Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.2. Thực trạng kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho
2.2.1. Mức độ biểu hiện về mặt nhận thức của kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường
Đối với nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài, mức độ tham gia hoạt động TVTL ở mức độ trung bình (ĐTB = 3,09). Những người tham gia công tác TVTL đánh giá rất cao tầm quan trọng của công việc này ở các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho (ĐTB = 4,56). Điều này xác định, đối tượng tham gia công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, đa số là vai trò kiêm nhiệm vì vậy việc thực hiện công tác này chưa thường xuyên, tuy nhiên, họ nhận thức rất cao về tầm quan trọng của công tác này ở tại trường học.
Nhận thức về nội hàm của kỹ năng lắng nghe trong công tác TVTL, kết quả được thể hiện ở bảng 2.8
Bảng 2.8. Điểm trung bình nhận thức của người làm công tác TVTL về nội hàm khái niệm kỹ năng lắng nghe
STT
Nhận thức về nội hàm khái niệm kỹ năng
lắng nghe
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
1
Tập trung quan sát, thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu và học sinh cảm nhận được sự chia sẻ
1,00 2,00 1,87 0,34
STT
Nhận thức về nội hàm khái niệm kỹ năng
lắng nghe
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn 2 Tập trung lắng nghe và
thể hiện sự tôn trọng 1,00 2,00 1,08 0,28
3
Tập trung quan sát những hành vi, cử chỉ, cảm xúc của học sinh.
Từ đó giải nghĩa để hiểu những vấn đề mà học sinh chia sẻ.
1,00 2,00 1,03 0,16
4 Tập trung lắng nghe,
chú ý 1,00 2,00 1,02 0,14
Tổng 1,00 2,00 1,25 0,23
Kết quả bảng 2.8 xác định mức độ nhận thức rất cao về nội hàm đầy đủ của khái niệm kỹ năng lắng nghe ở người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho (ĐTB = 1,87). Và nội hàm khái niệm kỹ năng lắng nghe được xác định đầy đủ: là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của người làm công tác TVTL vào hành vi quan sát, sự chú ý lắng nghe cao độ và thể hiện thái độ tôn trọng học sinh, nhằm hiểu biết những suy nghĩ, cảm xúc, vấn đề của học sinh, qua đó giúp các em nhận biết được quan tâm, chia sẻ. Rất ít người làm công tác TVTL chỉ nhận diện được một biểu hiện nhất định của kỹ năng lắng nghe.
Bên cạnh kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL, biểu hiện nhận thức đầy đầy đủ của người làm công tác ở nội hàm khái niệm kỹ năng phản hồi ở mức cao (ĐTB = 1,70), tuy nhiên thấp hơn so với nhận thức về nội hàm khái niệm kỹ năng lắng nghe, kết quả được trình bày ở bảng 2.9
Bảng 2.9. Điểm trung bình nhận thức của người làm công tác TVTL về nội hàm kỹ năng phản hồi
STT
Nhận thức về nội hàm khái niệm kỹ
năng phản hồi
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
1
Định hướng nhận thức, cảm xúc, hành vi của học sinh và thể hiện thái độ quan tâm, chia sẻ vấn đề
1,00 2,00 1,70 0,46
2
Định hướng cảm xúc của học sinh vào kiểm tra thông điệp và thể hiện thái độ quan tâm, động viên
1,00 2,00 1,19 0,39
3
Diễn đạt chính xác nhận thức, cảm xúc, hành vi của học sinh và định hướng cách thức giải quyết vấn đề
1,00 2,00 1,07 0,25
4
Định hướng nhận thức học sinh vào kiểm tra và xác định quan điểm cá nhân về vấn đề
1,00 2,00 1,04 0,20
Tổng 1,00 2,00 1,25 0,325
Nội hàm đầy đủ của khái niệm kỹ năng phản hổi trong công tác TVTL:
là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của người làm công tác TVTL vào việc truyền tải lại những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của học sinh nhằm kiểm tra thông điệp và thể hiện thái độ quan tâm, khích lệ sự nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc của học sinh. Rất ít người làm công tác TVTL chỉ nhận diện được một vài biểu hiện nhất định của kỹ năng phản hồi.
