Vai trò của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ

2.2. Lý luận pháp luật quốc tế trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

2.2.5. Vai trò của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

Khi loài người bước vào thời kỳ phát triển của khoa học và công nghệ, xã hội hiện nay ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào máy tính và các kết nối mạng. Hàng

loạt vụ hacker tấn công vào hệ thống thông tin của các Chính phủ, cơ quan nhà nước, hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp, ngân hàng, hàng không... đã gây nên những xáo trộn không nhỏ và tạo ra mối quan ngại lớn trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức sẽ còn lớn hơn nữa khi tội phạm công nghệ cao sẽ ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, tội phạm công nghệ cao đứng thứ 2 trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố. Và tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi bắt đầu xuất hiện sự chuyển hướng mục tiêu đáng kể từ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng của khối các cơ quan nhà nước. Thực tiễn cho thấy, càng trong lúc dịch bệnh Covid-19 hoành hành, khoảng 90% các loại tội phạm truyền thống hiện nay đã chuyển sang môi trường mạng hoặc có

sử dụng các thiết bị công nghệ cao để hỗ trợ trong quá trình tiến hành hành vi phạm tội28. Thế giới đang chứng kiến sự thay đổi to lớn của quá trình chuyển đổi kỹ thuật

số trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 làm thay đổi cách thức sinh sống, làm việc của người dân gần như trên toàn thế giới. Các cá nhân, tổ chức phải thích nghi với cách thức làm việc mới: làm việc từ xa, làm việc tại nhà, làm việc trực tuyến trên môi trường mạng (work from home)29. Các mối đe dọa về an ninh mạng, tấn công mạng vì thế cũng trở nên gia tăng cả về số lượng cũng như phạm vi, mức độ ảnh hưởng30. Trên thực tế, công nghệ số đã mở đường cho việc vận hành và phát triển nền kinh tế một cách bình thường bất chấp những thách thức của dịch Covid-19 đưa lại, tạo ra cơ sở nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của chúng ta vào khoa học công nghệ cao cũng ngày càng gia tăng; chính vì vậy, việc đảm bảo tính an toàn bảo mật của hệ thống dữ liệu mạng và tăng cường hợp tác quốc tế cũng luôn cần được quan tâm. Do đặc thù của loại tội phạm này là hoạt động trên môi trường mạng, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kết nối với mạng internet đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Tội phạm chỉ cần trú ẩn ở một

                                                                                                               

28 Xem: https://www.interpol.int/News-and-Events/News/2020/INTERPOL-report-shows-alarming-

rate-of-cyberattacks-during-COVID-19(truy cập lần cuối ngày 6/3/2020).

29 Lallie, Harjinder Singh, Shepherd, Lynsay A, Nurse, Jason R.C, Erola, Arnau, Epiphaniou, Gregory, Maple, Carsten, & Bellekens, Xavier. (2021). Cyber security in the age of COVID-19: A

timeline and analysis of cyber-crime and cyber-attacks during the pandemic. Computers &

Security, 105, 102248.

30 Bou Sleiman, Mohamed, & Gerdemann, Simon. (2021). Covid-19: A catalyst for cybercrime?

International Cybersecurity Law Review, 2(1), 37-45.

quốc gia cùng với các thiết bị điện tử thông minh có kết nối mạng và thực hiện hành

vi phạm tội tại một quốc gia khác. Chính vì vậy rất khó để phát hiện, đấu tranh, phòng chống và thống kê một cách chính xác, đầy đủ. Bên cạnh những thiệt hại trực tiếp về kinh tế đối với các nạn nhân như trộm cắp tiền trong thẻ hoặc tài khoản ngân hàng, mã hóa tài liệu, chiếm đoạt thông tin bí mật của các cơ quan nhà nước, chính phủ, khống chế, đe dọa dữ liệu của các cá nhân để tống tiền, chúng còn gây ra những thiệt hại gián tiếp như: làm mất uy tín, gián đoạn hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức; hoạt động kinh doanh ổn định của các doanh nghiệp, đặc biệt trong một số trường hợp nghiêm trọng, chúng còn là mối nguy cơ lớn đe dọa đến trật tự an toàn trên mạng Internet của an ninh quốc gia. Không chỉ tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm thông thường cũng đang thể hiện xu hướng thích ứng với làn sóng của thời đại công nghệ. Có lẽ chưa khi nào các loại hình tội phạm lại sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội nhiều như hiện nay khi mà thế giới đang bước vào thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.031.

