Kết quả đánh giá thực trạng dạy học tương tác môn Công nghệ trong môi trường học bằng làm ở THPT

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 64 - 74)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC

1.5 Thực trạng dạy học tương tác môn Công nghệ THPT trong môi trường học bằng làm

1.5.2 Kết quả đánh giá thực trạng dạy học tương tác môn Công nghệ trong môi trường học bằng làm ở THPT

* Kết quđiều tra kho sát v quá trình dy hc môn Công ngh Kết quả từ phiếu khảo sát phụ lục số 3 và phụ lục số 4 cho thấy:

- Về mục tiêu môn học: Chương trình môn học CN hiện hành có mục tiêu môn học được xây dựng theo định hướng chuẩn kiến thức, kĩ năng (100% GV được hỏi đã lựa chọn).

- Về nội dung môn học:

Từ kết quả khảo sát cho thấy:

Hình 1.7 Kết quả khảo sát học sinh về nội dung môn học Hình 1.6 Kết quả khảo sát giáo viên về nội dung môn học

Trên 40% HS và 100% GV cho rằng nội dung môn học có tính kế thức kiến thức từ lớp dưới; từng nội dung được thể hiện rõ ràng ở mỗi bài học; có tính ứng dụng thực tiễn cao, nội dung môn học phong phú tương ứng các phần cơ khí động lực –điện – điện tử.

+ 100% GV cho rằng nội dung môn học có sự kế thừa kiến thức từ các môn học khác nhƣng chỉ có hơn 50% HS đồng ý với ý kiến này. Không có GV nào cho rằng nội dung môn học mang tính hàn lâm. Có hơn 10% HS cho rằng nội dung môn học khó hiều mang nhiều thuật ngữkĩ thuật. Có sự khác nhau này là do góc nhìn của hai đối tƣợng khảo sát là khác nhau.

+ Có 60% GV cho rằng nội dung môn học hiện hành dễ dàng thiết kế các hoạt động học tập tương tác mang tính chất trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực.

Điều này cũng khá đồng nhất với phiếu thăm dò HS khi các em có sở thích đƣợc trải nghiệm giải quyết các vấn đề học tập thông qua các câu hỏi tình huống chiếm tỉ lệ 64,3% là thích.

- Về phương pháp dạy học:

Trong các phương pháp dạy học được đưa ra thì tất cả các phương pháp đều được GV sử dụng. Điều đó cho thấy GV dạy học môn CN đều đƣợc tiếp cận và đã sử dụng những phương pháp dạy học tích cực. Trong sốđó có ba phương pháp dạy học được GV sử dụng thường xuyên trong DH là: phương pháp DH đàm thoại; phương pháp DH nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp DH trực quan. Tuy nhiên để phát triển tốt hơn năng lực học tập cho người học, GV cần áp dụng một số phương pháp DH khác như: DH dựán, DH tương tác trong môi trường học bằng làm, DH nghiên cứu trường hợp.

Khi điều tra sở thích của HS về dạy và học môn CN hiện nay (phụ luc 6) cho thấy có sự tương đồng về nhu cầu mong muốn thay đổi phương pháp DH, cụ thể HS không thích việc GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình và trực quan trong quá trình dạy học chiếm 34,5%, mức độ bình thường chiếm 50,46%, rất thích chiếm 2,7%, thích là 5,8%. Trong khi đó các nhóm phương pháp dạy học hiện đại giúp tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì chưa được sử dụng thường xuyên.

Cũng chính vì lý do này dẫn đến mức độ yêu thích việc dạy học môn học của HS có tỷ lệ khá thấp mức độ rất thích chỉ chếm 10,15%, trong khi đó các em thấy việc dạy học môn CN hiện dạy là bình thường (trung lập) chiếm tỉ lệ hơn 60%. Đồng thời cũng khiến tâm lý yêu thích việc học kiến thức môn CN ở mức thấp chiếm 20,3%

tổng số HS đƣợc khảo sát, còn lại các em thấy việc học kiến thức môn CN ở mức bình thường chiếm hơn 60%. Sở dĩ như vậy cũng một phần do GV chưa giúp HS thấy đƣợc khả năng ứng dụng kiến thức môn học trong thực tiễn cuộc sống là vô cùng phong phú và rất quan trọng. Số phiếu HS rất thích được tương tác với phương tiện, đồ dùng dạy học lên đến 36,61%, số phiếu thích là 46,15%. HS mong muốn được học thông qua thực hành tương tác ảo trên máy tính chiếm 51,38% rất thích,

