Minh họa tổ chức dạy học tương tác phần nội dung lí thuyết môn CN THPT

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 118 - 123)

Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM

2.3. Minh họa nôi dung cụ thể theo quy trình dạy học tương tác môn CN THPT

2.3.2. Minh họa tổ chức dạy học tương tác phần nội dung lí thuyết môn CN THPT

Bài 8: Thiết kế và bn v kĩ thuật (SGK CN 11 – trang 42) I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Trình bày đƣợc các giai đoạn chính của công việc thiết kế. - Nêu đƣợc vai trò của bản vẽkĩ thuật trong thiết kế.

2. Kĩ năng

- Vẽ đƣợc sơ đồ quá trình thiết kế.

- Thiết kế đƣợc đồ dùng đơn giản sử dụng trong gia đình.

3. Thái độ.

- Hứng thú với môn học, có ý thức tìm hiểu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm đơn giản sử dụng trong cuộc sống.

4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, phân tích tổng hợp, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ, lựa chọn và đánh giá công nghệ, tự chủ và tự học.

- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

* Sự phù hợp khi lựa chọn môi trường nghiên cứu trường hợp khi lựa chọn dạy học tương tác bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.

Với mục tiêu bài học nhƣ đã trình bày yêu cầu HS nhớvà trình bày đƣợc các giai đoạn chính của công việc thiết kế. Mục tiêu này không gây khó khăn cho HS. Xét về mặt nội dung với các giai đoạn thiết kế này là các giai đoạn thiết kế phổ biến để tạo ra đƣợc một sản phẩm. HS nắm đƣợc các giai đoạn, đặc biệt là thông qua việc làm ra một sản phẩm ứng dụng trong thực tế. Chính vì vậy GV có thể xây dựng những trường hợp để HS hoạt động, tìm hiểu, xây dựng phương án giải quyết vấn đề từ đó xây dựng và khắc sâu kiến thức nắm vững. Trong SGK cố định giới thiệu làm hộp đựng đồ dùng học tập nhưng GV có thể mở rộng với những trường hợp gần gũi hơn trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất sẽ phát huy đƣợc năng lực tu duy sáng tạo của HS. Mặt khác, trong quá trình làm ra sản phẩm HS sẽ xác định đƣợc vai trò của bản vẽkĩ thuật. Bản vẽkĩ thuật đƣợc xây dựng trên những tiêu chuẩn, quy ƣớc nhất định, rõ ràng dưới dạng bản vẽ tay trên giấy hoặc bản vẽ trên các phần mềm máy tính. HS tùy vào điều kiện cụ thểđể thực hiện các phương án giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

II. Tiến trình thực hiện

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hoạt động: Hình thành kiến thc mi và Luyn tp thc hành

I. Thiết kế

- Các giai đoạn của thiết kế

GV nêu trường hợp để HS nắm được. Ngày nay, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta; Kinh tế đi xuống nên gia đình nhà bạn Nam phải rất tiết kiệm trong chi dùng gia đình. Đặc biệt là vấn nạn thực phẩm bẩn đang là mối lo lắng không chỉ riêng nhà Nam. Nhà bạn Nam ở chung cƣ mini nên không gian học cũng nhƣ sinh hoạt của gia đình chật hẹp, nhiều lần Nam đã muốn tự làm ra các sản phẩm đồ dùng trong sinh hoạt, học tập nhƣng lại không có kinh phí. Em hãy giúp bạn Nam bằng cách chế tạo ra những sản phẩm từ vật liệu tái chế để phục vụtrong gia đình nhà Nam.

GV yêu cầu: Nhóm làm việc gồm 06 HS, mỗi nhóm

sẽ tự thiết kế và chế tạo sản phẩm.

GV và HS cùng nhau thống nhất tiêu chí chấm điểm:

1, Sản phẩm đƣợc làm từ vật liệu đã qua sử dụng (3 điểm)

2, Tính ứng dụng của sản phẩm (2 điểm) 3, Tính thẩm mỹ của sản phẩm (2 điểm) 4, Ý tưởng sáng tạo (1 điểm)

5, Người thuyết trình sản phẩm rõ ràng, nêu bật được ý tưởng (1 điểm)

6, Nhóm làm việc hiệu quả(1 điểm).

GV cung cấp HS biên bản thảo luận nhóm để HS chủđộng thảo luận, phân công thành viên trong nhóm.

HS làm việc theo nhóm, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu các dữ kiện của trường hợp đã cho, tìm hiểu vật liệu, các thông tin cần thiết, đưa ra phương án thiết kế, lựa chọn phương án khả thi và hiệu quảđể chế tạo sản phẩm, giải quyết yêu cầu đặt ra.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm (nộp lại bản thảo luận nhóm) và nhận xét, cho điểm dựa theo các tiêu chí đã nêu. Chốt lại kiến thức cần nắm vững vềcác giai đoạn của thiết kế, cũng nhƣ vai trò của bản vẽkĩ thuật trong thiết kếvà đời sống sản xuất.

II. Bản vẽkĩ thuật

1. Các loại bản vẽ kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật đƣợc trình bày dưới dạng đồ họa theo các quy tắc thống nhất.

- Phán loại:

+ Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽliên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra sử dụng..các máy móc thiết bị.

+ Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽliên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng...các công trình kiến trúc và xây dựng.

2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật

- Đọc các bản vẽ thu thập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ minh họa và trả lời câu hỏi:

Trong các hình a, b, c, d hình nào là bản vẽkĩ thuật?

Theo em hiểu bản vẽkĩ thuật là gì?

Hình 2.19 Minh họa bản vẽ kĩ thuật

- GV giới thiệu về bản vẽkĩ thuật: bản vẽkĩ thuật gồm bản vẽcơ khí và bản vẽ xây dựng.

thông tin

- Vẽ phác thể hiện ý tưởng - Trao đổi ý kiến

- Bản vẽ chi tiết và tổng thể về sản phẩm

Hình 2.20 Xác định các loại bản vẽ kĩ thuật

Hình 2.21 Giúp HS nhận biết ứng dụng của hai loại bản vẽ

Bản vẽ có khí và bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

- GV cho HS tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật bằng câu hỏi: trong các thẻsau đây, những thẻ nào thể hiện vai trò của bản vẽkĩ thuật.

Hình 2.22. Thẻ vai trò của bản vẽ kĩ thuật

GV tổng kết kiến thức trọng tâm của bài học, nhận

xét đánh giá chung quá trình làm việc của các nhóm và của buổi học, động viên HS chế tạo nhiều sảm phẩm ứng dụng trong cuộc sống nhiều hơn nữa.

HOẠT ĐỘNG VN DNG M RNG

Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về các BVKT, lập ý tưởng thiết kế bất kỳ sản phẩm nào mà các em yêu thích.

Nhắc nhở HS ôn tập, nộp sản phẩm và chuẩn bị bài mới.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)