và suy đoán chủ quan của người làm công tác TVTL; sự khác biệt giữa nam và nữ làm công tác TVTL; sự khác biệt về nhận thức biểu hiện lắng nghe trong hoạt động TVTL giữa những người có chuyên môn khác nhau. Có sự khác biệt nhận thức giữa các nhóm khách thể về biểu hiện KNPH trong hoạt động TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho, đó là sự khác biệt giữa những nhóm làm công tác TVTL về biểu hiện kiểm tra lại hiệu quả của việc phản hồi; sự khác biệt nhận thức của người công tác TVTL có thâm niên trên và dưới 5 năm cụ thể ở hai biểu hiện phản hồi cứng nhắc về hướng giải quyết vấn đề và yêu cầu HS làm theo, nhận thức về 5 cách phản hồi thấu hiểu.

Người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho thể hiện sự hài lòng cao về nhiều biểu hiện của KNLN như : rất hài lòng với sự kiên trì và chú ý trong quá trình lắng nghe; hài lòng cao với các biểu hiện sự tập trung tích cực, quan sát và nhận biết các cảm xúc, hành vi của HS, khả năng đặt câu hỏi gợi mở và sự khích lệ thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Ngược lại họ chưa hài lòng về thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn trong hành vi tiêu cực của HS và duy trì giao tiếp bằng mắt một cách hiệu quả trong quá trình lắng nghe. Đối với các biểu hiện của KNPH, người làm công tác TVTL cho HS THPT ở thành phố Mỹ Tho không hài lòng tuyệt đối. Họ hài lòng cao với nhiều biểu hiện như: xác định thông tin từ những suy nghĩ và

cảm xúc của HS, phản hồi bằng cảm xúc, kiểm tra lại hiệu quả của phản hồi, tóm lược và định hướng cách giải quyết vấn đề của HS. Về kết quả hài lòng cao của người làm công tác TVTL về biểu hiện tiêu cực trong KNPH là liên tưởng đến bản thân, đồng cảm và đưa ra lời khuyên, giải pháp cách giải quyết vấn đề, ở đây là chưa phù hợp. Về sự thể hiện cảm xúc của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho thể hiện ở mức độ cao các cảm xúc tích cực như thích thú, vui mừng khi thực hiện KNLN và PH; cảm xúc ngạc nhiên thể hiện ở mức trung bình. Các nhóm cảm xúc như buồn, sợ hãi, xấu hổ, giận thể hiện ở mức thấp và thấp nhất là thể hiện cảm giác kinh rẽ. Trong công tác TVTL, những cảm xúc tích cực khi lắng nghe và phản hồi có ý nghĩa rất lớn cho công việc TVTL, nó tạo ra sự thân thiện, khích lệ HS dễ dàng biểu đạt vấn đề và là động lực cho HS tự tìm hướng giải quyết. Có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với việc thực hiện KNLN giữa giáo viên chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm, HS tham gia làm công tác TVTL ở các trường THPT; khác biệt mức độ hài lòng giữa nam và nữ; sự khác biệt mức độ hài lòng về thấu hiểu những thông tin trình bày bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người làm công tác TVTL có chuyên môn thuộc ngành Khoa học tự nhiên cao hơn. Có sự khác biệt mức độ hài lòng về biểu hiện KNPH giữa các nhóm khách thể; sự khác biệt mức độ hài lòng giữa những nhóm đối tượng về biểu hiện phản hồi cảm xúc trước những bế tắc của tình huống; sự khác biệt mức độ hài lòng về phản hồi bằng ngôn ngữ và cảm xúc giữa người làm công tác TVTL có chuyên ngành Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Về sự khác biệt mức độ hài lòng của người làm công tác TVTL cho HS THPT ở thành phố Mỹ Tho đối với KNLN và PH xác định giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm thể hiện mức độ hài lòng cao hơn các nhóm đối tượng khác; những người làm công tác TVTL có chuyên ngành Khoa học xã hội có mức độ hài lòng cao hơn về KNLN và phản hồi bằng ngôn ngữ nói và ngược

lại những người làm công tác TVTL có chuyên ngành Khoa học tự nhiên biểu hiện mức độ hài lòng về lắng nghe, phản hồi bằng phi ngôn ngữ.

