Minh họa nội dung dạy học tương tác nội dung thực hành môn CN THPT trong môi trường học bằng làm

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 125 - 133)

Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM

2.3. Minh họa nôi dung cụ thể theo quy trình dạy học tương tác môn CN THPT

2.3.4. Minh họa nội dung dạy học tương tác nội dung thực hành môn CN THPT trong môi trường học bằng làm

Chủđề: Bản vẽ xây dựng (bài 11, 12 SGK CN 11 – trang 56) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Trình bày đƣợc cách đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể, các hình vẽ biểu diễn của một ngôi nhà đơn giản.

2. Kĩ năng

- Đọc đƣợc bản vẽ mặt bằng tổng thể của các công trình xây dựng đơn giản.

- Đọc đƣợc bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản - Vẽ đƣợc mặt bằng của một ngôi nhà đơn giản.

3. Thái độ

- Tích cực trong hoạt động nhóm học tập, liên hệ thực tế, yêu thích môn học, hứng thú trong việc thiết kế và sáng tạo.

4. Những năng lực và phầm chất có thể hình thành cho HS

- Năng lực: phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, quan sát mô tả, phân tích tổng hợp, sử dụng ngôn ngữ và trình bày BVKT.

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

II. Chuẩn bị

- Yêu cầu HS ôn tập kiến thức có liên quan: cách đọc bản vẽ xây dựng, tiêu chuẩn trình bày bản vẽ.

- Yêu cầu chuẩn bị đồ dùng, thiết bị thực hành: giấy A4, dụng cụ vẽ, máy tính cá nhân và phần mềm thiết kế 3d (sketchup, 3D max,..).

- Chuẩn bị tư liệu dạy học: Phiếu hướng dẫn xây dựng quy trình thực hành. Bảng kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành của HS.

* Sự phù hợp khi lựa chọn dạy học tương tác chủ đề Bản vẽ xây dựng trong môi trường học bằng làm để thiết kế nhiệm vụ thực hành tổng hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS

Với mục tiêu bài học nhƣ đã trình bày có thể nhận thấy các mục tiêu ở mức biết không khó khăn đối với HS bởi các em đã đƣợc làm quen với cách đọc bản vẽ nhà trong chương trình CN lớp 8. Xét về mặt nội dung kiến thức bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ nhà là những loại bản vẽđƣợc sử dụng phổ biến hiện nay, HS có thể gặp ở khắp nơi đặc biệt là những nơi đang triển khai dự án công trình xây dựng. Biểu diễn bản vẽ nhà đơn giản không khó đối với HS, tuy nhiên để phát triển tƣ duy,

năng lực sáng tạo GV cần đặt HS vào những tình huống có vấn đề về thiết kế với những yêu cầu cụ thểđể HS vận dụng kiến thức, ứng dụng thực tếđể giải quyết vấn đề đặt ra. Với nội dung bài thực hành bản vẽ xây dựng, GV có thể xây dựng hoạt động thực hành thành dạng bài thực hành rèn luyện kĩ năng cơ bản, các kĩ năng sử dụng tiêu chuẩn bản vẽ, kĩ năng vẽ, kĩ năng đọc bản vẽ...hoặc ở mức độ mục tiêu cao hơn GV có thể xây dựng thành các bài thực hành nhiệm vụ tổng hợp, yêu cầu HS tự lực thực hiện, vận dụng kiến thức, phát triển tƣ duy, sáng tạo. Ví dụ này xin được trình bày bài thực hành dưới dạng nhiệm vụ tổng hợp, yêu cầu HS đọc được bản vẽ nhà, phân tích và thiết kế bản vẽ nhà theo yêu cầu của tình huống dạy học.

III. Tiến trình thực hiện

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hoạt động 1: Hoạt động ban đầu

* Yêu cầu:

Vẽ ngôi nhà theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra: mặt đứng, mặt bằng (khuyến khích vẽ phối cảnh)

Nhóm có 06 thành viên.

GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức đã học về bản vẽ xây dựng: cách đọc bản vẽ tổng thể và các hình biểu diễn của ngôi nhà.

HS hệ thống kiến thức theo yêu cầu.

GV giới thiệu nhiệm vụ bài thực hành và xác định mục tiêu học tập.

GV đƣa ra tình huống có vấn đề để HS nhận biết và xác định đƣợc vấn đề cần giải quyết: Ngôi nhà là tổấm, nơi các em sống, gắn bó và có nhiều kỉ niệm.

Thiết kế ngôi nhà là rất quan trọng làm cơ sở để xây dựng ngôi nhà. Với mảnh đất hình chữ nhật dài 20m và rộng 4m. Em hãy thiết kế ngôi nhà một tầng cho gia đình 4 người (bố, mẹ, anh trai, em gái) bao gồm mặt đứng và mặt bằng (khuyến khích vẽ phối cảnh và thiết kế bằng phần mềm). Mỗi hình biểu diễn trên một tờ A4.

Một sốtiêu chí căn cứđể chấm điểm:

1, Đủ 2 hình biểu diễn thể hiện ngôi nhà (3 điểm) 2, Đúng tiêu chuẩn trình bày bản vẽ (2 điểm) 3, Bố trí nội thất trong phòng hợp lý, khoa học, có tính khả thi khi xây dựng (2 điểm)

4, Ý tưởng sáng tạo (1 điểm)

5, Thuyết trình rõ ràng, nêu bật ý tưởng thiết kế

(1 điểm).

6, Nhóm làm việc hiệu quả(1 điểm)

GV giao kế hoạch học tập cho HS. Chia nhóm HS, mỗi nhóm 6 thành viên.

HS tiếp nhận mục tiêu, kế hoạch thực hành và tập hợp theo nhóm đã được phân chia. Cửnhóm trưởng, thƣ ký.

Hoạt động 2: Phân tích bn v mt bng tng th xây dựng các phương án gii quyết vấn đề

GV định hướng phân tích vấn đề. Yêu cầu HS đọc bản vẽ mặt bằng của mảnh đất 80m2 (đã cho trong tình huống), xác định hướng của mảnh đất. Số thành viên, các yêu cầu thiết yếu của trong gia đình:

phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng học, phòng ăn, bếp, phòng khách, gara nếu có...

HS dựa vào những gợi ý định hướng để thu thập thông tin về các đồ nội thất, các ký hiệu khi vẽ bản vẽ nhà từ SGK và các nguồn khác nhau, thảo luận nhóm đưa ra một sốphương án thiết kế ngôi nhà.

GV theo dõi, tƣ vấn hoặc giải đáp thắc mắc nếu có.

Hoạt động 3: Xây dng kế hoch, thc hin nhim v

HS tự lực thực hiện nhiệm vụtheo nhóm đã phân công. Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình (có thể vẽ trên giấy A4 hoặc trên phần mềm).

GV yêu cầu HS nêu những khó khăn mắc phải để đƣợc giúp đỡ.

HS tiến hành đánh giá phương án hiệu quả và thể hiện trên bản vẽ.

GV kiểm tra sản phẩm của HS để giúp đỡ chỉnh sửa nếu thấy chƣa phù hợp.

Hoạt động 4: Kiểm tra và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu

GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

Sau mỗi nhóm trình bày GV yêu cầu HS đánh giá theo các tiêu chí đã nêu và GV nhận xét, đánh giá chung và cho điểm.

GV nhắc nhở HS dọn vệ sinh phòng thực hành, chuẩn bị nội dung bài mới.

Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều (SGK CN 12 – trang 49 ) A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu đƣợc công dụng, nguyên lí làm việc của mạch điện.

2. Kĩ năng:

- Nhận dạng đƣợc các linh kiện trong mạch.

- Vẽđƣợc sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế

- Lắp đƣợc mạch nguồn điện trên phần mềm chuyên dụng theo sơ đồ nguyên lí 3. Thái độ:

Tuân thủ an toàn lao động; thực hiện đúng quy trình; liên hệ thực tế tìm hiểu các mạch nguồn điện. Yêu thích môn học.