24,61% thích. Điều đó cho thấy HS có nhu cầu thay đổi phương pháp dạy học để HS được chủđộng tham gia học tập đồng thời HS được tăng cường mức tương tác với các phương tiện dạy học thông qua các phần mềm thực hành ảo. HS cũng mong muốn đƣợc trải nghiệm giải quyết vấn đề học tập thông qua câu hỏi tình huống ở mức thích chiếm 64,3%, rất thích chiếm 10,76%. Với hình thức HS đƣợc học thông qua làm trực tiếp chiếm tỉ lệ rất thích là 9,85%, thích là 15,38%, bình thường là 20,61%, không thích là 50,46% còn lại là rất không thích. Điều này cũng dễ hiểu bởi các em đã quen với việc GV đa phần sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, HS gần nhƣ vẫn còn thụđộng trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức, vì vậy nếu thay đổi sang HS đƣợc học thông qua làm trực tiếp thì các em còn e dè, chưa có hứng thú. Nhưng nếu GV chủ động và hướng dẫn các em trong quá trình hoạt động học tập thì chắc chắn các em sẽ có những thay đổi tích cực đối với các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là học bằng làm. HS không thích các nội dung bài học chỉ toàn lý thuyết chiếm 52,3%, mà HS thích nội dung của bài học có phần thực hành, thí nghiệm chiếm tỉ lệ 60,3%. Điều này cho thấy trong quá trình dạy học môn học GV cần tích hợp lý thuyết với thực hành, hoạt động học tập trải nghiệm để tăng cường hứng thú học tập cho HS, tăng cường tương tác nhằm phát triển năng lực người học.

- Vềphương pháp kiểm tra đánh giá:

Đa phần hiện nay GV chủ yếu thực hiện hình thức kiểm tra đánh giá nhấn mạnh vào đánh giá kết quả học tập của HS mà chưa có sự đánh giá năng lực của người học. Nhận định này xuất phát từ: 100% GV sử dụng hình thức kiểm tra viết ở mức độ thường xuyên; 66,7% GV thường xuyên sử dụng hình thức kiểm tra thực hành.

Còn lại các hình thức kiểm tra đánh giá đồng đẳng, đánh giá quá trình, tự đánh giá thì GV chủ yếu sử dụng ở mức độ ít khi. Điều này cũng tương quan với phiếu điều

Hình 1.8 Kết quả kháo sát GV về phương pháp kiểm tra đánh giá

tra của HS về sở thích của các em đối với việc kiểm tra đánh giá môn CN hiện nay ở mức bình thường chiếm hơn 63,38%, mức độ rất thích là 5,23%, mức độ thích là 12,61%, còn lại là không thích 18,78%, rất không thích là 0%. Điều này cho thấy HS đã quen với việc kiểm tra đánh giá sử dụng hình thức kiểm tra viết và kiểm tra thực hành của GV. GV ít khi sử dụng những hình thức kiểm tra đánh giá mới thì khó có thể đánh giá và phát triển năng lực học tập của HS.

- Về sử dụng phương tiện trong dạy học:

Trong quá trình DH, GV đã sử dụng kết hợp phong phú các phương tiện DH.

Tuy nhiên phấn bảng, tranh ảnh, hình vẽđược GV sử dụng thường xuyên trong dạy học hơn mô hình, mô phỏng hay phần mềm thực hành ảo. Ngoài ra khi khảo sát HS về dạy và học môn CN hiện nay cho thấy HS thích đƣợc học thực hành thông qua tương tác ảo trên máy tính, HS thích được trải nghiệm giải quyết vấn đề học tập thông qua các câu hỏi tình huống.

Có thể giải thích thực trạng này ở các góc độkhác nhau nhƣ:

1, GV chưa tổ chức được nhiều HĐ để HS tích cực tham gia học tập, tương tác với môi trường học tập, khai thác kiến thức ngoài SGK.

