Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM
2.3. Minh họa nôi dung cụ thể theo quy trình dạy học tương tác môn CN THPT
2.3.1. Minh họa tổ chức dạy học tương tác phần nội dung lí thuyết môn CN THPT
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh (SGK CN 11 – trang 37) I, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức: Trình bày đƣợc khái niệm hình chiếu phối cảnh. Nêu đƣợc các bước vẽ phác hình hiếu phối cảnh của một vật thểđơn giản.
2, Kĩ năng: Vẽ phác đƣợc hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hai điểm tụ của vật thểđơn giản dựa vào hai hình chiếu vuông góc.
3, Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu ứng dụng thực tế của các loại hình biểu diễn đã học.
4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, phân tích tổng hợp, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
* Sự phù hợp khi lựa chọn môi trường học tập tình huống có vấn đề tổ chức dạy học tương tác bài 7: Hình chiếu phối cảnh.
Với mục tiêu bài học nhƣ đã trình bày yêu cầu HS nắm vững kiến thức có bản về hình chiếu phối cảnh, vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản. Môi trường hoạt động trải nghiệm sẽ giúp HS nắm được hình chiếu phối cảnh là gì? ứng dụng trong thực tếnhư thế nào. GV tổ chức hướng dẫn HS cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, HS sẽ tự nghiên cứu và thực hành vẽ phác hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ và thấy đƣợc các ứng dụng thực tiễn của các loại hình chiếu phối cảnh.
II. Tiến trình thực hiện.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hoạt động 1: Khởi động
- Trong phép chiếu xuyên tâm, hai đường thẳng song song có thể đƣợc chiếu thành hai đường thẳng cắt nhau.
GV tạo tình huống bằng cách cho HS quan sát ba loại hình chiếu: hình chiếu vuông góc, hình chiếu phối cảnh và hình chiếu trục đo của một ngôi nhà.
Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và đƣa ra nhận xét, trả lời các câu hỏi định hướng.
Phép chiếu vuông góc – Hình chiều vuông góc
Phép chiếu song song – hình chiếu trục đo
Hình 2.11 Phép chiếu vuông góc
Phép chiếu xuyên tâm – hình chiếu phối cảnh
Phép chiếu song song – hình chiếu trục đo
Hình 2.13 Phép chiếu song song Hình 2.12 Phép chiếu xuyên tâm
Câu hỏi:
1, Nêu cách xác định hình chiếu của một điểm trong các loại phép chiếu.
2, Hình chiếu của hai đường thẳng song song trong các phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm sẽ nhƣ thế nào.
3, Hãy so sánh độ dài thực của một đoạn thẳng với độ dài hình chiếu của nó trong các phép chiếu.
HS quan sát, tương tác các hình biểu diễn trên phần mềm Cabri 3D, kết hợp đọc tài liệu, tìm hiểu thông tin các kênh khác nhau trả lời các câu hỏi.
GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi; chốt kiến thức cần nhấn mạnh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. Khái niệm
1. Hình chiếu phối cảnh là gì?
- HCPC là hình biểu diễn đƣợc xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
- Đặc điểm: tạo ấn tƣợng về khoảng cách xa gần của
GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm quan sát, tương tác với mô phỏng hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh.
Hình 2.14 Các loại hình chiếu của ngôi nhà
đối tƣợng đƣợc biểu diễn.
2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh: biểu diễn các vật thể có kích thước lớn nhƣ các công trình kiến trúc, xây dựng: nhà cửa, cầu đường...
3. Các loại hình chiếu phối cảnh
- HCPC 1 điểm tụ: nhận đƣợc khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
- HCPC 2 điểm tụ: nhận đƣợc khi mặt tranh không song song với một mặt nào
của vật thể. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi định hướng.
1, HCPC là gì? Phân biệt HCPC 1 điểm tụ và 2 điểm tụ?
2, Trình bày hệ thống xây dựng HCPC?
3, HCPC dùng để làm gì?
4.So sánh hình biểu diễn nhận được trong phương pháp HCPC với một bức ảnh chụp bằng máy ảnh thông thường?
5. Có xây dựng đƣợc ngôi nhà dựa vào HCPC không? Tại sao?
GV yêu cầu: HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm. GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập và thực hành II. Phương pháp vẽ phác
HCPC
Các bước vẽ phác hình chiều phối cảnh một điểm tụ:
- Bước 1: Vẽ một đường
GV chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có ít nhất một “chuyên gia” từ nhóm vòng một và một “chuyên gia có năng khiếu vẽ hoặc hình học không gian”. Các nhóm sẽđƣợc phát phiếu học tập bao gồm các HCVG và HCPC 1 điểm tụ của một vật thể đơn giản. Dựa vào các hình biểu diễn, tìm ra phương pháp vẽ phác HCPC 1 điểm tụ.
Hình 2.15 Phương pháp xây dựng HCPC
nằm ngang tt dùng làm đường chân trời.
- Bước 2: Chọn một điểm F‟ trên tt làm điểm tụ. - Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể
- Bước 4: Nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ F‟.
- Bước 5: Lấy một điểm trên một tia bất kì để xác định chiều rộng của vật.
- Bươc 6: Từ điểm đã xác định vẽ các đường thẳng song song với các cạnh của vật.
Nhóm 1:
Nhóm 2(hình 2.17) Nhóm 3(hình 2.18)
HS làm việc theo nhóm để xây dựng các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ từcác hình đã cho.
Hình 2.16 HCVG và HCPC ngôi nhà
Hình 2.17 HCVG và HCPC của vật thể
Hình 2.18 HCVG và HCPC vật thể
GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: tìm hiểu về các bản vẽ xây dựng hoặc tham khảo các nguồn thông tin khác nhau về bản vẽ nhà cửa, cầu đường để thiết kế HCPC của ngôi nhà trong tương lai của mình.
HS nhận nhiệm vụ và hoạt động theo nhóm ngoài giờ học trên lớp. Trình bày và báo cáo sản phẩm theo nhóm.