Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

1.2.1. Các công trình nghiên cu ca nước ngoài

Trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài về pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, trước tiên có thể đề cập đến một số cuốn sách tham khảo điển hình phân tích chuyên sâu về vấn đề này, tiêu biểu

là cuốn “Cybercrime: A Reference Handbook” (ấn phẩm nằm trong chuỗi

Contemporary World Issues Series của nhà xuất bản ABC-CLIO Press, Hoa Kỳ) của các tác giả Bernadette Hlubik Schell và Clemens Martin xuất bản năm 2004. Đây có thể coi là một trong những cuốn sách chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách tổng quát về loại hình tội phạm mạng và những điều chỉnh của luật pháp đối với loại tội phạm này. Với 7 chương, cuốn sách đã tập trung làm rõ một số khía cạnh cơ bản như lịch sử hình thành và phát triển; các dạng thức của tội phạm mạng; các quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh về loại hình tội phạm này cũng như đưa ra những dự đoán và cảnh báo về chủ nghĩa tấn công mạng rất có thể dẫn đến một trào lưu của một hình thức khủng bố mới trong tương lai không xa. Không chỉ dừng lại

ở đó, cuốn sách còn đi sâu hơn nữa vào việc phân tích những thực tiễn tại một số quốc gia mà điển hình là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Qua đó, tập thể tác giả chỉ ra một số bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật của các nước trong quá trình loại

bỏ và phòng chống loại hình tội phạm này.

Tiếp đến, phải kể tới cuốn sách “Crime and Technology: New Frontiers for

Regulation, Law Enforcement and Research” được biên tập bởi Ernesto U. Savona

(xuất bản năm 2013 bởi nhà xuất bản Springer). Với 12 chương tương đối đồ sộ, đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến những điều chỉnh pháp lý quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã dành tới 3 chương (chương 3, chương 4 và chương 5)

để nói về những thách thức đối với các quy định của pháp luật quốc tế khi đấu tranh chống lại tội phạm mạng - một dạng thức của tội phạm công nghệ cao. Tác giả cũng

đề cập đến nguồn của pháp luật quốc tế điều chỉnh về vấn đề này cũng như tập trung làm rõ khái niệm tội phạm mạng dưới góc độ của pháp luật quốc tế. Trên cơ

sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất trong vấn đề cải tổ các quy định của pháp luật quốc gia trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế hiện có; đồng thời, đề cao công tác hợp tác quốc tế trong quá trình triệt phá loại hình tội phạm nguy hiểm này. Cuốn sách “Computer Crime” được biên tập bởi Indira Carr (xuất bản lần đầu năm 2009 bởi Ashgate Publishing, tái bản và bổ sung năm 2016 Routledge Press) cũng là một công trình đáng chú ý. Với 4 phần, cuốn sách tập trung phân tích và làm rõ bản chất pháp lý của một trong những loại hình tội phạm công nghệ cao, đó chính là tội phạm máy tính. Tác giả đã giới thiệu nhiều góc độ của tội phạm máy tính và qua đó tìm ra mối liên hệ giữa loại tội phạm này với các quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Ủy hội châu Âu về tội phạm mạng và Nghị định thư bổ sung của Công ước này. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã tiếp tục đề cập đến một trong những vấn đề hóc búa liên quan đến quá trình điều tra, hợp tác quốc tế,

vấn đề phân định thẩm quyền tài phán và việc định tội loại hình tội phạm máy tính.

Ở phần cuối, cuốn sách đưa ra những cảnh báo và sự cần thiết trong việc đấu tranh chống lại loại tội phạm này đặc biệt trong bối cạnh an ninh mạng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trong thực tế hiện nay.

Không chỉ dừng lại ở việc thống kê các số liệu, bản báo cáo dài tới 57 trang của Trung tâm tội phạm công nghệ cao của cục Cảnh sát châu Âu Europol

Hightech Crime within the EU: Old Crimes New Tools, New Crimes New Tools

(2007) đã đưa ra những nhận dạng và phân loại khá cụ thể đối với loại hình tội phạm công nghệ cao tại các quốc gia của Liên minh châu Âu. Bản báo cáo đã đưa

ra những thực tiễn cập nhật về tình hình tội phạm công nghệ cao tại liên minh châu

Âu, đồng thời những giải pháp và những khuyến nghị cũng được cân nhắc đối với các quốc gia thành viên trong hoạt động hợp tác, đấu tranh phòng chống tội phạm thời gian tới.

Bài viết “Cybercrime: National, Transnational, or International?” của tác giả Ellen S. Podgor (xuất bản năm 2004 bởi Georgia State University College of Law,

50 Wayne L. Rev. 97, Hoa Kỳ) đã lần đầu tiên đặt ra vấn đề phân cấp đối với tội phạm mạng. Tác giả của bài nghiên cứu đã phân tích và đặt tội phạm mạng dưới nhiều cấp độ: cấp độ quốc gia; cấp độ khu vực và cấp độ toàn cầu. Không chỉ đơn thuần đi vào từng cấp độ, bài viết còn tiếp tục làm rõ vấn đề thẩm quyền tài phán đối với loại hình tội phạm này theo quy định tại Điều 22 của Công ước Budapest về tội phạm mạng mà Hoa Kỳ đã tham gia ký cũng như các quy định hiện có của pháp luật quốc tế liên quan đến vấn đề điều chỉnh loại hình tội phạm này.