4. Những phẩm chất và năng lực có thể hình thành cho học sinh

- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác và giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, thiết kế và tính toán công nghệ.

- Phẩm chất: tự chủ, trách nhiệm và yêu thương.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

Nghiên cứu bài10 SGK. Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Multisim13.0. Thiết kế mẫu một số bài thực hành.

2. Chuẩn bị của học sinh.

Đọc trước bài 10 SGK. Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Multisim13.0.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Tổ chức và ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ

III. Bài học mới

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hình thành kiến thc mi và Luyn tp thc hành

Hoạt động 1: M đầu I. Nhiệm vụ bài thực hành II. Nội dung bài thực hành

- GV nêu vấn đề: Nhƣ các em đã học về linh kiện điện tử, hầu hết thiết bị điện tử đều sử dụng nguồn điện một chiều làm nguồn nuôi. Trong khi mạng điện sinh hoạt dụng cho gia đình là nguồn điện xoay chiều 220V. Vậy cần có những mạch điện tử thực hiện chức năng chuyển nguồn xoay chiều thành nguồn một chiều. Bài học trước chúng ta đã đƣợc tìm hiểu thiết kế một số mạch điện tử đơn giản. Nhiệm vụ bài thực hành ngày hôm nay là các em hãy thiết kế mạch nguồn một chiều từ những linh kiện điện tửđã cho (điot, tụđiện, biến áp, điện trở, nguồn xoay chiều, máy hiện sóng, dụng cụ đo) trên phần mềm ứng dụng Multisim 13.0.

- HS xác định nhiệm vụ học tập.

- GV chia nhóm HS để thực hiện nhiệm vụ thực hành.

Mỗi nhóm 5 thành viên.

Hoạt động 2: Xây dựng phương án giải quyết

- GV giới thiệu một số chức năng chính của phần mềm Multisim13.0 để cùng HS làm việc, tương tác trên phần mềm theo yêu cầu của đề bài.

- HS tự lực nghiên cứu yêu cầu mục tiêu bài thực hành theo nhóm. Xác định các thông tin cần tìm kiếm, các linh kiện cần thiết để xây dựng mạch nguồn một chiều. Thảo luận nhóm đƣa ra các giải pháp về xây dựng mạch sơ đồ lắp đặt từsơ đồ nguyên lí đã học. Lựa chọn linh kiện theo yêu cầu. Đánh giá các mạch nguồn một chiều.

- GV có thể gợi ý về các mạch nguồn một chiều( mạch sử dụng chỉnh lưu 2 nửa chu kì bằng 2 diot, mạch chỉnh lưu cầu).

- HS làm việc đưa ra chọn lựa phương án giải quyết.

Hoạt động 3: Xây dng kế hoch

- HS xây dựng kế hoạch làm việc và cụ thể hóa bằng việc xây dựng các bước quy trình thực hành của nhóm.

- GV hướng dẫn, trợ giúp HS xây dựng các bước của quy trình thực hành (nếu cần).

- HS tự phân công công việc cho các thành viên trong nhóm

1. Lựa chọn linh kiện: tụ điện, điot, nguồn, máy hiện sóng, điện trở, biến áp từ công cụ của phần mềm.

2. Xây dựng sơ đồ lắp đặt 3. Đi dây hoàn thiện mạch điện

4. Xác định các thông số kĩ thuật của các linh kiện trong mạch

5. Chạy mô phỏng mạch điện trên phần mềm để xác định các thông số của mạch sao cho đáp ứng yêu cầu mục tiêu bài học.

6. Ghi chép lại các thông số trong mạch Hoạt động 4: Thc hin

- HS thực hiện nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch, quy trình thực hiện các bước xây dựng mạch điện trên phần mềm Multisim13.0.

- GV trợ giúp về mặt sử dụng và tương tác với phần mềm (nếu cần).

