Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM
2.2. Biện pháp dạy học tương tác môn CN THPT trong môi trường học bằng làm . 68
2.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mục đích của biện pháp nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của từng HS trong nhóm học, lớp học, đảm bảo tính công bằng khách quan và tính cá nhân hóa trong dạy học tương tác. Đồng thời qua kiểm tra đánh giá, GV sẽ xây dựng được mối quan hệtương tác, hợp tác tích cực giữa các thành viên trong một nhóm, tập thể lớp, thúc đẩy HS hoàn thiện, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. Đánh giá kết quả học tập trong dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm không chỉ phản ánh năng lực của HS mà còn giúp người học trong việc tổng hợp hóa, khái quát hóa, chính xác hóa kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội, củng cố niềm tin, gia tăng động cơ học tập. Đồng thời là căn cứđểGV điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.
* Nội dung và phương pháp tiến hành.
Theo [72, tr325], năng lực là thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. Theo [21], năng lực đƣợc hiểu là tổng thể những đáp ứng khả dụng của chủ thể trong sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ năng phù hợp, hoàn thành nhiệm vụ theo (tiêu) chuẩn xác định.
Khi đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học tương tác, ngoài kết quả đánh giá sản phẩm của hoạt động học tập, GV cần quan tâm đến đánh giá năng lực thực hiện trong quá trình hoạt động giải quyết nhiệm vụ học tập. Thông quá đánh giá sản phẩm, đánh giá các năng lực cần đạt đƣợc của HS. Tiêu chí đánh giá năng lực của HS thông qua các hoạt động tương tác với môi trường học tập (tài liệu, mục tiêu nhiệm vụ học tập, phương tiện), tương tác xã hội...thể hiện ở sự cố gắng tích cực, bền bỉ, năng động, linh hoạt trong tìm kiếm thông tin, trao đổi thảo luận, hợp tác với bạn học trong nhóm, lập kế hoạch hoạt động, trình bày kết quả, đánh giá và tựđánh giá, thao tác/động tác thực hành chính xác khoa học, theo đúng quy trình, chấp hành nội quy an toàn lao động trong các giờ thực hành. GV có thể vận dụng hình thức đánh giá tùy thuộc từng bài học, từng nội dung học tập, đánh giá quá trình, tự đánh giá, tiến hành dưới dạng đánh giá sản phẩm, kiểm tra vấn đáp, thao tác vận động, báo cáo thu hoạch, trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đề tài trình bày lưu đồ các bước đánh giá năng lực khi dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm nhƣ hình 2.10. Sự khác biệt khi đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức thái độlà tiêu chí đánh giá.
Mục tiêu của quá trình dạy học tương tác môn CN trong môi trường học bằng làm là phát triển năng lực cho người học. Tương ứng nội dung học tập khác nhau, năng lực cần phát triển cho HS mà lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá khác nhau. Đánh giá năng lực thường sử dụng những phương pháp và hình thức đánh giá sau: đánh giá quá trình; đánh giá đồng đẳng; tựđánh giá của HS; đánh giá qua sản phẩm học tập; đánh giá dựa theo tiêu chí; đánh giá xác thực; kết hợp với phương pháp quan sát, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành.
Các thông tin về kiểm tra đánh giá cần đƣợc cung cấp kịp thời và chia sẻ giữa các bên liên quan GV, HS, phụ huynh, các nhà quản lí.
Công cụ đánh giá được sử dụng để thu thâp thông tin vềnăng lực của người học thường là: Trả lời câu hỏi kiểm tra, kết quả làm bài luyện tập, sản phẩm của quá trình thực hành hoặc hoạt động học tập, biên bản thảo luận nhóm, bài thuyết trình của HS, phiếu quan sát HD của HS, hồsơ HS...Bên cạnh đó GV cũng cần chuẩn bị các công cụ thường dùng để chấm điểm năng lực như thang đánh giá, tiêu chí và bảng kiểm tra, rubic (bảng hướng dẫn chấm điểm)[73, tr 58-59].
