Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM
2.1. Nguyên tắc và quy trình dạy học tương tác môn Công nghệ THPT trong môi trường học bằng làm
2.1.1. Nguyên tắc dạy học tương tác môn Công nghệ THPT trong môi trường học bằng làm
Quá trình dạy học, hay là quá trình thực hiện các bộ ba thao tác và tương tác xoay quanh bộ máy học như đã trình bày ở mục 1.3.1, khi tổ chức dạy học tường tác trong môi trường học bằng làm cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của quá trính dạy học.
a, Nguyên tắc thứ nhất: Thiết kếmôi trường học bằng làm phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và hoạt động nhận thức của HS THPT.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo điều kiện cơ bản cần thiết để triển khai dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm.
Mục tiêu bài học là yêu cầu đặt ra mô tảđiều HS cần nhận thức đƣợc hoặc hành động đƣợc sau khi kết thúc hoạt động học tập. Do vậy, GV cần phân tích rõ mức độ nhận thức các thành phần mục tiêu bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực, đồng thời cụ thể hóa mục tiêu phục vụ cho hoạt động đánh giá.
Môn CN ở THPT (chương trình hiện hành triển khai từ năm 2004 đến nay) được thiết kế với chương trình, nội dung cụ thể, tuy nhiên trong quá trình DH, GV vẫn có thể chủđộng điều chỉnh, lựa chọn nội dung DH sao cho phù hợp với mục đích thiết kế bài giảng, theo logic tiến trình bài giảng và có thể ghép các nội dung liên quan tạo thành những chủ đề DH tích hợp lý thuyết với thực hành tạo điều kiện cho HS thực hiện hoạt động học tập thông qua làm, thực hành, thao tác chân tay và trí tuệ cả thực và ảo.
Khi thiết kế môi trường học bằng làm cần phù hợp với hoạt động nhận thức của HS. Điều này đòi hỏi GV phải nắm đƣợc trình độ kiến thức, kĩ năng, năng lực cũng nhƣ thế mạnh cụ thể của từng HS để có thể thiết kế - tổ chức các hoạt động DH phù hợp với đối tƣợng. Điều này có nghĩa là GV phải giúp HS nhận thức đƣợc nhiệm vụ, vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề, có khảnăng giải quyết những vấn đề, tình huống từ những kiến thức, kĩ năng, công cụ trang thiết bị phương tiện hiện có, đặc biệt là có khả năng lập kế hoạch thực hiện, định hướng đƣợc kết quả của quá trình giải quyết vấn đề để luôn tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Với yêu cầu này khi thiết kế bài giảng GV cần phân tích cụ thể những vấn
đề đưa ra cho HS giải quyết thành những mức năng lực từ thấp đến cao, các phương án định hướng giải quyết vấn đề phù hợp với các mức năng lực nhận thức của HS.
b, Nguyên tắc thứ hai: Trong quá trình học tập diễn ra mối quan hệ tương tác giữa bộba tác nhân cơ bản, đặc biệt là tương tác giữa GV với HS và HS với MTHT.
Đảm bảo tính tương tác tích cực giữa các nhân tốcơ bản của hoạt động dạy học phải được xem là nguyên tắc không thể thiếu trong dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm.
Tương tác giữa GV với HS được xem là mối quan hệ tương tác phổ biến nhất luôn tồn tại trong quá trình dạy học. Sự tương tác qua lại giữa GV và HS tạo điều kiện giúp HS huy động tốt nhất kinh nghiệm vốn có để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập. GV giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, động viên, trợ giúp, đánh giá, tạo hứng thú cho quá trình học tập của HS, HS thực hiện hoạt động và phản hồi ngƣợc lại khiến GV điều chỉnh, đƣa ra quyết định cho những tác động mới.
Tương tác giữa HS với MTHT: Vai trò của môi trường học bằng làm thực sự quan trọng và có tính quyết định đến chất lƣợng kết quả học tập của HS. MTHT khiến HS phải thay đổi phương pháp, kĩ năng để thích nghi và hòa nhịp, nó tác động trực tiếp đến HS thông qua tất cả các giác quan dưới nhiều hình thức (tình huống dạy học, trang thiết bị, phương tiện, mô hình, mô phỏng, không gian học tập, bầu không khí buổi học...). Ngày nay, với sự phát triển của CNTT&TT đã góp phần tạo ra một MTHT đa dạng và phong phú có khả năng tương tác mạnh với HS, chúng là kho tàng kiến thức vô hạn để HS tìm kiếm, khai thác, lĩnh hội và phát triển. Đồng thời khi động cơ, hứng thú, phương thức, kĩ năng học tập của HS thay đổi sẽ khiến MTHT biến đổi theo.