Bài viết “Cyber Crime: A Growing Problem” của Tiến sĩ Rita Esen (đăng tải trên Tạp chí SAGE Journals, Vol 66, Issue 3, 2002) cũng là một công trình đưa ra được những nhận dạng và phân loại một cách tổng quan đối với loại hình tội phạm mạng. Không chỉ dừng lại ở việc phân loại, bài viết của tác giả Rita Esen còn đưa ra được những ví dụ cụ thể cho từng loại hình tội phạm cũng như phân tích những điều chỉnh pháp lý đối với tội phạm mạng theo các quy định của pháp luật Anh-Mỹ. Qua

đó, tác giả nhận định rằng, cần “giải mã” (decode) được các loại tội phạm công nghệ cao trong đó đặc biệt là tội phạm mạng và đặc biệt nhấn mạnh, điều chỉnh pháp lý quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia là chìa khóa cho vấn đề này.

Không giống như các bài nghiên cứu khác, bài viết “Computer Crime -

Traditional and New Values” (đăng tải trên tạp chí Pécs Journal of International and

European Law năm 2004) của tác giả Nagy Zoltan Andras bàn luận về vấn đề những giá trị truyền thống và những giá trị mới sẽ phải đối mặt với một loại hình tội

phạm - đó chính là tội phạm máy tính. Tác giả Nagy Zoltan Andras cho rằng, bên cạnh những giá trị to lớn mà máy tính đưa lại cho công việc của con người thì chính máy tính cũng sản sinh ra một thế hệ chuyên sử dụng máy tính để thực hiện các hành vi tấn công hay phạm tội. Bài viết nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển cũng như phân biệt những dạng thức của tội phạm máy tính (Computer crimes). Đặc biệt, bài viết còn đề cập tới những điều chỉnh pháp lý quốc tế được quy định trong Công ước Budapest về tội phạm mạng và pháp luật của một số quốc gia liên quan đến loại tội phạm này (Đức, Áo, Hungary...).

Ngoài những nghiên cứu đã được nhắc đến ở trên, một số công trình khác cũng đã có đề cập về tội phạm công nghệ cao như “High-technology-crime

Investigator's Handbook: Working in the Global Information Environment” của các

tác giả Gerald L. Kovacich, William C. Boni; “Investigating High-Tech Crime” của tác giả Michael Knetzger và Jeremy Muraski; “Cybercrime: The Psychology of

Online Offenders” của Grainne Kirwan, Andrew Power; “Cybercrime Through an Interdisciplinary Lens” được biên tập bởi Thomas J. Holt .v.v... Đây đa phần là những công trình nghiên cứu và tiếp cận về tội phạm công nghệ cao dưới giác độ của một số ngành khoa học khác như tội phạm học; khoa học điều tra tội phạm... Khía cạnh pháp lý, đặc biệt là pháp lý quốc tế không được thể hiện một cách thực

sự rõ nét tại những công trình này, đa phần các công trình tiếp cận dưới góc độ của pháp luật của các quốc gia là chủ yếu.

1.2.2. Các công trình nghiên cu ca Vit Nam

Tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, các công trình nghiên cứu còn khá khiêm tốn

và hạn chế cả về quy mô cũng như mức độ nghiên cứu, chủ yếu thể hiện qua các nghiên cứu riêng lẻ đăng tải trên các trang thông tin điện tử hay các chuyên đề trong các đề tài nghiên cứu khoa học, ví dụ như bài nghiên cứu “Hợp tác quốc tế trong

phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” của tác giả Trần Văn Doanh (trong kỷ yếu hội thảo khoa

học "Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo", Học viện CSND tháng 11/2014); “Lịch sử phát triển hoạt động

hợp tác quốc tế về nghiên cứu tội phạm học và đấu tranh phòng, chống tội phạm

của tác giả Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Thị Nga (đăng tải trong mục Nghiên cứu, trao đổi pháp luật trên trang thông tin điện tử của học viện cảnh sát nhân dân, truy cập lần cuối 10/10/2018); bài viết “Khái niệm và các đặc điểm của tội phạm công

nghệ thông tin - Sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin và tội phạm thông

thường” của tác giả Đặng Trung Hà, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp (đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, truy cập lần cuối 10/10/2018)... Về cơ bản, các công trình liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam chưa thực sự làm rõ được những khía cạnh pháp lý (đặc biệt là vấn đề pháp lý quốc tế) đối với tội phạm công nghệ cao, chưa đáp ứng được tính cấp thiết của tình hình nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của các loại hình tội phạm công nghệ cao hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)