Trong quá trình DH, đánh giá năng lực HS cần phải tiến hành theo quá trình, kiểm tra đánh giá đan xen trong các giai đoạn của hoạt động học tập của HS. Mỗi HĐ học tập giúp HS phát triển nhiều năng lực trong đó sẽ có một hoặc hai năng lực nổi bật – tức là khi thiết kế HĐ học tập tương tác trong môi trường học bằng làm không chỉ phát triển năng lực hợp tác, tương tác của HS mà còn phát triển các năng lực khác. Vì vậy, GV hoàn toàn có thể thiết kế bảng kiểm tra, thang đánh giá để đánh giá những năng lực cần đạt của mục tiêu bài học. Trong những năng lực cơ
Xác định mục tiêu đánh giá
Lựa chọn nội dung, năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá
Xây dựng công cụ đánh giá
Tiến hành đánh giá đƣa ra các nhận định
Hình 2.10 Các bước đánh giá năng lực người học
bản của HS, dạy học tương tác môn CN THPT trong môi trường học bằng làm chú trọng phát triển và đánh giá năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo. Trên cơ sởđịnh hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu phân chia và mô tả cấu trúc và các tiêu chí để đánh giá các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác trong quá trình dạy học [51], [74], [75], [76].
Đánh giá các năng lực trên thông qua quan sát HS trong quá trình TN, do vậy trên cơ sở cấu trúc năng lực nghiên cứu lựa chọn tiêu chí cơ bản, đặc thù của từng năng lực và dễ nhận biết thông qua các biểu hiện của người học để xây dựng bảng kiểm quan sát.
1/ Đánh giá năng lực hợp tác
- Cấu trúc và tiêu chí năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác thường được hình thành thông qua các hoạt động nhóm. Do đó, khi xây dựng cấu trúc năng lực hợp tác có thể dựa vào đặc điểm cấu thành hoạt động nhóm để xây dựng các năng lực thành phần bao gồm: chia sẻ hiểu biết, thiết lập và duy trì hoạt động, tổ chức và đánh giá hoạt động.
Bảng 2.2 Cấu trúc và tiêu chí năng lực hợp tác
Cấu trúc Chia sẻ hiểu biết Thiết lập và duy trì hoạt động
Tổ chức và đánh giá hoạt động Tiêu chí
1 Chia sẻ hiểu biết về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động chung của nhóm
Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
Góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung
2 Tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm và nhóm khác
Chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao
Nhận xét các mặt đạt đƣợc và thiếu sót của cá nhân và của nhóm.
3 Chia sẻ kết quả hoạt
động
Dựa trên các tiêu chí và cấu trúc năng lực hợp tác xây dựng mức độ đánh giá năng lực hợp tác tương ứng với các tiêu chí
Bảng 2.3 Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực hợp tác Năng lực
thành phần
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chia sẻ hiểu biết
Chia sẻ hiểu biết và xác định mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả nhóm.
Chƣa chia sẻ và chƣa xác định đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ chung của nhóm.
Chia sẻ nhứng ý kiến chƣa chất lƣợng, xác định đƣợc nhƣng chƣa đầy đủ về mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm.
Chia sẻ và xác định đầy đủ, đúng mục tiêu và nhiệm vụ chung của nhóm.
Tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm và nhóm
khác.
Không tiếp thu, ý kiến của các thành viên trong nhóm và
nhóm khác.
Tiếp thu ý kiến các thành viên nhƣng đôi khi còn mất tập
trung.
Biết lắng nghe tích cực và tiếp thu ý kiến của các thành viên.
Thiết lập và duy trì hoạt động
Xây dựng kế hoạchhoạt động của nhóm.
Chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động.
Xây dựng kế hoạch hoạtđộng nhƣng chƣa logic.
Đề xuất đƣợc quy trình, kế hoạch hoạt động nhóm rõ ràng, logic.
Nhận và chủ động,gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Không sẵn sàng nhậnnhiệmvụ,
chƣa hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đƣợc
giao.
