Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài xác định và phân tích thực trạng về kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, thông qua ba công cụ chính: (1) bảng hỏi ý kiến, (2) bài tập đo nghiệm, (3) bảng phỏng vấn.
Về phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát thực trạng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT thông qua 3 mặt:
nhận thức, thái độ và hành vi.
Nội dung bảng hỏi, gồm 4 phần:
20.9
30.7 48.4
Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Chuyên môn khác
Phần thứ nhất: Thông tin của khách thể nghiên cứu, gồm xác định đối tượng, đơn vị công tác, thâm niên làm TVTL, giới tính, chuyên môn.
Phần thứ hai: Có 3 nội dung chính
+ Tìm hiểu mức độ nhận thức của người làm công tác tư vấn tâm lý về kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi: câu 1 (mức độ tham gia công tác TVTL), câu 2 (đánh giá tầm quan trọng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi), câu 3 (nhận thức về kỹ năng lắng nghe), câu 4 (nhận thức về kỹ năng phản hồi), câu 5( đánh giá mức độ nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL, bao gồm: quan sát, đặt câu hỏi, giao tiếp bằng phi ngôn ngữ, các yếu tố của kỹ năng lắng nghe, những rào cản của kỹ năng lắng nghe), câu 6 (đánh giá mức độ nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi trong hoạt động TVTL, bao gồm: kỹ năng chú ý và ghi nhận, kỹ năng chọn lọc và gợi nhắc, kỹ năng diễn đạt lại thông tin, kỹ năng kiểm tra hiệu quả của phản hồi, kỹ năng trao đổi và tóm lược thông tin, kỹ năng phản hồi nội dung, kỹ năng phản hồi cảm xúc, kỹ năng phản hồi hành vi, kỹ năng phản hồi thấu hiểu).
+ Tìm hiểu biểu hiện về mặt thái độ của người làm công tác TVTL khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi: câu 7, câu 8, câu 9.
Câu 7 đánh giá mức độ hài lòng khi thực hiện kỹ năng lắng nghe, bao gồm: tập trung chú ý; quan sát và nhận biết cảm xúc, hành của học sinh; phản hồi phù hợp tình huống; đặt câu gợi mở hoặc làm rõ; động viên học sinh; một số biểu hiện nhiễu của kỹ năng lắng nghe.
Câu 8 đánh giá mức độ hài lòng khi thực hiện năng kỹ năng phản hồi, bao gồm: chú ý và ghi nhận; chọn lọc và gợi nhắc, diễn đạt lại thông tin; phản hồi cảm xúc; kiểm tra hiệu quả của phản hồi; trao đổi và tóm lược thông tin.
Câu 9 mô tả sự thể hiện cảm xúc của người TVTL khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi
+ Tìm hiểu biểu hiện về mặt hành động của kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý: câu 10, câu 11
Câu 10 đánh giá mức độ thực hiện, mức độ hiệu quả thực hiện hành động của kỹ năng lắng nghe, bao gồm: tập trung chú ý; quan sát và nhận biết cảm xúc, hành của học sinh; phản hồi phù hợp tình huống; đặt câu gợi mở hoặc làm rõ; động viên học sinh; một số biểu hiện nhiễu của kỹ năng lắng nghe.
Câu 11 đánh giá mức độ thực hiện, mức độ hiệu quả thực hiện hành động của kỹ năng phản hồi, bao gồm: chú ý và ghi nhận; chọn lọc và gợi nhắc, diễn đạt lại thông tin; phản hồi cảm xúc; kiểm tra hiệu quả của phản hồi; trao đổi và tóm lược thông tin.
Phần thứ ba: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT (câu 12). Các yếu tố bao gồm: (1) đặc điểm của người làm công tác TVTL (đặc điểm tính cách, khí chất, sự chủ động, năng lực và sự trải nghiệm); (2) chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng TVTL; (3) sự phối hợp của học sinh; (4) sự phối hợp của đồng nghiệp; (5) sự phối hợp của tổ chức Đoàn Thanh niên; (6) sự phối hợp của phụ huynh học sinh; (7) sự định hướng và lãnh đạo của nhà trường; (8) sự phối hợp của địa phương và các chính sách cho người làm công tác TVTL.