2, HS chƣa thực sự hứng thú với môn học, chƣa đầu tƣ thời gian nghiên cứu tìm hiểu nội dung môn học từ các nguồn thông tin khác, vẫn còn tình trạng coi môn học là môn phụ.

Hình 1.9 Kết quả kháo sát GV về sử dụng phương tiện dạy

3, Thực tế môn CN ở các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức, các trường THPT chưa thực sựquan tâm và đầu tư cho cuộc thi khoa học kĩ thuật sáng tạo, chƣa có các tạp chí khoa học kĩ thuật dành cho khối HS THPT.

4, Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn GV và HS có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin trên Internet, phương tiện dạy học hiện đại thường xuyên hơn khu vực nông thôn.

* Kết qu điều tra HS v phương pháp học hin ti và nhng mong mun trong quá trình hc tp môn hc.

- Quan sát biểu đồ thể hiện kết quả phiếu điều tra HS (hình 1.9) cho thấy phương pháp học tập của các em hiện tại còn thụ động, hầu hết để chuẩn bị trước một bài học môn CN các em thường chỉ đọc trước nội dung bài học chiếm tỉ lệ 47,69%, đọc và trả lời các câu hỏi 57,23%, tìm hiểu vấn đề thực tế có liên quan đến bài học là 27,3%, so sánh các vấn đề liên quan đến nội dung bài học và ghi lại thắc mắc là 8,3%, tìm hiểu và làm thử những nội dung thực hành là 2,15%, gặp gỡ trao đổi với các thành viên trong lớp về những thắc mắc của bản thân là 2,46%, đọc lại những kiến thức liên quan đến nội dụng bài học là 10,5% trong khi không làm gì chiếm 23,4%. Điều đó cho thấy các em chỉ có thói quen đọc trước nội dung bài học theo sự nhắc nhở của GV, chƣa có ý thức chủ động tìm hiểu nội dung môn học từ thực tế, do đó HS cũng chƣa chủ động trong việc tham gia hoạt động học tập đểlĩnh hội tri thức. Giải thích cho thực trạng này cũng có thể là do GV chƣa vận dụng những phương pháp dạy học giúp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, mặt khác kiến thức môn CN gần nhƣ không có sách tham khảo do đó cũng phần nào tạo nên thực trạng học tập môn học nhƣ hiện nay.

- Khi được hỏi về sở thích đối với các phương pháp và hình thức dạy học môn CN (hình 1.10), đa phần học sinh thích học thông qua nghe, quan sát thầy/cô giảng

Hình 1.10 Kết quả khảo sát HS về công việc thực hiện trước cho bài học mới

và ghi chép chiếm 47,69%, học thông qua làm bài tập, câu hỏi tình huống 12,3%, học thông qua thực hành trong môi trường ảo 34,46%, học thông qua sựhướng dẫn của GV 22,7%, học thông qua thực hành theo nhóm 18,76%, học thông qua tự làm 20,3%. Qua số liệu điều tra này cho thấy HS vẫn thích thụ động trong việc học tập môn học thông qua hình thức quan sát, lắng nghe và ghi chép những gì GV truyền đạt, đây cũng là phương pháp học truyền thống của HS làm giảm khả năng tương tác cũng nhƣ khó phát triển năng lực học tập. Sở dĩ có thực trạng này cũng một phần do GV còn dạy học bằng các phương pháp truyền thống là chủ yếu, chưa vận dụng đa dạng và phong phú các phương pháp dạy học hiện đại nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đặc biệt chưa xây dựng được một môi trường học tập mở giúp HS chủ đông học tập thay vì thụ động tiếp thu kiến thức. Một điều cũng đáng được quan tâm đó là số HS thích học thông qua thực hành trong môi trường ảo chiếm tỉ lệ 51,38%, điều này cho thấy HS mong muốn đƣợc HS trong một môi trường năng động, một môi trường có tính tương tác cao và mong muốn được tiếp cận tương tác với những công nghệ dạy học trong thời đại 4.0. Học thông qua tự làm cũng chiếm tỉ lệ 15,38%, con số này cho thấy mong muốn của HS là đƣợc chủ động học tập để tiếp thu kiến thức môn học. Do đó nếu dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm thì hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu học tập của HS trong dạy học môn CN.