Nhận nhiệm vụ đƣợc giao nhƣng còn bị động, chất lƣợng công việc chƣa cao.
Nhận và chủ động, gươngmẫu hoàn thành chất lƣợng nhiệm vụ đƣợc giao.
Chia sẻ kết
quả côngviệc. Không chia sẻ kết quả công việc.
Chia sẻ kết quả công việc nhƣng chƣa rõ ràng.
Chia sẻ kết quả công việc rõ ràng và tiếp nhận phản hồi góp ý tíchcực
Tổchức Và đánh giá hoạt
động
Góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung
Không có ý kiến gì nhằm điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung
Đóng góp ý kiến thúc đẩy hoạt động chung nhƣng chƣa thực sự chất lƣợng
Tích cực góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung
Nhận xét các mặt đat đƣợc và thiếu sót của cá nhân và của nhóm.
Chƣa nhận xét đƣợc những mặt ƣu nhƣợc điểm của cá nhân trong nhóm hoạt động chung
Nêu đƣợc những thiếu sót nhƣng chƣa đầy đủ
Nêu đƣợc chính xác, đầy đủ các mặt thiếu sót của bản thân và cả nhóm
Dựa vào cấu trúc và tiêu chí năng lực hợp tác xây dựng bản kiểm quan sát năng lực hợp tác
Bảng 2.4 Bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác HS:
Lớp:
Trường:
Các tiêu chí Mức 1 (1) Mức 2 (2) Mức 3 (3)
1, Chia sẻ hiểu biết và xác định mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả nhóm
2, Tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm và nhóm khác
3, Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
4, Nhận và chủ động, gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao
5, Chia sẻ kết quả công việc
Góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung
6, Nêu mặt đƣợc, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm
2/ Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
- Cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Bảng 2.5 Cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Cấu trúc
Tiêu chí
Phát hiện và
làm rõ vấn đề Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Thực hiện và đánh giá giải pháp
giải quyết vấn đề
1 Phân tích đƣợc
tình huống trong học tập
Xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề
Thực hiện giải pháp đã xây dựng
2 Phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập
Đề xuất các giải pháp
Đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm các giải pháp
Dựa vào cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, xây dựng các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề.
Bảng 2.6 Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề Năng lực
thành phần
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Phát hiện và làm rõ vấn đề
Phân tích đƣợc tình huống trong học tập
Chƣa phân tích đƣợc tình huống để phát hiện vấn đề
Phân tích đƣợc nhƣng chƣa đầy đủ
Phân tích đƣợc tình huống trong học tập một đầy đủ Phát hiện và
nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập
Chƣa phát hiện và chƣa nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập
Chƣa phát hiện đầy đủ vấn đề và nêu đƣợc rõ đƣợc tình huống có vấn đề trong
Phát hiện và nêu đƣợc đầy đủ rõ ràng tình huống có vấn một cách logic
học tập
Đề xuất, lựa chọn giải
pháp
Xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề
Chƣa xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề
Xác định đƣợc một số thong tin liên quan đến vấn đề
Xác định đầy đủ các thông tin liên quan trực làm cơ sở giải quyết vấn đề Đề xuất các
giải pháp
Chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp
Đề xuất đƣợc quy trình giải quyết vấn đề nhƣng chƣa khả thi
Đề xuất đƣợc quy trình giải quyết vấn đề rõ ràng, logic
Thực hiện và đánh giá giải
pháp giải quyết vấn đề
Thực hiện giải pháp đã xây dựng
Chƣa thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
Biết thực hiện nhƣng làm chƣa tốt các quy trinh giải quyết vấn đề
Thực hiện giải pháp theo đúng quy trình
Đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm các giải pháp
Chƣa đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm các giải pháp
Nhận ra đƣợc ƣu nhƣợc điểm các giải pháp nhƣng chƣa đầy đủ và rõ ràng, chƣa có ý tưởng cải tiến
Đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm các giải pháp, có ý tưởng cải tiến.