Phần thứ tư: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho.
Cách tiến hành khảo sát và xử lý: Các phiếu khảo sát được phát đến đúng đối tượng khảo sát là người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho. Sau khi, đối tượng khảo sát trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi, các tiêu chí trong câu hỏi, nhà nghiên cứu nhận và kiểm tra, loại
bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ (là phiếu trả lời thiếu thông tin ở các câu hỏi hoặc thiếu thông tin ở những tiêu chí của câu hỏi).
Cách đánh giá kết quả khảo sát bằng bảng hỏi:
+ Các câu hỏi: câu 1, câu 2, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12 trong bảng hỏi, mỗi tiêu chí đánh giá theo các mức độ được mã hóa ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Quy ước mã hóa điểm số thống kê Điểm Các mức độ
thực hiện
Các mức độ quan trọng
Các mức độ nhận thức
Các mức độ hài lòng
Các mức độ hiệu quả
1 Không
bao giờ
Không quan trọng
Hoàn toàn không biết
Không
hài lòng Kém 2 Hiếm khi Ít quan
trọng Biết ít Ít hài lòng Yếu
3 Thỉnh
thoảng
Bình
thường Trung bình Bình
thường Trung bình
4 Thường
xuyên Quan trọng Biết Hài lòng Khá
5 Rất thường xuyên
Rất
quan trọng Biết rất rõ Rất hài lòng Tốt Vậy điểm của mỗi tiêu chí trong nhóm câu hỏi này thấp nhất là 1 và cao nhất 5. Các mức độ đánh giá của mỗi biểu hiện, mỗi tác động được chia thành năm mức độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao) được qui ước ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Quy ước mức độ biểu hiện và ảnh hưởng của kỹ năng lắng nghe, phản hồi
Mức độ 1 2 3 4 5
Tên mức
độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm
trung bình
1,00 – 1,80
1,81 –
2,61 2,62 – 3,42 3,43 – 4,23
4,24 – 5,00
+ Các câu hỏi khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng lằng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh THPT thể hiện ở phần 4 của bảng hỏi, mỗi tiêu chí đánh giá theo mức độ mã hóa ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Quy ước điểm mã hóa của khảo nghiệm các biện pháp
Điểm Các mức độ
cần thiết
Các mức độ khả thi
1 Không cần thiết Không khả thi
2 Cần thiết Khả thi
3 Rất cần thiết Rất khả thi
Vậy điểm của mỗi tiêu chí trong nhóm câu hỏi này thấp nhất là 1 và cao nhất 3. Các mức độ đánh giá của mỗi biện pháp được chia thành 5 mức độ được qui ước ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Quy ước mức độ đánh giá khảo nghiệm của các biện pháp
Mức độ 1 2 3 4 5
Tên mức độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm
trung bình
1,00 – 1,40
1,41 –
1,81 1,82 – 2,22 2,23 – 2,63
2,64 – 3,00 Với số liệu thu được, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để tính điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), tỷ lệ phần trăm (%).
Ngoài ra, trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu, khi so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát điều tra về những tiêu chí nhất định, chúng tôi có sử dụng hai phép kiểm định Independent-samples T-test và kiểm định Anova với mức ý nghĩa α=0,05. Kết quả có hai trường hợp:
• Nếu giá trị Sig < 0,05, chúng ta chứng minh được có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (nghĩa là mức độ biểu hiện các kỹ năng lắng nghe và
phản hồi của người làm công tác TVTL có sự khác biệt ở các nhóm đối tượng khảo sát nghiên cứu).
• Nếu giá trị Sig > 0,05, chúng ta không đủ cơ sở kết luận sự khác biệt mức độ biểu hiện các kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL ở các nhóm đối tượng khảo sát nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phân tích hệ số Cronbach Alpha để xác định độ tin cậy của bảng hỏi.