* Kết quảđiều tra khảo sát GV về các vấn đề dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm.

Hình 1.11 Kết quả khảo sát yêu thích hình thức dạy học môn học của HS

- Nhận thức của GV đối với dạy học tương tác môn học trong môi trường học bằng làm. Qua điều tra cho thấy 100% GV tham gia khảo sát đều đồng ý rằng DH tương tác môn học trong môi trường học bằng làm sẽ giúp HS phát triển năng lực học tập, đáp ứng xu hướng DH phát triển năng lực hiện nay của Bộ Giáo dục; Nâng cao chất lượng DH môn học và HS cũng yêu thích môn học hơn. Điều đó chứng tỏcác GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại đặc biệt là phương pháp dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm.

- 100% GV tham gia khảo sát đều đồng ý cho rằng DH tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm cần lưu ý đến ba yếu tố: Kiến thức, kĩ năng, thái độ (kinh nghiệm) đã có của HS; thuộc tính tâm lý của HS; những năng lực cần đạt của HS.

Nhƣ vậy đa phần GV tham gia kháo sát đều nhận thức đƣợc cơ sở, tầm quan trọng của dạy học tương tác môn học trong môi trường học bằng làm.

- Khi vận dụng dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm, hầu hết GV đều gặp khó khăn trong việc xây dựng môi trường học bằng làm cho từng nội dung chiếm

56,67%, bên cạnh đó GV cũng thấy khó khi nhận định khảnăng thực hiện việc dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm chiếm tới 76,67%, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức trong môi trường học bằng làm GV thấy khó chiếm 63,33%, thiết kế giáo án

DH tương tác trong môi trường học bằng làm GV thấy khó chiếm 66,67%, tổ chức DH tương tác trong môi trường học bằng làm có tới 70% GV thấy khó thực hiện.

Trong khi đó nghiên cứu nội dung bài học đối với GV là không khó chiếm 82,8%, lựa chọn nội dung chủ đề dạy học là bình thường đối với GV chiếm 78,9%. Điều này cho thấy GV chưa hiểu rõ về môi trường học tập cũng như chưa vận dụng dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm. Chính vì điều này đã khiến cho GV thấy khó trong đánh giá kết quả thực hiện hoạt động học tập tương tác trong môi trường học bằng làm chiếm tỉ lệ 60%.

Hình 1.12 Kết quả khảo sát GV về độ khó khi thực hiện dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

- Hầu hết các GV đều nhận thấy rằng nếu triển khai dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm sẽ có những thuận lợi như: HS chủ động thực hiện hoạt động học tập tiếp thu kiến thức; tăng cường hứng thú học tập của HS; tăng cường tương tác của HS với môi trường học tập, với GV và với bạn học; phát triển năng lực học tập; HS hoạt động nhiều hơn, GV hoạt động ít hơn.

- Khi được hỏi về lựa chọn việc tiếp tục dạy học môn học trong tương lai thì có tới 66,67% GV lựa chọn không tiếp tục dạy môn CN với những lý do nhƣ: môn học là môn phụ; môn học không đƣợc quan tâm đúng mức từ các cấp quản lý; nội dung kiến thức môn học quá khô khan; thu nhập từ dạy học môn học còn thấp. Tuy nhiên 33,33% GV đƣợc khảo sát còn lại đã lựa chọn là có tiếp tục dạy học với những lý do nhƣ: yêu nghề, yêu thích môn học; có thời gian nhiều hơn cho gia đình. Đây có lẽ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS chƣa yêu thích môn học;

chƣa có hứng thú với môn học; kết quả dạy và học chƣa cao.

Từ những kết quả khảo sát trên đây, có thể rút ra các kết luận sau:

1, Mục tiêu chương trình môn CN hiện hành là chuẩn kiến thức, kĩ năng nên các thành tố khác như nội dung, phương pháp, phương tiện DH, kiểm tra đánh giá theo chương trình hiện hành chưa tăng cường tính chủđộng học tập, tương tác, phát triển năng lực của HS. Chính vì vậy định hướng đổi mới thay sách giáo khoa phổ thông theo hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục hiện nay là phù hợp và cần thiết.