Việc thực hiện các hành động của KNLN và PH trong hoạt động TVTL được xác định ở góc độ: mức độ thực hiện và đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho. Đối với KNLN, người làm công tác TVTL cho HS THPT làm tốt nhất sự tập trung chú ý vào đối tượng. Các hành động khác của KNLN như: thấu hiểu suy nghĩ và tình cảm của HS; đặt câu hỏi gợi mở và động viên HS chia sẻ vấn đề; quan tâm và thể hiện sự tôn trọng HS thể hiện ở mức cao và mang lại hiệu quả như mong đợi. Những hạn chế thuộc về KNLN được xác định là khả năng thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn và khả năng giao tiếp bằng mắt trong quá trình lắng nghe. Điều này cho thấy có sự nhất quán trong kết quả nghiên cứu biểu hiện nhận thức, thái độ và hành động của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho. Có sự khác biệt mức độ thực hiện KNLN giữa các nhóm khách thể: sự khác biệt giữa nhóm đối tượng làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho về mức độ thực hiện KNLN, như là khả năng thấu hiểu biểu đạt phi ngôn ngữ, khả năng thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm của HS tiềm ẩn sau những hành vi tiêu cực. Trong đó nhóm giáo viên chuyên trách công tác TVTL thực hiện tốt nhất hai khả năng này của KNLN, nhân viên y tế là đối tượng chưa làm tốt việc thấu hiểu những biểu hiện phi ngôn ngữ của HS. So sánh giữa các trường có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng thấu hiểu suy nghĩ tiêu cực của HS thông qua những biểu hiện hành vi tiêu cực. Kết quả trường THPT Nguyễn Đình Chiểu làm tốt nhất, kế đến là THPT Phước Thạnh. Như vậy, nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm khách thể về mức độ thực hiện KNLN khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên chuyên trách công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho. Với KNPH của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho đều đạt mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả cao, trong đó phản hồi bằng

ngôn ngữ xúc tích đạt mức độ cao nhất. Không có sự khác biệt nào về mức độ thực hiện các hành động của KNPH.

Với kết quả đo nghiệm thông qua tình huống thực tế, nghiên cứu xác định mức độ đạt được kỹ năng lắng nghe và phản hồi tương đồng so với tự đánh giá của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho. Thực tế, 6 tình huống về các vấn đề: học đường, tình cảm, hướng nghiệp, tình trạng rối loạn lo âu và bắt nạt, đạt điểm cao, chiếm tỷ lệ 60%. 3 tình huống về các vấn đề: lạm dụng tình dục, rối loạn lo âu và hướng nghiệp, đạt điểm trung bình, chiếm tỷ lệ 30%. Và 1 tình huống về vấn đề lạm dụng tình dục, đạt điểm thấp, chiếm tỷ lệ 10%. Như vậy, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho đã chứng minh được năng lực trải nghiệm nhiều tình huống đa dạng khác nhau.

Người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đều đạt ở mức độ cao. Trong đó xếp hạng cao nhất là các yếu tố chủ quan như tính tích cực của cá nhân người làm công tác TVTL, biểu hiện cụ thể thông qua: sự hứng thú đối với công việc; sự cầu tiến và chịu học hỏi; những tố chất cá nhân phù hợp với công tác TVTL.

Căn cứ vào thực trạng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho, vào thực trạng các mức độ biểu hiện về nhận thức, về thái độ, về hành động của kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh ở các trường THPT. Cũng như thông qua tình huống thực tế, bài tập tình huống, nghiên cứu xác định mức độ đạt được kỹ năng lắng nghe và phản hồi thấp so với tự đánh giá của của người làm công tác TVTL cho học sinh ở các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, tác giả đã đưa ra 3 biện pháp nhằm hỗ trợ người làm công tác TVTL nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi trong TVTL cho HS. Các biện pháp đó gồm:

1. Tăng cường tri thức, kỹ năng thực hành kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông.

2.Tăng cường cơ sở vật chất và tạo điều kiện hỗ trợ công việc cho người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để phát triển công tác tư vấn tâm lý học đường nói chung, kỹ năng lắng nghe và phản hồi nói riêng.

Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đều nhận được các phản hồi tích cực, đa số người làm công tác TVTL cho HS THPT tại thành phố Mỹ Tho cho rằng các biện pháp nêu trên đều cần thiết và khả thi.

Các nhóm biện pháp đạt mức cần thiết và khả thi từ trung bình đến cao. Nhóm các biện pháp đạt được mức cần thiết và khả thi cao tập trung vào việc ban giám hiệu nhà trường nên xem công tác TVTL là một hoạt động giáo dục thiết yếu; đầu tư cơ sở vật chất và trang bị tài liệu chuyên môn cho người làm công tác TVTL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm hỗ trợ cho hoạt động TVTL; cũng như nhà trường cần chú trọng đến việc bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi cho người làm công tác TVTL cho học sinh ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho (Trang 158 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)