Như vậy, nhận thức của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho về nội hàm khái quát của khái niệm kỹ năng lắng nghe và phản hồi từ mức độ cao đến rất cao. Mặc dù vậy, nghiên cứu cần khảo sát mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL về từng biểu hiện cụ thể của kỹ năng lắng nghe và phản hồi.
Trước tiên là kết quả xác định mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL về biểu hiện của kỹ năng lắng nghe, được thể hiện ở bảng 2.10
Bảng 2.10. Điểm trung bình nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho
STT Nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng 1 Tập trung vào lời nói của
học sinh 4,14 0,73 1
2
Quan sát và thấu hiểu hành vi, cảm xúc và các biểu hiện phi ngôn ngữ khác
3,68 0,84 5
3 Phản hồi phù hợp với thông
tin và cảm xúc của học sinh 3,97 0,79 2
4
Đặt câu hỏi gợi mở, nhấn mạnh, mở rộng thông tin của học sinh trình bày
3,78 0,87 4
STT Nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng
5
Thể hiện sự quan tâm, khuyến khích học sinh bằng phi ngôn ngữ
3,24 1,13 8
6
Nhìn thẳng vào học sinh, thúc giục học sinh khẩn trương nói ra hết vấn đề
2,42 1,37 10
7
Nhận thức về 5 rào cản đối với quá trình lắng nghe:
sinh lý, môi trường, định kiến, văn hóa, trình độ
3,57 0,97 6
8
Nhận thức về sự ảnh hưởng của thành kiến đối với TVTL
3,49 1,20 7
9 Vừa lắng nghe vừa suy đoán
chủ quan 2,72 1,40 9
10
Nhận thức về các kỹ thuật lắng nghe tích cực: hòa nhập bằng phi ngôn ngữ, nhấn mạnh, dùng câu trả lời tối thiểu, lưu ý thiếu sót, phản hồi, tóm tắt
3,89 0,86 3
Tổng 3,49 1,016
Các biểu hiện ở bảng 2.10 xác định 3 nhóm mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho.
Nhóm các biểu hiện nhận thức ở mức độ cao (3,43 ≤ ĐTB ≤ 4,23), bao gồm: quan sát thông tin học sinh trình bày; gợi mở, đặt câu hỏi nhằm thu thập thông tin rõ hơn trong quá trình lắng nghe; nhận thức về 5 rào cản đối với quá trình lắng nghe: sinh lý, môi trường, định kiến, văn hóa, trình độ; nhận thức
về kỹ thuật lắng nghe tích cực: hòa nhập bằng phi ngôn ngữ, nhấn mạnh, dùng câu trả lời tối thiểu, lưu ý thiếu sót, phản ánh, tóm tắt thông tin.
Nhóm các biểu hiện nhận thức ở mức độ trung bình (2,62 ≤ ĐTB ≤ 3,42), bao gồm hai biểu hiện: giao tiếp phi ngôn ngữ trong lắng nghe; suy luận chủ quan trong quá trình lắng nghe.
Nhóm biểu hiện ở mức độ nhận thức thấp (1,81 ≤ ĐTB ≤2,61): nhìn thẳng vào học sinh, thúc giục học sinh khẩn trương nói ra hết vấn đề của mình.
Nhìn chung, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho nhận thức cao về các biểu hiện cụ thể của kỹ năng lắng nghe, những rào cản và cả những kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ năng này. Hạn chế về nhận thức của người làm công tác này chính là khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ nhằm khuyến khích cho thân chủ trình bày rõ thông tin, hỗ trợ cho kỹ năng lắng nghe.
Mặt khác, biểu hiện tiêu cực trong kỹ năng lắng nghe là thói quen suy luận chủ quan của người làm công tác TVTL còn thể hiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận và phân tích thông tin từ thân chủ ở kỹ năng lắng nghe.