Về phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Thu thập thông tin hỗ trợ cho quá trình phân tích biểu hiện kỹ năng lắng nghe, phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT.
Đối tượng phỏng vấn: 20 giáo viên, 25 cán bộ đoàn, 10 cán bộ quản lý các trường THPT ở Mỹ Tho.
Nội dung phỏng vấn: Tập trung vào 3 vấn đề:
+ Nhận định của anh/chị/bạn về công tác TVTL cho học sinh các trường THPT hiện nay.
+Kỹ năng lắng nghe và phản hồi thông tin của người làm công tác TVTL có những ưu điểm và hạn chế nào?
+ Những biện pháp nên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác TVTL ở các trường THPT hiện nay.
Những thông tin thông qua phỏng vấn sẽ được trình bày một cách hệ thống trong những phân tích thực trạng và biện pháp của đề tài.
Về phương pháp sử dụng bài tập đo nghiệm
Mục đích: Kiểm chứng khả năng vận dụng của người làm công tác TVTL giải quyết mốt số tình huống thực tiễn.
Nội dung: Thiết kế một 10 tình huống thực tế dạng trắc nghiệm có 4 đáp án để người làm công tác tư vấn tâm lý lựa chọn, trên cơ sở đó đo được mức độ vận dụng thực tiễn.
+ 5 tình huống đánh giá kỹ năng lắng nghe của người làm công tác TVTL: tình huống 2, tình huống 4, tình huống 5, tình huống 7, tình huống 9.
+ 5 tình huống đánh giá kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL: tình huống 1, tình huống 3, tình huống 6, tình huống 8, tình huống 10.
Cách thức đánh giá 10 tình huống đo nghiệm được tính điểm cho mỗi phương án, được quy ước như sau:
+ Phương án trả lời đúng nhất trong mỗi tình huống được tính 3 điểm + Phương án gần đúng, cần được hoàn thiện thêm giải pháp, được tính 2 điểm
+ Phương án chỉ đúng một phần, cần hoàn thiện nhiều hơn, được tính 1 điểm
Cách tính điểm cho mỗi phương án trả lời được trình bày ở bảng 2.6 Bảng 2.6. Điểm quy ước các phương án trả lời của tình huống đo nghiệm
Điểm TH 1
TH 2
TH 3
TH 4
TH 5
TH 6
TH 7
TH 8
TH 9
TH 10 Phương
án 1 2 2 1 3 3 1 3 2 2 3
Phương
án 2 1 3 2 2 2 2 1 3 1 2
Phương
án 3 3 1 3 1 1 3 2 1 3 1
Phương
án 4 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Vậy điểm đo nghiệm đánh giá kỹ năng lắng nghe và phản hồi ớ nhóm 5 tình huống thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 3 điểm. Các mức độ đánh giá của mỗi biểu hiện được chia thành năm mức độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao) được qui ước ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Quy ước mức độ đo nghiệm biểu hiện của kỹ năng lắng nghe, phản hồi
Mức độ 1 2 3 4 5
Tên mức
độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm
trung bình
1,00 – 1,40
1,41 –
1,81 1,82 – 2,22 2,23 – 2,63
2,64 – 3,00 Với số liệu thu được, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để tính điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC).
Ngoài ra, trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu, khi so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát điều tra về những tiêu chí nhất định, chúng tôi có sử dụng hai phép kiểm định Independent-samples T-test và kiểm định Anova với mức ý nghĩa α=0,05. Kết quả có hai trường hợp:
• Nếu giá trị Sig < 0,05, chúng ta chứng minh được có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (nghĩa là mức độ biểu hiện các kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL có sự khác biệt ở các nhóm đối tượng khảo sát nghiên cứu).
• Nếu giá trị Sig > 0,05, chúng ta không đủ cơ sở kết luận sự khác biệt mức độ biểu hiện các kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL ở các nhóm đối tượng khảo sát nghiên cứu.