Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 143 - 147)

Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.2 Phương pháp chuyên gia

Kiểm nghiệm tính khả thi của quy trình cũng nhƣ các biện pháp tổ chức dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm đề tài đã đề xuất.

3.2.2 Đối tƣợng và nội dungtiến trình thực hiện

* Đối tƣợng tiến hành xin ý kiến chuyên gia:

20 GV có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên ở một số tỉnh khu vực phía Bắc (phụ lục 18)

* Nội dung xin ý kiến chuyên gia

Tác giả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc tổ chức dạy học tương tác môn CN bậc THPT trong môi trường học bằng làm. Nội dung xin ý kiến là mục 2.2.

Đề xuất biện pháp thiết kế môi trường học bằng làm trong dạy học tương tác môn CN bậc THPT; mục 2.2. Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học tương tác môn CN bậc THPT trong môi trường học bằng làm và mục 2.3. Minh họa dạy học tương tác môn CN THPT trong môi trường học bằng làm.

Nội dung xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi ở phụ lục 16 gồm các câu hỏi sau:

- Câu 1 và câu 2: Sự phù hợp với đối tượng HS khi tổ chức dạy học tương tác môn Công nghệ bậc THPT (cả phần lí thuyết và thực hành) trong môi trường học bằng làm (trải nghiệm, nghiên cứu trường hợp, tình huống dạy học) nhằm phát triển năng lực cho HS.

- Câu 3: Đánh giá tính khả thi của đề xuất biện pháp tổ chức dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm (đảm bảo mục tiêu, thời gian, tính tương tác, tích cực, năng lực của HS).

- Câu 4: Đánh giá việc tổ chức dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm có khiến hoạt động học tập của HS vất vảhơn không

- Câu 5: Đánh giá mức độ GV có thể thực hiện thành công các ví dụ minh họa.

* Tiến trình thực hiện:

- Biên soạn nội dung xin ý kiến chuyên gia bao gồm 5 câu hỏi nhƣ trình bày phía trên.

- Lập danh sách các chuyên gia (phụ lục). Các chuyên gia ở đây là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn CN THPT từ 5 năm kinh nghiệm trở lên tại các tỉnh khu vực phía Bắc.

- Gửi phiếu xin ý kiến chuyên gia, gặp gỡtrao đổi.

- Thu phiếu, xử lý kết quả (tổng hợp phiếu hỏi, thu thập và xử lý thông tin).

- Chỉnh sửa hoàn thiện quy trình và các biện pháp tổ chức dạy học tương tác môn học trong môi trường học bằng làm theo các góp ý cụ thể của các chuyên gia.

3.2.3 Kết quả kiểm nghiệm a) Đánh giá định tính:

Tổng hợp các ý kiến thông qua xemina bộ môn; qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia; tổng hợp các phiếu xin ý kiến chuyên gia, có thể rút ra một số nhận định sau:

- Quy trình và các biện pháp dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm vềcơ bản đảm bảo tính khoa học, khả thi. Tuy nhiên khi vận dụng quy trình trong dạy học đòi hỏi GV phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu nghiên cứu, việc thực hiện phải nghiêm túc, tích cực và vận dụng quy trình một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể.

- Các ví dụđã biên soạn phù hợp với nội dung chương trình của môn học.

b) Đánh giá định lượng:

Kết quả thu đƣợc từ phiếu chuyên gia dành cho GV ở phụ lục 17 cho thấy:

- Thứ nhất, DH tương tác môn CN ở THPT trong môi trường học bằng làm góp phần phát triển năng lực HS bao gồm năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, nâng cao chất dạy và học môn học là có thể thực hiện đƣợc; Đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời gian dạyhọc, tính tích cực họctập môn CN của HS cụ thể:

+ Đề xuất quy trình DH tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm để tăng cường tương tác,phát triển năng lực học tậpcho HS có 85 % GV cho rằng phù hợp, số còn lại cho bình thường.

+ Khả năng đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời gian dạy học, tính tích cực họctập của HS và phát triển năng lực: 100% GV cho rằng những ý tưởng dạy học được đề xuất đảm bảo mục tiêu môn học, thời gian dạy học, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ độnghọc tập của HS, phát triển năng lực học tập cho HS.

+ 10 % GV cho rằng nội dung học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm là nặng và vất vả đối với HS.

- Thứ hai, đề xuất các biện pháp tổ chức DH tương tác môn CN ở trường THPT trong môi trường học bằng là có tính khả thi. Tính khả thi khi tổ chức dạy học theo ý tưởngđề xuất và khả năngthực hiện của GV (100% GV đồng ý); 60 % GV có thể tiến hành dạy tốt trong dạy học, còn lại ở mức độ bìnhthường.

Tóm lại, kết quả thu đƣợc từ phiếu xin ý kiến chuyên gia cho thấy tổ chức DH tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm với các biện pháp được đề xuất là có tính khả thi; Đáp ứng đƣợc các yếu tố khi dạy học môn CN; GV hoàn toàn có thể thực hiện dạy cho HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dạy học tương tác môn CN bậc THPT trong môi trường học bằng làm hướng đến việc dạy học lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm, chủđộng, tự lực giải quyết vấn đề học tập đƣợc thể hiện trong quy trình thiết kế, các biện pháp về thiết kế, triển khai, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá. Qua kết quảtrƣng cầu ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sƣ phạm cho thấy:

- Các biện pháp đề xuất tổ chức dạy học tương tác môn CN bậc THPT trong môi trường học bằng làm đã huy động HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề, qua đó phát triển năng lực hành động cho HS, tăng cường tương tác tích cực của HS, hoạt động kiểm tra đánh giá có hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với năng lực dạy học của GV, nhận thức của HS.

- Qua cảhai đợt TN thấy rằng ở tiết học đầu GV và HS chƣa quen với cách dạy, cách học này nên còn có lúng túng nhất định, nhƣng sau đó khi GV đã hiểu rõ tƣ tưởng cách dạy học, cách tổ chức các hoạt động học tập, HS quen với các hoạt động học tập và tỏ ra hứng thú, hăng hái, chủ động, tự lực giải quyết các vấn đề học tập.

Chất lƣợng học tập của HS qua đó cũng nâng cao hơn.

- Đợt TN1 với tác động sƣ phạm là vận dụng quy trình và biện pháp thiết kế dạy học tương tác môn học trong môi trường học bằng làm bước đầu cho kết quả khả quan. Đặc biệt qua đó đã xác định đƣợc các yếu tốcơ bản đó là tổ chức, điều khiển dạy học và kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy học. Vì vậy, sau đợt TN1 đã rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung để tạo ra các tác động đồng bộ cho đợt TN2, kết quảthu đƣợc sau đợt TN2 cho thấy HS đã đƣợc chủđộng học tập, chủ động kiểm tra đánh giá với tinh thần tích cực, tự lực giải quyết các vấn đề trong học tập, vì thếnăng lực hành động của HS phát triển tốt hơn, kết quả học tập đƣợc nâng cao hơn hẳn.

Kết quảtrên đã chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài. Khẳng định đề xuất đề tài là khả thi và có giá trị góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Công nghệ.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)