Về biểu hiện kỹ năng phản hồi, kết quả về mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, được xác định trong bảng 2.11.
Bảng 2.11. Điểm trung bình nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho
STT Nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi
Điểm trung
bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng
1
Chú ý lắng nghe, xác định và ghi nhận những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của HS qua thái độ, hành vi, lời nói của HS
4,16 0,66 1
2
Sử dụng từ gần nghĩa để nói ngắn gọn những điều HS trình bày, không khẳng định, không nên góp ý, phê phán.
3,79 0,93 4
3
Diễn đạt lại những thông tin HS vừa chia sẻ, sử dụng các cụm từ mang tính giả định, không suy diễn.
3,70 0,93 6
4
Lắng nghe và quan sát để kiểm tra lại hiệu quả của việc phản hồi
3,82 0,95 2
5
Trao đổi, tóm tắt nhận thức, tình cảm, hành vi của HS
3,81 0,92 3
STT Nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi
Điểm trung
bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 6 Phản hồi nội dung theo
cách thấu hiểu HS 3,59 1,05 6
7
Lặp lại lời nói của HS một cách máy móc, nói chính xác cảm xúc của HS một cách công khai
2,51 1,36 9
8
Thể hiện sự ghi nhận và thái độ cố gắng để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của HS
3,74 1,00 5
9
Quy trình phản hồi cảm xúc: xác định cảm xúc;
lựa chọn từ ngữ chuyển tải lại cảm xúc; quan sát để kiểm tra những phản ứng của HS
3,74 0,94 5
10
Sử dụng câu hỏi nhằm giúp HS khám phá những suy nghĩ bên trong liên quan đến cảm xúc
3,58 1,00 7
11
Nêu nhiều ý kiến, đòi hỏi HS phải thay đổi, đưa ra lời khuyên, lời đề nghị và giải pháp
2,82 1,33 10
STT Nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi
Điểm trung
bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng
12
Năm cách phản hồi thấu hiểu: nhận thức lại cảm xúc, làm rõ nguyên nhân, tập trung vào cảm xúc tiềm ẩn, động viên, an ủi HS và đặt HS vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng
3,56 1,10 8
Tổng 3,57 1,01
Mức độ nhận thức của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho về các biểu hiện kỹ năng phản hồi (bảng 2.11), tương tự kỹ năng lắng nghe, được phân thành ba nhóm:
Nhóm các biểu hiện của kỹ năng phản hồi được nhận thức ở mức độ cao, bao gồm: chú ý, xác định, ghi nhận thông tin từ học sinh; chọn lọc và gợi nhắc các thông tin cần thiết; quan sát, kiểm tra lại hiệu quả của quá trình phản hồi, trao đồi và tóm lược nội dung thông tin cần phản hồi; phản hồi nội dung;
phản hồi cảm xúc; phản hồi thấu hiểu.
Biểu hiện kỹ năng phản hồi được nhận thức ở mức trung bình là nêu nhiều ý kiến, đòi hỏi HS phải thay đổi, đưa ra lời khuyên, lời đề nghị và giải pháp.
Biểu hiện kỹ năng phản hồi được nhận thức ở mức thấp là lặp lại lời nói của HS một cách máy móc, nói chính xác cảm xúc của học sinh một cách công khai.
Đối với các biểu hiện kỹ năng phản hồi trong công tác TVTL, hai biểu hiện tiêu cực của kỹ năng này là: nêu nhiều ý kiến, đòi hỏi học sinh phải thay đổi, đưa ra lời khuyên, lời đề nghị và giải pháp; lặp lại lời nói của học sinh
một cách máy móc, nói chính xác cảm xúc của học sinh một cách công khai, đều được người làm công tác TVTL đánh giá ở mức độ từ thấp đến trung bình.
Như vậy, người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho biểu hiện nhận thức tích cực về kỹ năng lắng nghe và phản hồi. Hạn chế của người làm công tác TVTL là khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ nhằm thu thập được nhiều thông tin từ quá trình lắng nghe.