Tương tác giữa GV với MTHT: môi trường học bằng làm ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp học của HS và phương pháp dạy của GV. GV là người thiết kế, tổ chức, điều khiển MTHT. Môi trường học bằng làm được tổ chức phải hướng đến chức năng kích thích, thúc đẩy quá trình học tập. GV cần chọn lọc những ảnh hưởng có lợi và điều chỉnh những ảnh hưởng bất lợi mà môi trường học bằng làm đem lại. Phân tích yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm của HS để thiết kế và tổ chức môi trường học bằng làm sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học, trình dộ nhận thức của HS.
Trong quá trình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm cũng cần lưu ý đến mối quan hệ tương tác nội tại của HS. Tương tác này khó có thể quan sát trực tiếp được, bởi nó diễn ra bên trong trí não, tư duy của HS [18]. Tương tác này xuất hiện khi HS thực sự tích cực và tự lực tƣ duy, xác định vấn đề, mục tiêu cần đạt, lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện, tự kiểm tra và điều chỉnh. Tương tác nội tại này là quá trình tự xử lý những thông tin tiếp thu từ môi trường bên ngoài, kết nối với
vốn tri thức, kinh nghiệm đã có, tự điều chỉnh nội tâm, biến đổi bên trong bản thân HS.
2.1.2. Quy trình dạy học tương tác môn Công nghệ THPT trong môi trường học bằng làm
Dạy học tương tác với người học là trung tâm luôn đòi hỏi người học phải được chuẩn bị các phương tiện, kĩ năng tương tác tối thiểu cần thiết. Trong những điều kiện thuận lợi thì quan trọng nhất là kĩ năng tương tác ảo (mức thấp) để tiếp thu những hướng dẫn của người dạy, thông qua đó thực hiện được những hoạt động học tập theo hướng dẫn tùy từng nội dung cụ thể trong từng bài học với thời lượng đã định. Do vậy dựa vào các nguyên lý, nguyên tắc và mô hình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm đã trình bày trong mục 1.3, khi xây dựng quy trình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm cho một nội dung bài học cụ thể, có thể thực hiện theo lưu đồ sau:
Thực tiễn dạy học cho thấy môi trường học tập đóng vai trò quan trọng, là thành tố kích thích hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Môi trường tương tác ở đây được hiểu là tập hợp tất cả những gì còn lại ngoài bộ đôi người học – người dạy, trong đó có điều kiện sống, làm việc, và nhất là kho tàng phương tiện, phương pháp và kỹ năng phong phú, đa dạng mà người dạy và người học có thể khai thác theo cách thích hợp. Đặc biệt là hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo nên một môi trường học tập công nghệ hiện đại, mọi lúc, mọi nơi.
Hình 2.1Quy trình dạy học tương tácmôn CN trong môi trường học bằng làm a. Phân tích mục tiêu bài học, xác định các nhiệm vụ học
tập
b. Lựa chọn nội dung bài học
c. Thiết kếmôi trường học bằng làm; lựa chọn phương pháp, phương tiện, địa điểm
d. Thiết kế giáo án
e. Triển khai các phương pháp và kỹ thuật dạy học tương tác
f. Kiểm tra đánh giá
a. Phân tích rõ mục tiêu bài học và xác định các năng lực cần đạt đƣợc của học sinh thông qua hoạt động học tập thông qua bài học cụ thể. Căn cứ vào các mục tiêu để xác định nhiệm vụ học tập cơ bản. Đây là bước đầu tiên có ý nghĩa quyết định toàn bộ quá trình dạy học. Đây là bước làm căn cứ xây dựng các bước tiếp theo.
Các năng lực học tập cụ thể sẽđƣợc xác định theo thang nhận thức của Bloom hoặc theo chuẩn CDIO.
b. Lựa chọn nội dung bài học cũng là một công việc quan trọng và cần thiết bởi không phải tất cá các nội dung GV cũng có thể triển khai và tổ chức dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm. Do đó GV cần phân tích nội dung bài học, lựa chọn những nội dung với các nhiệm vụ học tập phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kĩ năng, kinh nghiệm của HS để thiết kế các hoạt động học tập vừa đảm bảo đúng mục tiêu bài học, vừa phát triển năng lực cho HS.
c. Dựa vào mục tiêu chung của bài học, nội dung và các nhiệm vụ học tập, xác định những mục tiêu cần đạt khi dạy học tương tác một nội dung cụ thể trong môi trường học bằng làm, GV tiến hành thiết kế môi trường học bằng làm. Môi trường học bằng làm là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động học tập của HS. Do đó, các nhiệm vụ dạy học cơ bản phải đƣợc GV thiết kế thành các vấn đề học tập, tình huống hay các trường hợp, trải nghiệm nhằm tạo điều kiện để HS khi tham gia các hoạt động học tập vừa đƣợc thực hành về thể chất vừa đƣợc thực hành về trí tuệ. Điều này đòi hỏi GV thiết kế các hoạt động học tập đảm bảo học sinh khi tham gia vào môi trường học tập vừa được thực hành rèn luyện các kỹnăng thao tác thể chất (tạo hình, biến hình, dời hình, lắp đặt, vận hành, đi dây…) đồng thời rèn luyện kỹ năng thao tác trí tuệ(hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, xây dựng sơ đồ, xác định nguyên lý làm việc của đối tƣợng nghiên cứu, …). Khi tham gia vào môi trường học tập, học sinh là trung tâm, là chủ thể của hoạt động nhận thức, các em sẽ thao tác thực hành dựa trên các hướng dẫn gợi ý để tự mình thực hiện những hoạt động học tập do chính các em chọn lựa bao gồm: tìm tòi – phát hiện; biến đổi, xử ý giải quyết vấn đề; vận dụng, ứng dụng; tự đánh giá – điều chỉnh. Như vậy khi xây dựng quy trình dạy học tương tác có nghĩa là xây dựng một quy trình tích hợp lý thuyết với thực hành nhằm thực hiện tốt nhất nội dung và mục tiêu của bài học.
