Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 165 - 200)

CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT

4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam

4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

4.3.3.1. Giải pháp chung

Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Việc mở rộng hợp tác quốc tế về an toàn thông tin trong đó có nội dung phòng chống TPCNC phải trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; Nhà nước cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống TPCNC. Hiện nay, cơ bản hợp tác quốc tế chỉ diễn ra trên mặt trận

ngoại giao nhà nước mà chưa phát huy được mặt trận đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân trong trao đổi về CNTT và phòng chống TPCNC. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về trách nhiệm phòng, chống TPCNC, không để các đối tượng nước ngoài lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao trên lãnh thổ Việt Nam như thời gian qua.

Nhà nước từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách đặc biệt là nâng cao năng lực và chất lượng hợp tác quốc tế. Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách trong đấu tranh với loại tội phạm này;

Đảng và Nhà nước cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống TPCNC, trong đó chú trọng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và một số đạo luật có liên quan khác. Trong đó, trước mắt, cần tập trung nghiên cứu bổ sung kịp thời các chế định về các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm mới nảy sinh, chứng cứ điện tử trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đảm bảo hành lang pháp lý đủ mạnh

và đủ sức răn đe tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đề xuất tăng thẩm quyền pháp lý cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Việt Nam cần mở rộng không gian phòng thủ của quốc gia, tranh thủ nguồn lực, tài trợ và tận dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

4.3.3.2. Giải pháp cụ thể

Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phòng ngừa từ xa đối với tội phạm

sử dụng công nghệ cao.

Cần tăng cường đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm nói chung, về TPSDCNC nói riêng, trọng tâm là với các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước có quan hệ truyền thống, các nước láng giềng, các nước có đông người Việt Nam sinh sống, các nước có hợp tác kinh tế - đầu tư phát triển với Việt Nam.

Hợp tác theo cách này là kênh chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống tội phạm và cả trong đào tạo, phát triển các giải pháp an ninh mạng. Ngoài ra, Việt Nam cần thiết lập một cơ chế pháp lý cho mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về phòng, chống TPCNC giữa Việt Nam

và các quốc gia. Cùng với đó, cần xây dựng một cơ quan điều phối quan hệ phối hợp có trách nhiệm liên kết lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao giữa các quốc gia với nhau để các nước có thể thường xuyên, nhanh chóng tạo ra được sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong đấu tranh, phòng chống TPCNC.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận

về hợp tác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Chính phủ, Bộ Công an Việt Nam và Chính phủ, Bộ Công an các nước có số lượng lớn người phạm các tội về sử dụng công nghệ cao trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời cần tăng cường ngoại giao để thỏa thuận tiến tới ký kết các Hiệp định, Thỏa thuận về hợp tác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tội phạm nói chung và TPCNC nói riêng với các quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết các Hiệp định TTTP về hình sự, Hiệp định dẫn độ, Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm;

Thứ hai, tranh thủ nguồn nhân lực và học hỏi kinh nghiệm các quốc gia

Các cơ quan thực thi pháp luật trong phòng chống TPCNC cần tranh thủ nguồn nhân lực và học hỏi kinh nghiệm của các nước trong đấu tranh PCTP sử dụng công nghệ cao, kinh nghiệm về quản trị, vận hành hệ thống mạng. Tiếp tục nghiên cứu tranh thủ các dự án tài trợ về trang bị, phương tiện; các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo quốc tế về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để chia

sẻ thông tin và phối hợp PCTP sử dụng công nghệ cao hiệu quả. Đặc biệt cần chủ động và tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương, các tổ chức, hiệp hội thực thi pháp luật quốc tế như INTERPOL, ASEANAPOL, Cơ quan

về phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC)...

Thứ ba, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách đấu tranh, phòng ngừa TPCNC

Một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao vai trò và đảm bảo cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có hiệu quả là nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách. Nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, điều tra khám phá TPCNC, Chính phủ cần có các đề cán để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tập huấn (kể cả trong và ngoài nước) về pháp luật quốc tế, về kỹ thuật nghiệp vụ và

về ngôn ngữ để đáp ứng sự thay đổi của phương thức, thủ đoạn tội phạm sử dụng

công nghệ cao. Cần tập trung phát huy tốt hơn vai trò và tăng cường hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là Văn phòng INTERPOL Việt Nam và lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm

sử dụng công nghệ cao.

Chính phủ cần định hướng chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, có đủ kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ và công nghệ thông tin. Nhà nước cần có chính sách hợp lý để khuyến khích, thu hút, tuyển chọn những cán bộ trình độ cao về khoa học công nghệ và năng lực đấu tranh chống TPCNC phục vụ trong các cơ quan chuyên trách.

Thứ tư, xây dựng trang thiết bị, công nghệ tiên tiến trong công tác đấu tranh, phòng ngừa TPCNC.

Bởi lẽ, đặc thù của TPCNC luôn sử dụng thiết bị, máy móc công nghệ thông tin trong hoạt động phạm tội do đó đòi hỏi cơ quan chuyên trách như Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục An ninh mạng (Bộ Công an) cần được quan tâm đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị chuyên dụng hiện đại và xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Hiện nay, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhưng trên đường đua ứng dụng khoa học công nghệ để phòng chống TPCNC thì chỉ có thể chiến thắng nếu có đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, phần mềm chuyên dụng hiện đại. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục ban hành các Đề án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các cơ quan chuyên trách bên cạnh Đề án 5 thuộc Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm

về “Đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” đã được thông qua.