- HS tiến hành lắp ráp thực hiện mạch điện bằng các linh kiện thực tế. Đo đạc, kiểm tra mạch và báo cáo sản phẩm (nếu đảm bảo điều kiện phương tiện thực hành).

τ = RC U

vào

U

ra

Dạng tín hiệu sóng ra

Ghi chú R=1K, C1=0

R=1K, C1=10àF R=1K, C1=100àF

R=100Ω, C1=100àF

R=100Ω, C1=1000àF

R=1K, C1=1000àF

Hoạt động 5: Kiểm tra, đánh giá

- Nhóm HS cửđại diện báo cáo sản phẩm bao gồm sơ đồ mạch điện; mô phỏng mạch điện; báo cáo quy trình thực hành; các thông số của mạch điện đã thiết kế.

- HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá, phản biện - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm HS, quá trình và tinh thần làm việc nhóm. Chuẩn hóa kiến thức.

Vn dng và m rng

Sau khi thực hành thành thạo trên phần mềm Multisim13.0. GV yêu cầu HS các nhóm thực hành lắp mạch nguồn một chiều trên bo mạch mẫu, tiến hành đo và ghi lại kết quả điện áp đầu ra. Thay đổi thông số điện dung và đo lại điện áp.

HS làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả, so sánh với kết quả trên phần mềm, rút ra kết luận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn luận án đã đề xuất quy trình và biện pháp dạy học tương tác môn CN THPT trong môi trường học bằng làm. Các biện pháp bao gồm:

Thiết kếmôi trường học bằng làm; Tổ chức dạy học tương tác phần lí thuyết; Thiết kế tiến trình dạy học tương tác phần nội dung thực hành; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Dựa tren 3 nguyên tắc cơ bản của dạy học hiện đại: tương tác, tham gia hợp tác, tính có vấn đề, có 3 biện pháp thiết kế môi trường học bằng làm trong dạy học tương tác môn CN bậc THPT:

- Thiết kế các tình huống học tập nhằm giúp HS phát triển năng lực tự học, tương tác, tƣ duy sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên biện pháp này yêu cầu GV lựa chọn nội dung dạy học phù hợp đảm bảo tính vừa sức, có tính ứng dụng, gắn kết kiến thức lí thuyết với thực tiễn.

- Thiết kế các trường hợp đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập cho HS.

Các trường hợp được thiết kế gắn với thục tiễn kích thích HS tư duy, hành động giải quyết vấn đề của HS. Để DH hiệu quả GV cần lựa chọn nội dung dạy học hợp lí để HS ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn với các phương án giải quyết khả thi.

- Thiết kế các tình huống mang tính trải nghiệm thực tiễn nhằm giúp HS đƣợc trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tế bằng cả trí tuệ và thể chất. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn nên được thiết kế dưới dạng các dự án trải nghiệm sẽ là cách tiếp cận hiệu quả để phát triển năng lực cho HS.

Khi tổ chức dạy học tương tác môn CN bậc THPT trong môi trường học bằng làm với các nội dung mang tính lí thuyết, GV có thể sử dụng các hình học tập nhƣ: học tập theo nhóm; học tập giải quyết vấn đề; học tập nghiên cứu trường hợp để nâng cao hiệu quả dạy học.

Với các nội dung thực hành, tùy vào các dạng bài thực hành khác nhau GV có thể sử dụng các hình thức học tập học bằng làm theo, học bằng làm đi làm lại, học bằng làm thử và học bằng làm ra.

Dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm chú trọng đến việc phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Do vậy kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS tập trung chủ yếu vào ba năng lực kể trên.

Để DH tương tác môn công nghệ trong môi trường học bằng làm hiệu quả, GV cần lưu ý: Bám sát mục tiêu, nội dung, trường trình môn CN bậc THPT phần kĩ thuật công nghiệp theo chương trình hiện hành và khung chương trình mới của Bộ GD & ĐT, lựa chọn nội dung học tập phù hợp để thiết kế MTHT và các hoạt động học tập tuân thủ các nguyên tắc và quy trình đã đề xuất trong luận án.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 125 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)