Lựa chọn phương pháp, các phương tiện, hình thức tổ chức và địa điểm dạy học, xác định các kỹnăng tương tác cần thiết phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học có ý nghĩa tiên quyết đối với tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học. Mỗi một môn học hoặc bài học cụ thể sẽ có một vài phần mềm làm phương tiện dạy học thích hợp hỗ trợ xây dựng các mô hình và mô phỏng, tuy nhiên với mỗi một tùy chọn tương tác khác nhau sẽ cho ra những tình huống vấn đề khác nhau, điều này yêu cầu người giáo viên cần có những kỹnăng tương ứng với kiến thức vềphương tiện và phương pháp.
d. Thiết kế giáo án là bước cụ thể hóa các hoạt động dạy học. Trong đó thể hiện đầy đủ các hoạt động dạy và học dự kiến sẽ tổ chức để học sinh thực hiện hoạt động học tập học bằng làm.
e. Triển khai các phương pháp và kỹ thuật dạy học tương tác chính là quá trình GV tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho HS. Đây là một nhiệm vụ trung tâm quan trọng đặc biệt đối với lứa tuổi THPT chƣa có khả năng tự tổ chức hoạt động học một cách hiệu quả. Do đó trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS cần hướng vào HS và tạo ra các hoạt động tương tác hướng HS đến mục tiêu của từng nhiệm vụ cụ thể. Khi tiến hành tổ chức dạy học, GV căn cứ vào các tình huống, vấn đề học tập khác nhau, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH và các hình thức tổ chức dạy học hiện đại, tích cực nhƣ hoạt động nhóm, dự án, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề cùng với các phương tiện phù hợp để hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho HS hoạt động để tìm các phương án giải quyết các nhiệm vụ học tập, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Ởgiai đoạn này học sinh hoạt động học tập trong môi trường học bằng làm để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Sau khi GV đã xây dựng được môi trường học tập với các hoạt động học tập đã được xác định bằng các phương tiện cụ thể cùng với các kỹ năng tương ứng, học sinh sẽ được hoạt động nghiên cứu trong môi trường học tập để giải quyết các vấn đề đặt ra từđó xây dựng và hình thành kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Trong hoạt động học tập của HS diễn ra mối quan hệ tương tác nổi bật giữa HS với môi trường học tập bao gồm các nhiệm vụ, tình huống, phương tiện, thiết bị. HS sẽ tiến hành làm việc với các động tác, thao tác trí tuệ (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa) nhằm xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện và ra quyết định cùng với các thao tác chân tay (cầm nắm, nâng đỡ, thiết kế, lắp ráp, đi dây..) để thực hiện các vụ học tập. GV cần động viên kịp thời, khuyến khích, khích lệ những thành công dù là nhỏ nhất giúp HS có niềm tin vững chắc vào bản thân, tạo dựng thái độ học tập tích cực.
f. Để đánh giá quá trình học tập của người học nhằm đảm bảo quá trình học tập của người học không bị lệch hướng mục tiêu đặt ra. Khi đánh giá GV cần chú trọng kiểm tra đánh giávà điều khiển đan xen thích hợp. Các hoạt động học tập của người học trong cả quy trình học tập đƣợc chia thành những giai đoạn thích hợp và linh hoạt. Sau mỗi một hoạt động học tập nghiên cứu của học sinh luôn có một hoặc một vài câu hỏi ngắn để kiểm tra đánh giá và ra quyết định nếu đạt thì sẽđƣợc thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo, nếu không đạt thì cần thực hiện lại hoạt động học tập ở mức thích hợp, điều này đảm bảo kết quả dạy và học tốt nhất trong từng đoạn và tiến đến hoàn thành mục đích của quá trình dạy và học.
Quy trình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm không chỉ đơn thuần là các bước thi công đơn lẻ mà là một quy trình thi công được phân đoạn thích hợp để kiểm định chất lƣợng và điều khiển chuyển tiếp thích ứng sau kiểm định. Vì vậy
trong quy trình dạy học luôn đảm bảo có đo lường (đánh giá theo quá trình) và điều khiển đan xen thích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của quá trình dạy học.