Thứ năm, thiết lập và duy trì các kênh thông tin trao đổi

Nghiên cứu lựa chọn cơ chế trao đổi thông tin phù hợp với từng quốc gia thông qua các hình thức: Đường dây nóng, văn phòng sĩ quan liên lạc về phòng, chống tội phạm hay đại diện Bộ Công an đặt tại nước sở tại… Thiết lập và duy trì

“đường dây nóng” hoặc kênh thông tin trao đổi (sĩ quan liên lạc) làm cơ sở trao đổi thông tin giữa lực lượng phòng chống TPCNC giữa Việt Nam và một số quốc gia

đã thường xuyên hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm nói riêng để nhanh chóng trao đổi thông tin đáp ứng đòi hỏi với tính chất nhanh chóng, thuận tiện và chính xác của cuộc đấu tranh này.

Thứ sáu, hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cần có trọng tâm, trọng điểm.

Các cơ quan thi hành pháp luật cần xác định địa bàn, yếu tố quốc tịch các đối tượng để đưa ra các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong HTQT để phòng ngừa,

đấu tranh với TPCNC. Trong đó lưu ý với Trung Quốc. Cần tiếp tục xác định hợp tác phòng chống TPCNC giữa Bộ Công an hai nước là một nội dung quan trọng trong tổng thể quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác dựa trên nội dung các thỏa thuận đã thống nhất, đặc biệt là Biên bản Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ tư trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, góp phần phát triển bền vững, ổn định quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp từ Trung ương đến địa phương để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, ký kết các thỏa thuận hợp tác mà hai bên cùng quan tâm, tạo tiền đề hỗ trợ giúp đỡ phối hợp nâng cao hiệu quả công tác, bảo vệ vững chắc an ninh của mỗi nước. Tổ chức có hiệu quả các cuộc gặp gỡ song phương luân phiên hằng năm giữa đơn vị phòng chống TPCNC.

Thứ bảy, đề cao vai trò của ASEANPOL và INTERPOL trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống TPCNC.

Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 cần nỗ lực bàn bạc, thảo luận, đề xuất các giải pháp khả thi nhất để lực lượng Cảnh sát các nước thành viên ASEANAPOL và các đối tác có sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện hơn nữa trong phòng, chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm phòng sử dụng công nghệ cao nói riêng, trên tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau nhằm gìn giữ khu vực ngày một an toàn hơn. Cảnh sát giữa các nước cần tăng cường hợp tác trong chia sẻ thông tin; thực hiện các chiến dịch, chương trình đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao; vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để việc phối hợp trong điều tra, khám phá các chuyên án, các vụ án có hiệu quả hơn. Đồng thời, lực lượng Cảnh sát các nước thành viên ASEANAPOL và các đối tác cần đạt được tiếng nói chung và có sự ủng

hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế khác nhằm thể hiện được sự đoàn kết, thống nhất theo đúng tinh thần chung của hợp tác ASEAN.

Đối với Văn phòng INTERPOL Việt Nam cần thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ cho các đơn vị nghiệp vụ ở Trung ương và Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước phối hợp điều tra, giải quyết thành công nhiều vụ án nghiêm trọng có yếu tố nước ngoài liên quan đến an ninh, trật tự. Đặc biệt cần nâng cao việc hướng dẫn và trực tiếp thực hiện nhiều yêu cầu về TTTP về hình sự và dẫn độ của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, đảm bảo thành công trong đấu tranh phòng, chống TPCNC, nâng cao vị thế của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của Văn phòng

INTERPOL Việt Nam cần tập trung vào thu thập, phân tích, xử lý thông tin về TPCNC nhằm tham mưu về chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; nghiên cứu cơ bản, dự báo tình hình tội phạm xuyên quốc gia cũng như đề xuất những biện pháp cụ thể để tăng cường hoạt động hợp tác quốc

tế trong phòng, chống TPCNC vừa thực hiện các hoạt động phối hợp cụ thể trong

xử lý các yêu cầu điều tra vụ án, truy tìm, truy nã tội phạm và những vấn đề TTTP hình sự và dẫn độ trong các vụ án, nhất là với những nước Việt Nam chưa ký kết các Hiệp định TTTP về hình sự, Hiệp định dẫn độ, Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

* * *

1. Các hành vi do tội phạm công nghệ cao thực hiện trên thế giới hiện nay diễn biến rất phức tạp. Vì đặc thù của loại tội phạm này là tính quốc tế, thực hiện trên môi trường ảo và ứng dụng nhanh thành tựu của khoa học công nghệ, do đó, điều này đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm công nghệ cao thực hiện tại Việt Nam. Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ diễn ra phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực.

2. Việt Nam hiện đã bước đầu tạo dựng được khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, bao gồm các quy định của pháp luật quốc gia do Việt Nam ban hành và các điều ước quốc tế

mà Việt Nam tham gia là thành viên. Các quy định của pháp luật trong nước về phòng ngừa, đấu tranh, triệt phá cũng như việc thực hiện hình sự hóa đối với các hành vi sử dụng công nghệ cao để gây tổn hại đến quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức và nhà nước... đã được Việt Nam hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, những nội dung hợp tác tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án và phân định thẩm quyền tài phán cũng được Việt Nam đặc biệt chú trọng. Theo thống kê, tính đến tháng 9/2019, Việt Nam là thành viên của 22 điều ước quốc

tế đa phương quy định về TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù. Một số điều ước quốc tế đa phương điển hình điều chỉnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống tội phạm công nghệ cao như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc

tế song phương với từng quốc gia khác nhau trên cơ sở mức độ quan hệ ngoại giao

và tùy thuộc vào nhu cầu về phạm vi, nội dung hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm của của mỗi nước chủ yếu là các hiệp định tương trợ tư pháp.

Trong quá trình hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam cũng đã chủ động phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nhiều đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao

có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đối tượng ở nước ngoài nhưng xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam; phối hợp trong việc phát hiện và điều tra các vụ án lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, đánh bạc bằng công nghệ cao trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 165 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)