Những đặc điểm của mục tiêu, nội dung môn Công nghệ THPT phù hợp với dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 56 - 59)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC

1.4 Khả năng vận dụng dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm vào quá trình dạy học môn Công nghệ THPT

1.4.2 Những đặc điểm của mục tiêu, nội dung môn Công nghệ THPT phù hợp với dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đang hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho người học. Môn Công nghệ thuộc hệ thống các môn học tại trường phổ thông nên môn Công nghệ cũng góp phần định hướng phát triển năng lực học tập cho người học.

“Công nghệ là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ” [69, tr3]. Theo GS.TS Nguyễn

Xuân Lạc, “công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào đối tƣợng, tạo ra một thành quả xác định cho con người” [21, tr40]. Định nghĩa này dẫn đến một quan điểm mới khi xem xét một đối tƣợng học tập trong nội dung môn học với hai giác độ: khả thi (làm đƣợc) và hiệu quả (làm tốt).

Mục tiêu chung của chương trình môn CN THPT giúp hình thành và phát triển ở HS năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệđể học tập, làm việc một cách khả thi và hiệu quảtrong môi trường sinh hoạt gia đình, sản xuất xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho HS trong môi trường học tập và làm việc, giúp các em có sự lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.

Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, có đối tƣợng và nội dung nghiên cứu xuất phát từ cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người, những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người, mang tính thực tiễn cao. Chính vì vậy, phát triển năng lực cho người học thông qua dạy học tương tác môn Công nghệ trong môi trường học bằng làm sẽ là tiền đề, cơ sở giúp học sinh có những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, nghiên cứu vận dụng kiến thức đã học để cải tiến, chế tạo, sử dụng hiệu quả, sáng tạo những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Nội dung môn Công nghệ - phần Công nghiệp ở trường THPT được giảng dạy trong chương trình môn CN lớp 11, CN lớp 12 gồm có 5 phần: Phần Vẽ kĩ thuật, phần Cơ khí, phần Động cơ đốt trong, phần Kĩ thuật điện tử và phần Kĩ thuật điện.

Đối tƣợng nghiên cứu và nội dung dạy học môn CN đƣợc bắt nguồn từ chính thực tiễn sản xuất, phục vụcho đời sống con người cụ thể là:

+ Phần Vẽ kĩ thuật cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật. HS có thể vẽđƣợc hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh trên giấy hoặc trên các phần mềm chuyên dụng vẽkĩ thuật nhƣ Cad, inventer, sketchup. Đọc đƣợc bản vẽ chi tiết cơ khí đơn giản.

+ Phần gia công cơ khí giúp HS làm quen với những kiến thức về vật liệu cơ khí, các phương pháp gia công trong chế tạo cơ khí, tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

Đó là những kiến thức cơ bản để HS xác định đƣợc những sản phẩm cơ khí xung quanh môi trường sống được làm bằng những loại vật liệu gì, tính chất ra sao, được chế tạo bằng các phương pháp gia công nào, sản phẩm cơ khí đang sử dụng nên được chế tạo bằng phương pháp nào là hợp lý nhất. Kết hợp những kiến thức ở phần vẽ kĩ thuật, HS hoàn toàn có thể thiết kế sản phẩm cơ khí và tiến hành chế tạo, cải tiến các sản phẩm đơn giản phục vụ cho cuộc sống.

+ Phần động cơ đốt trong cung cấp cho HS những kiến thức sơ lƣợc ban đầu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các cơ cấu – hệ thống chính của động cơ đốt trong. Đặc

biệt là kiến thức ứng dụng của động cơ đốt trong trên các phương tiện giao thông nhƣ: Ô tô, xe máy, tàu thủy, máy nông nghiệp, máy phát điện. Thông qua những kiến thức này HS sẽ biết cách sử dụng những phương tiện, thiết bị có sử dụng động cơđốt trong làm nguồn động lực hiệu quả hơn, HS hoàn toàn có thểđề xuất những ý tưởng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, ý tưởng cải tiến phát triển những phương tiện, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực.

+ Phần kĩ thuật điện tử giúp HS biết kiến thức khái quát, ứng dụng của các linh kiện điện tử, các mạch điện tử cơ bản trong thực tiễn nhƣ mạch nguồn, mạch điều khiển, mạch khuếch đại, mạch tạo xung...Biết đƣợc nguyên lí cơ bản của các thiết bị điện tử dân dụng (máy tăng ấm, máy thu thanh, máy thu hình). Từ những kiến thức này HS có thể tạo ra những sản phẩm điện tử đơn giản sử dụng trong gia đình nhƣ hệ thống đèn Led trang trí, hệ thống bảo vệ quá áp.. HS có thể thỏa sức sáng tạo các mạch điện tử trên các phần mềm điện tửđểđưa ra các ý tưởng cải tiến và phát triển chúng.

