1.3 Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
1.3.2 Nội dung công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã
1.3.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
Dự toán chi thường xuyên ngân sách là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong dự toán ngân sách, nó là khâu mở đầu trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách là nhằm t nh toán đúng đắn khả năng và nhu cầu ngân sách trong kế hoạch, có căn cứ khoa học và thực tiễn các chỉ tiêu chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.
Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã là xây dựng nhu cầu chi thường xuyên của xã trong một năm ngân sách nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã.
* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
25
Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã. Căn cứ này phản ánh mối quản hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về khối ƣợng và chất ƣợng công việc với nguồn tài lực đáp ứng cho nhu cầu thực hiện các công việc đó. Ch nh vì vậy, người ta uôn xem xét đến tác động qua lại giữa hai yếu tố: hiệu quả công việc và kinh ph để thực hiện công việc sao cho diễn tả thật nhịp nhàng và tiết kiệm.
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Phải dựa vào văn bản hướng dẫn và sổ kiểm tra do UNBD huyện thông báo.Thông qua đó nhằm đảm bảo tính thống nhất trong suốt qua trình lập dự toán.
Các chính sách chế độ chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Dựa trên căn cứ này sẽ bảo đảm tính pháp lý cho các chỉ tiêu thuộc dự toán chi NS cho xã.
Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và thực tế các năm trước đó. Đây à căn cứ mang tính thực tiễn. Nó phản ánh mức độ xác thực giữa các chỉ tiêu của dự toán với nhu cầu thực tế của xã theo từng năm.
- Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn quy định.
Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh ph để lựa chọn các hoạt động trên dự án cần ƣu tiên bố trí vốn.
Đảm bảo nguyên tắc cân đối.
Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán.
Trình tự quản chi thường xuyên ngân sách xã.
26
Sơ đồ 1.4. Quy trình lập dự toán ngân sách xã Nguồn: Luật Ngân sách
- Hướng dẫn xây dựng dự toán
Bước (1):UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã.
Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NS xã và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
- Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NS xã.
Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NS xã.
Bước (5): UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho kiến về dự toán NS xã.
Bước (6):Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện.
Bước (7): Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những
1 0 0 0
9 5 7 8
6 1
UBND Huyện
Phòng TC-KH)
HĐND Xã UBND Xã
3 4 2
Các ban, đoàn thể, kế toánxã
27
năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.
- Phân bổ và quyết định dự toán NS xã
Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.
Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NS xã gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.
Bước (10):UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng thời gửi Phòng TC - KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán NS xã trước ngày 31/12/năm báo cáo.