2, Đối với GV: Bản thân GV đã nhận thức được cần phải đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, lấy HS làm trung tâm, vai trò của môi trường học tập; tăng cường tương tác của HS với GV, với môi trường học tập; DH tương tác trong môi trường học bằng làm chưa được GV triển khai thường xuyên; GV còn gặp nhiều khó khăn hạn chế từ nội dung, chương trình, phương tiện DH, năng lực bản thân; việc xây dựng môi trường học tập sao cho tăng cường tương tác của HS; việc sử dụng phương pháp DH, kiểm tra đánh giá hiện nay chưa tăng cường tính tương tác, năng lực của HS. Đứng trước những khó khăn này ngoài việc nâng cao chuyên môn về dạy học phát triển năng lực nói chung và dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm nói riêng GV cần:

- Cấu trúc, thiết kế lại một số nội dung môn học đề đáp ứng đƣợc mục tiêu cụ thể của bài học vừa thuận lợi cho việc thiết kế môi trường học bằng làm để tổ chức dạy học tương tác môn học.

- Khi thiết kế môi trường học tập học bằng làm GV cần chú trọng khai thác đặc điểm có tính nổi bật của môn học nhƣ: Tính thực tiễn; Đa dạng về mặt nội dung;

Nối tiếp, kế thừa kiến thức từ các cấp học, môn học khác. Đồng thời tận dụng trực quan hóa, tương tác ảo để làm giảm sự trừu tượng mang tính kĩ thuật của môn học.

- Vận dụng triệt để các phương tiện dạy học đặc biệt là những phương tiện hỗ trợ HS tăng cường phát huy tương tác trong học tập. Sử dụng triệt đểcác phương pháp dạy học giúp học sinh phát triển năng lực học tập.

- Khi thiết kế các HĐ DH, GV cần lưu ý rằng không phải nội dung bài học nào cũng xây dựng được môi trường học bằng làm. Có nội dung GV sẽ xây dựng một nhiệm vụ điển hình của môi trường học bằng làm như giai đoạn phát hiện, xác định nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch, đánh giá HĐ...Nhƣng có những nội dung sẽ xây dựng đƣợc nhiệm vụ học tập yêu cầu HS phải hoạt động bằng cả thể chất và trí tuệ để giải quyết vấn đề, tiếp thu tri thức thông qua tương tác với bạn học và với MTHT.

- Trong quá trình tổ chức các HĐ học tập GV cần cố gắng sử dụng các phương tiện DH hiệu quả, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong DH như: phối hợp nhiều loại phương tiện dạy học; tổ chức trình chiếu hiệu quả; vận dụng các phần mềm chuyên dùng để hỗ trợ quá trình xây dựng môi trường học bằng làm giúp HS tăng cường tương tác trong quá trình học tập, phát triển năng lực học tập; khai thác tiện ích ứng dụng của internet trong khai thác thông tin, giao tiếp, hướng dẫn, đánh giá HS.

3. Đối với HS: HS còn yếu trong việc phát hiện vấn đề, tình huống, nhiệm vụ học tập, xử lý thông tin, phân tích ƣu nhƣợc điểm, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của giải pháp đề ra, chưa có khả năng tương tác hiệu quả với GV và MTHT; Các vấn đề/tình huống/nhiệm vụ học tập HS giải quyết chỉ mới dừng ở việc đáp ứng yêu cầu của GV góp phần thu nhận thêm kiến thức mới đối với bản thân, chƣa có khả năng tạo lợi thế trong học tập cho HS; việc học tập môn CN còn phụ thuộc nhiều vào SGK.

Động lực lớn nhất đối với HS là nhận ra đƣợc sự cần thiết phải học tập, sự yêu thích, hứng thú với môn học. Chính vì vậy bằng các giải pháp đƣợc đề cập nhằm khắc phục những khó khăn từ phía thiết kế, xây dựng môi trường học bằng làm thể hiện qua các hoạt động học tập, tổ chức dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm sẽ khắc phục khó khăn thực trạng từ phía HS.

Từ những phân tích về thực trạng được đề cập thể hiện hướng nghiên cứu của đề tài có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)