+ Phần kĩ thuật điện, nối tiếp những kiến thức về mạch điện một pha, cùng các thiết bị sử dụng mạng điện xoay chiều một pha đƣợc sử dụng trong gia đình ở chương trình CN 8, CN 9, phần kĩ thuật điện trong chương trình CN 12 cung cấp cho HS những kiến thức về mạch điện xoay chiều ba pha, thiết bị điện sử dụng mạch điện xoay chiều ba pha trong sản xuất. Ngoài ra ở phần này HS đƣợc kế thừa rất nhiều những kiến thức mang tính lý thuyết ở chương trình vật lý. Chính vì vậy, với hệ thống kiến thức về điện khá hoàn thiện, GV có thể xây dựng những hoạt động học tập giúp HS có thể đưa ra các ý tưởng, giải pháp giải quyết các vấn đề mang tính khả thi và hiệu quảliên quan đến mạng điện gia đình, mạng điện sản xuất quy mô nhỏ, sử dụng hợp lý các thiết bị điện, hệ thống điện trong gia đình.

Dựa vào những kiến thức cơ bản đƣợc trang bị sẵn có, cùng với nhu cầu thiết yếu nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày sẽ kích thích HS phát hiện vấn đề, phân tích, đánh giá và truy tìm giải pháp giải quyết vấn đề dựa trên sựhướng dẫn trợ giúp của GV và hoạt động tương tác với môi trường học tập. Giáo dục STEM cũng là một trong những phương pháp học bằng làm giúp HS phát triển năng lực học tập, đặc biệt là năng lực sáng tạo.

- Mặt khác, chương trình môn học gồm các tiết học thực hành đan xen các tiết lý thuyết, do đó GV dễ dàng tổ chức các nhiệm vụ học tập để HS tham gia hoạt động trải nghiệm (trí tuệ, thể chất) nhằm giúp HS vận dụng kiến thức đã học, phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn khi tương tác với môi trường học tập và tương tác với GV. Dựa vào nội dung các bài thực hành, có thể chia bài thực hành theo các hình thức của học bằng làm đó là: Bài thực hành rèn luyện kĩ năng cơ bản và bài thực hành nhiệm vụ tổng hợp [70], [71], [72].

+ Với bài thực hành rèn luyện kĩ năng cơ bản là dạng bài làm mẫu – quan sát – huấn luyện. Đề tổ chức hoạt động học tập khi thực hành dạng bài này, HS sẽ đƣợc

hoạt động học tập trong môi trường học bằng làm với hình thức học bằng làm theo, học bằng làm đi làm lại. GV sẽ tiến hành làm mẫu, HS bắt chiếc làm theo mẫu nhằm rèn luyện những kĩ năng cơ bản, thực hiện thành thục các hành động kĩ thuật theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật. Dạng bài thực hành này có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng cơ bản cho những hành động, công việc có cấu trúc rõ ràng, có thể tách thành những bước thao tác cụ thể để làm mẫu quan sát. Nếu bài thực hành rèn luyện kĩ năng cơ bản đƣợc thực hiện bằng thao tác làm mẫu – bắt chiếc – làm theo bằng tương tác ảo (cấp độ thấp) thì sẽ giúp kiểm soát được sai sót, giảm chi phí so với thực hành trên mô hình vật thật, đây cũng là một hình thức của dạy bằng làm khi chính người dạy phải hiểu, thuần thục thao tác nắm rõ phần mềm chuyên dụng khi hướng dẫn HS thực hành các tương tác ảo.

+ Với bài thực hành nhiệm vụ tổng hợp trong dạy học môn CN THPT là những nhiệm vụ thực hành với người học là trung tâm được thực hiện một cách tích cực, tự lực, chủ động dựa trên hướng dẫn của GV, sự trợ giúp của yếu tố môi trường như tài liệu, nguồn thông tin và phương tiện thực hành nhằm phát triển năng lực hành động độc lập, năng lực phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác/cộng tác và cạnh tranh học tập. GV đóng vai trò chủ yếu là tƣ vấn, trợ giúp và đánh giá. Bài thực hành loại này thường có nội dung phức hợp/tổng hợp và được thực hiện theo nhóm. Có nhiều dạng bài thực hành đối với các mức độ khác nhau.

Đây là dạng bài điển hình có thể áp dụng dạy học tương tác cho HS khi GV xây dựng thành những nhiệm vụ học tập dưới các hình thức của môi trường học bằng làm thử và học bằng làm ra tạo thuận lợi cho HS thỏa sức sáng tạo.

Từ những phân tích trên cho thấy, dạy học tương tác môn CN ở THPT là hoàn toàn phù hợp từ nội dung, chương trình, mục tiêu môn học, giúp người học phát triển năng lực cốt lõi và năng lực chung, tạo lợi thế cho người học khi có xu hướng chọn các ngành nghềkĩ thuật.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)