So sánh sự khác biệt mức độ nhận thức về kỹ năng lắng nghe giữa các nhóm khách thể nghiên cứu
Đối với nhận thức về kỹ năng lắng nghe của người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho, kiểm nghiệm cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm khách thể nghiên cứu, với mức ý nghĩa là 0,05.
Thứ nhất, sự khác biệt về nhận thức giữa những nhóm đối tượng tham gia TVTL về biểu hiện xử lý thông tin của quá trình lắng nghe và khuyến khích học sinh chia sẻ thông qua phi ngôn ngữ, kết quả thể hiện ở bảng 2.12 Bảng 2.12. Kiểm nghiệm sự khác biệt mức độ nhận thức về kỹ năng lắng nghe của các đối tượng làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở Mỹ Tho
Nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
F Sig
Quan sát và thấu hiểu hành vi, cảm xúc và các biểu
Cán bộ quản lý 4,10 0,57
2,76 0,02
Nhân viên y tế 3,67 0,52
Giáo viên kiêm nhiệm TVTL 3,77 0,75
Cán bộ Đoàn 3,68 0,90
Giáo viên chuyên trách TVTL 4,50 0,58
Nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
F Sig hiện phi
ngôn ngữ khác
Tổng 3,68 0,84
Thể hiện sự quan tâm, khuyến khích học sinh bằng phi ngôn ngữ
Cán bộ quản lý 3,80 1,03
5,91 0,00
Nhân viên y tế 3,17 0,75
Giáo viên kiêm nhiệm TVTL 3,45 0,96
Cán bộ Đoàn 3,36 1,19
Giáo viên chuyên trách TVTL 4,50 0,58
Tổng 3,24 1,13
Vừa lắng nghe vừa suy đoán chủ quan
Cán bộ quản lý 2,70 1,57
2,29 0,05
Nhân viên y tế 2,83 1,60
Giáo viên kiêm nhiệm TVTL 2,45 1,32
Cán bộ Đoàn 3,21 1,13
Giáo viên chuyên trách TVTL 3,50 1,91
Tổng 2,72 1,40
Kết quả bảng 2.12 xác định, giáo viên chuyên trách và cán bộ quản lý làm công tác TVTL thể hiện nhận thức tốt hơn về các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe thông qua phi ngôn ngữ, cụ thể là biểu hiện xử lý thông tin được chia sẻ từ học sinh thông qua quá trình lắng nghe và khuyến khích học sinh chia sẻ nhiều thông tin hơn từ các biểu hiện phi ngôn ngữ. Nhóm đối tượng giáo viên kiêm nhiệm và cán bộ Đoàn đang làm công tác TVTL cho học sinh cũng nhận thức cao về các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe, mặc dù thấp hơn nhóm đối tượng giáo viên chuyên trách và cán bộ quản lý.
Nhóm đối tượng là nhân viên y tế đang đảm nhận công tác TVTL nhận thức thấp hơn về biểu hiện kỹ năng lắng nghe thông qua phi ngôn ngữ so với các nhóm đối tượng khác. Đây là nhóm đối tượng cần bồi dưỡng những thông tin cần thiết về kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Mỹ Tho hiện nay.
Thứ hai, sự khác biệt nhận thức giữa các trường về yếu tố thành kiến cá nhân, thành kiến xã hội cản trở kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL (F = 2,62; sig = 0,04), kết quả được trình bày ở biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.5. Kiểm nghiệm khác biệt điểm trung bình nhận thức giữa các trường THPT ở Mỹ Tho về yếu tố định kiến cản trở kỹ năng
lắng nghe
Biểu đồ 2.5 thể hiện mức độ nhận thức cao về yếu tố thành kiến cản trở đến kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL ở ba trường: THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Trần Hưng Đạo và THPT Phước Thạnh. Hai trường:
THPT Ấp Bắc và THPT Chuyên Tiền Giang nhận thức thấp hơn các trường về biểu hiện này, mức trung bình. Như vậy, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ TVTL ở hai trường THPT Chuyên Tiền Giang và THPT Ấp Bắc nên chú ý việc hỗ trợ cho người làm công tác này hiểu rõ hơn về định kiến cá nhân, định kiến xã hội có thể tác động đến hiệu quả của kỹ năng lắng nghe.
