Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Môi trường học học tập và môi trường học bằng làm
Môi trường, theo từ điển Tiếng Việt, có nghĩa là hoàn cảnh trong đó sinh vật sống và phát triển [55,tr 550].
Theo Roy-Denomme, trong bối cảnh sư phạm, môi trường được hiểu là môi trường vật chất và bao quanh, ở đó diễn ra hoạt động sư phạm [11, tr198].
Theo lý luận dạy học tương tác, môi trường được hiểu một cách biện chứng.
Trong hệ thống bộba tác nhân (người học –người dạy – môi trường) môi trường là tập hợp tất cả những gì còn lại ngoài bộ đôi người học và người dạy, trong đó bao gồm điều kiện sống, làm việc và nhất là kho tàng phương tiện, phương pháp, kỹ năng phong phú, đa dạng mà người dạy và người học có thể khai thác theo cách thích hợp. Ngày này, môi trường sinh thái, môi trường xã hội và môi trường công nghệ(trong đó có CNTT&TT) đã và đang ảnh hưởng nhanh chóng và rõ rệt tới quá trình dạy học [21].
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục, môi trường được sử dụng với nhiều cách gọi khác nhau như môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, môi trường học tập, môi trường lớp học...thể hiện mức độ, phạm vi, ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, tựu
chung lại cách gọi môi trường có chung bản chất là phản ánh các điệu kiện tự nhiên, xã hội, vật chất và tinh thần… giúp người học tồn tại, phát triển nhận thức theo hướng tích cực về các mặt thái độ, kỹnăng, tri thức. Trong khuôn khổđề tài, tác giả sử dụng khái niệm môi trường học tập.
Khái niệm MTHT đƣợc đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây, đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất thì MTHT là toàn bộ những yếu tốbên ngoài người học có tác động tới quá trình học tập.
MTHT theo nghĩa hẹp chủ yếu đề cập đến các yếu tố nhƣ điều kiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu, phần mềm dạy học...MTHT theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như con người, xã hội, trong đó người dạy và người học với các PPDH và các hình thức tương tác của xã hội cũng như văn hóa ứng xử.
Theo các tác giả Wemer, Sache cho rằng MTHT là tập hợp những yếu tố vật chất, tài liệu và các yếu tốcon người – xã hội xung quanh người học, có tiềm năng kích thích và khuyến khích quá trình học tập [56, tr175].
Bên cạnh đó, theo quan niệm của Diethem Wahl, MTHT là môi trường được tạo ra một cách có kế hoạch, bao gồm các thành phần LL và PPDH, tài liệu và phương tiện dạy học. MTHT yêu cầu của việc học tập tích cực, tuy nhiên người học cũng nhận được những định hướng về nội dung và chiến lược học tập [57, tr34].
Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường quan niệm MTHT là môi trường có tổ chức, bao gồm những yếu tố có thể điều khiển, đó là người dạy, người học, nội dung học tập, phương tiện, nhiệm vụ/yêu cầu học tập. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là môi trường bên ngoài, đó là những yếu tốkhông điều khiển được [58, tr20].
Một số tác giả bắt đầu đi xa hơn với việc nghiên cứu MTHT bên trong và bên ngoài, mặc dù sư phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, theo Wemer, Sacher, môi trường bên ngoài là tất cả các yếu tố thuộc môi trường xung quanh người học có thể quan sát trực tiếp được, còn môi trường bên trong là sự phản ánh môi trường bên ngoài vào cấu trúc nhận thức bên trong của chủ thể, phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý của chủ thể cũng nhƣ yếu tố sinh lý nhƣ: trí nhớ, kiến thức, kinh nghiệm...Môi trường bên trong người học không thể quan sát trực tiếp được mà chỉ có thể tác động thông qua các yếu tố môi trường bên ngoài người học [56].
Nhƣ vậy có thể hiểu, MTHT là nơi diễn ra hoạt động học tập (cả thực và ảo) của người học bao gồm tập hợp các yếu tốảnh hưởng đến người học, người dạy và quá trình hình thành và phát triển hoạt động học tập của người học.
b) Môi trường học bằng làm
Theo Wikipedia, học bằng làm là một khái niệm trong lý thuyết kinh tế, là đường cong kinh nghiệm, mà theo đó năng suất sản phẩm đạt đƣợc thông qua thực hành, đúc rút kinh nghiệm, tựđổi mới và hoàn thiện kỹnăng.
Xét về mặt nhận thức, học bằng làm là kiểu hay phương thức học tập. Học bằng làm là quá trình lĩnh hội bền vững về tri thức và kĩ năng của một chủ thể bằng hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên ngày nay, học bằng làm còn đƣợc hiểu là một chiến lƣợc học tập hay một cách tiếp cận. Học bằng làm là một cụm từ mà ai nghe cũng hiểu là một cách học, mà cách học thì trong sách “Học và dạy cách học” do GS.
Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên [17], đã là đề tài để luận bàn về chiến lƣợc học và chiến lược dạy của ngành giáo dục và đào tạo nước ta. Trang web [59] của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, USA) công bố rằng về giáo dục, họ say mê trong văn hóa học bằng làm (culture of learning by doing), còn nghiên cứu khoa học, là hình thức hiệu nghiệm (potent form) của học bằng làm. Điều đó đủ thấy rằng học bằng làm đã và đang đƣợc cả thế giới trong đó có Việt Nam quan tâm nghiên cứu và phát triển. Học bằng làm trước hết là một chiến lược học, không chỉ ở tầm chiến lƣợc nhận thức, đặc biệt ngày nay, học bằng làm đã và đang trở thành chiến lƣợc siêu nhận thức. Học bằng làm đồng thời cũng là chiến lược dạy học vì: với người học, “làm” không chỉ có nghĩa làm thửđể tìm hiểu hay làm đi làm lại để thành thạo, mà còn có nghĩa làm theo, làm ra,… hàm ý: người dạy thông qua việc “làm” của bản thân mình mà hướng dẫn, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc “làm” của người học, như: làm mẫu để người học làm theo, “cầm tay chỉ việc” để người học thấy đƣợc và tin vào tính khả thi và hiệu quả của việc làm ra một thành phẩm cụ thể.
Theo tác giảĐặng Thành Hưng, học bằng làm là một phương thức (kiểu) học tập thiết thực bằng cách hành động từ cảm tính đến lí tính (vật chất và trí tuệ), có tính chất tìm tòi, thực nghiệm để tự mình phát hiện kiến thức, kĩ năng từ các sự kiện thực tế [43]. Mục tiêu học tập là không được định sẵn, cấu trúc không tường minh từtrước mà là mục tiêu di động trong tiến trình học tập. Kết quả học tập cũng không theo nguyên mẫu mà ít nhiều đã thay đổi do ảnh hưởng của quá trình học tập cá nhân hóa.
Theo phương pháp luận nghiên cứu khoa học, học bằng làm còn là chiến lược dạy học bao gồm dạy học bằng làm quy nạp và dạy học bằng làm suy diễn. Đƣợc thể hiện dưới các hình thức học bằng làm kiểu làm thử, học bằng làm kiểu làm đi làm lại, học bằng làm kiểu làm theo và học bằng làm kiểu làm ra – sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong mục [1.3.4].
MTHT học bằng làm giúp người học chủ động kiến tạo, xây dựng tri thức, phát triển năng lực. Đó là nơi chốn và không gian đểngười học khám phá tri thức, trong đó kiến thức được xây dựng bởi sựtương tác giữa người học với môi trường học tập của họ. Khi xem xét các tương tác đan xen lẫn nhau giữa người dạy, người học và
MTHT, tác giả Đặng Thành Hƣng [41, tr118] cho rằng kiểu học tập thiết thực trong MTHT có tính chất hoạt động, tìm tòi, thực nghiệm. Kiểu học tập này dựa vào nguyên tắc thực hiện các phương thức hoạt động khác nhau trong quá trình học tập để “tựngười học phát hiện, khai thác, tích lũy và xử lý các thông tin học tập, từđó hình thành khái niệm hoặc nguyên tắc, mô hình, kĩ năng cần lĩnh hội. Nhƣ vậy có thể thấy MTHT học bằng làm cần hỗ trợ người học theo nguyên tắc phát hiện – tìm tòi, thông qua hoạt động học bằng làm người học sẽ biết, hiểu, nhớ sự vật, hiện tƣợng và vận dụng sáng tạo vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Khi tham gia vào MTHT học bằng
làm, người học được giải quyết các nhiệm vụ học tập mang tính vấn đề gắn với thực tiễn để thông qua hoạt động học tập của bản thân, người học kiến tạo, xây dựng tri thức, tích lũy kinh nghiệm, phát triển năng lực. Những vấn đề trong nội dung học tập sẽ đƣợc tổ chức sao cho chúng trở thành đặc điểm cốt lõi trong các nhiệm vụ học tập. Và
những nhiệm vụ này thực chất đang tồn tại và góp phần tạo nên MTHT xung quanh người học. Do đó, những nhiệm vụ học tập này cần được tạo ra trên cơ sở mục tiêu học tập và chứa đựng những mối liên hệ nhất định với kinh nghiệm và giá trị của người học.
Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài luận án, MTHT học bằng làm (gọi tắt là môi trường học bằng làm) được hiểu là MTHT trong đó người dạy thiết kế, phát triển các hoạt động học tập dưới dạng các nhiệm vụ học tập mang tính vấn đề, gắn với thực tiễn; diễn ra sựtương tác đan xen lẫn nhau giữa người dạy, người học và các yếu tố khác tồn tại trong MTHT, giúp người học tự lực thực hiện hoạt động học tập cả về thể chất (chân tay) và trí tuệ (trí óc) cả thực và ảo, tạo lợi thế cho người học, giúp người học phát triển tri thức và năng lực.