- Bảng kiểm quan sát năng lực giải quyết vấn đề
Bảng 2.7 Bảng kiểm quan sát năng lực giải quyết vấn đề của HS HS:
Lớp:
Trường:
Các tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 1, Phân tích đƣợc tình huống học tập
2, Phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề
trong học tập
3, Xác định và tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề
4, Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề
5, Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá đƣợc sự phù hợp của giải pháp
6, Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của giải pháp thực hiện
3/ Đánh giá năng lực sáng tạo
Để phù hợp với việc quan sát HS, nghiên cứu xây dựng năng lực sáng tạo gồm hai thành phần cơ bản: nhận ra ý tưởng mới và triển khai ý tưởng mới. Mỗi năng lực thành phần đƣợc xác định dựa trên cơ sở một số biểu hiện cụ thể.
Bảng 2.8 Cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo. Cấu trúc
Tiêu chí
Nhận ra ý tưởng mới Triển khai ý tưởng mới
1 Phát hiện yếu tố mới từ ý kiến của người khác hoặc từ cá nhân dưới những góc độ khác nhau
Để xuất giải pháp cải tiến, thay thế
2 Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin khác nhau
So sánh, đánh giá các giải pháp mới đƣợc đề xuất
Căn cứ vào các thành phần cấu trúc và tiêu chí đánh giá của các năng lực cơ bản đã nêu, GV xây dựng các mức đánh giá tương ứng bao gồm: mức cao; mức vừa;
mức thấp phù hợp với việc quy đổi đầu điểm trên thang điểm 10. Từ đó xây dựng biểu điểm cho từng mức tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ bài học.
Bảng 2.9 Mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực sáng tạo Năng lực
thành phần
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Nhận ra ý tưởng mới
Phát hiện yếu tố mới từ ý kiến của người khác hoặc từ cá nhân dưới những góc độ khác nhau
Chƣa phát hiện ra các yếu tố mới
Phát hiện yếu tố mới nhƣng không phù hợp
Phát hiện các yếu tố mới tích cực, phù hợp
Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin khác nhau
Chƣa hình thành ý tưởng mới
Hình thành ý tưởng dựa nhƣng chƣa phù hợp với mục tiêu hoặc nhiệm vụ
Hình thành ý tưởng rõ ràng phù hợp với mục tiêu hoặc nhiệm vụ
Triển khai ý tưởng mới
Để xuất giải pháp cải tiến, thay thế
Chƣa để xuất giải pháp cải tiến, thay thế
Để xuất giải pháp nhƣng chƣa phù hợp
Để xuất giải pháp cải tiến, thay thế logic, khả thi So sánh, đánh
giá các giải pháp mới đƣợc đề xuất
Chƣa bình luận đƣợc các giải pháp mới đƣợc đề xuất
So sánh, bình luận các giải pháp nhƣng chƣa đầy đủ
So sánh, đánh giá các giải pháp mới đƣợc đề xuất Từ bảng mô tả các tiêu chí và mức độđánh giá năng lực sáng tạo xây dựng bảng kiểm tra quan sát năng lực sáng tạo
Bảng 2.10 Bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo HS:
Lớp:
Trường:
Các tiêu chí Mức
1
Mức 2
Mức 3 1, Phát hiện yếu tố mới từ ý kiến của người khác
2, Hình thành ý tưởng dựa trên nguồn thông tin đã cho
3, Để xuất giải pháp cải tiến, thay thế cho những giải pháp cũ không còn phù hợp
4, So sánh, đánh giá các giải pháp mới đƣợc đề xuất
* Điều kiện thực hiện
- GV cần chuẩn bị trước nội dung, tiêu chí, công cụ và thang đánh giá trong quá trình thiết kế bài dạy.
- HS tham gia tích cực, khách quan và trung thực vào quá trình đánh giá và tự đánh giá.
- GV cần dành thời gian theo dõi, đánh giá HS trong cả quá trình tổ chức dạy học.