2.802.90 3.003.10 3.203.30 3.403.50 3.603.70 3.80
THPT Chuyên Tiền
Giang
THPT Nguyễn Đình Chiểu
THPT Trần
Hưng Đạo THPT Ấp Bắc
THPT Phước Thạnh Nhận thức về sự ảnh hưởng của thành kiến đối với TVTL
3.19
3.78
3.62
3.21
3.43
Thứ ba, sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng có thâm niên trên và dưới 5 năm thực hiện công tác TVTL khi nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe, cụ thể là hai biểu hiện tích cực trong lắng nghe là thấu hiểu và động viên học sinh thông qua phi ngôn ngữ. Sự khác biệt này cũng được tìm thấy ở hai biểu hiện tiêu cực của kỹ năng lắng nghe là sự thiếu kiên nhẫn và suy đoán chủ quan của người làm công tác TVTL. Kết quả thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Kiểm nghiệm T về sự khác biệt mức độ nhận thức biểu hiện kỹ năng lắng nghe giữa những người làm công tác TVTL trên và dưới 5 năm tại các trường THPT
Nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe
Điểm trung bình
Độ lệch
chuẩn F Sig
Quan sát và thấu hiểu hành vi, cảm xúc và các biểu hiện phi ngôn ngữ khác
Dưới 5 năm 3,49 0,92
17,12 0,00 Trên 5 năm 3,92 0,66
Tổng 3,68 0,84
Thể hiện sự quan tâm, khuyến khích học sinh bằng phi ngôn ngữ
Dưới 5 năm 2,99 1,18
16,28 0,00 Trên 5 năm 3,55 0,98
Tổng 3,24 1,13
Nhìn thẳng vào học sinh, thúc giục học sinh khẩn trương nói ra hết vấn đề
Dưới 5 năm 2,61 1,44
6,74 0,01 Trên 5 năm 2,17 1,22
Tổng 2,42 1,37
Vừa lắng nghe vừa suy đoán chủ quan
Dưới 5 năm 3,04 1,37
17,20 0,00 Trên 5 năm 2,32 1,36
Tổng 2,72 1,40
Như vậy, những người làm công tác TVTL trên 5 năm nhận thức tốt hơn về sự thấu hiểu và khích lệ thông qua phi ngôn ngữ khi lắng nghe. Ngược lại, những người làm công tác TVTL dưới 5 năm thường nhận thức hạn chế về biểu hiện tiêu cực trong lắng nghe, bao gồm sự thiếu kiên nhẫn và suy luận vấn đề một cách chủ quan. Do đó, nhóm đối tượng làm công tác TVTL dưới 5 năm cần được bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm cải thiện sự kiên trì và suy luận khách quan trong quá trình lắng nghe thông tin.
Thứ tư, sự khác biệt nhận thức của nam và nữ làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho cũng được tìm thấy ở biểu đồ 2.6 ( F = 4,27; sig = 0,04 < 0,05).
Biểu đồ 2.6. Điểm trung bình nhận thức về thành kiến ảnh hưởng kỹ năng lắng nghe giữa nam và nữ làm công tác TVTL cho học sinh
các trường THPT
Biểu đồ 2.6 xác định nam giới làm công tác TVTL sẽ nhận thức tốt hơn về sự ảnh hưởng của thành kiến đến kỹ năng lắng nghe.
Thứ 5, sự khác biệt về nhận thức biểu hiện kỹ năng lắng nghe trong hoạt động TVTL giữa những người có chuyên môn khác nhau, cụ thể là hai biểu hiện: chú ý vào thông tin phản hồi (F = 3,79; sig = 0,02) và quan tâm học sinh (F = 7,73; sig = 0,00). Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.7
3.67 3.36
Nhận thức về sự ảnh hưởng của thành kiến đối với TVTL Nam Nhận thức về sự ảnh hưởng của thành kiến đối với TVTL Nữ