Đứng trước sự tinh vi phức tạp và những hậu quả nghiêm trọng của tội phạm công nghệ cao, việc hợp tác để đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao giữa các quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Pháp luật quốc tế chính là cơ sở để các quốc gia tiến hành những hoạt động hợp tác này. Thông qua các nội dung hợp tác như hình thành các cơ quan, thiết chế quốc tế trong phòng chống tội phạm công nghệ cao; hài hoà hoá pháp luật; tương trợ tư pháp hình sự; dẫn độ; tiến hành phối hợp điều tra… pháp luật quốc tế đã hình thành nên một cơ chế pháp lý chung ở các cấp độ khác nhau, từ song phương, khu vực đến toàn cầu

để kết nối hoạt động giữa các quốc gia, từ đó, ứng phó hiệu quả với tội phạm công nghệ cao, góp phần hạn chế, loại bỏ tội phạm công nghệ cao ra khỏi đời sống quốc

tế.

                                                                                                               

31 Faga, Hemen Philip. (2017), The Implications of Transnational Cyber Threats in International Humanitarian Law: Analysing the Distinction Between Cybercrime, Cyber Attack, and Cyber Warfare in the 21st Century. Baltic Journal of Law & Politics, 10(1), 1-34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

* * *

1. Xét về quá trình hình thành và phát triển, thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao” không xuất hiện ngay từ những thời kì đầu. Nó ra đời và phát triển gắn liền với các giai đoạn bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin. Mặc dù có nhiều tên gọi cũng như có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản, tội phạm công nghệ cao là một dạng thức tội phạm được tiến hành thông qua việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện và thành tựu của công nghệ thông tin ở trình độ cao, tác động một cách bất hợp pháp đến thông tin số và các dữ liệu điện tử được lưu trữ, xử

lý, truyền tải trong hệ thống máy tính và các thiết bị công nghệ cao, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cũng như của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tội phạm công nghệ cao chính là “sản phẩm” của thời đại mà các cá nhân, tổ chức, quốc gia và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận để đổi lấy sự thịnh vượng và phát triển.

Với sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, tính chất, mức độ và phạm vi thiệt hại, tội phạm công nghệ cao đã và đang một trong những thách thức đe dọa đến lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Sẽ không thể đấu tranh, ngăn ngừa và loại bỏ loại hình tội phạm này nếu như thiếu đi

sự chung tay của toàn thể cộng đồng quốc tế. Hay nói một cách khác, hợp tác quốc

tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm công nghệ cao nói riêng là một nhu cầu cấp thiết mang tính quy luật tất yếu khách quan, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ phát triển khoa học công nghệ.

2. Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc tiến hành toàn bộ những hoạt động cần thiết giữa các bên, nhằm ngăn ngừa, trừng trị, loại bỏ tội phạm công nghệ cao ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia. Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao vừa bao gồm những nội dung chung của luật quốc tế, luật hình sự quốc tế vừa bao gồm những nội dung riêng biệt, cụ thể trong quá trình các chủ thể tiến hành hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao. Theo đó, nội dung của pháp quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao bao gồm các hoạt động như tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án, phân định thẩm quyền tài phán và hài hòa hóa pháp luật cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia. Những nội

dung trên được điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là các điều ước quốc tế đa phương, song phương đặc biệt phải kể đến Công ước Budapest – điều ước quốc tế toàn diện nhất hiện nay điều chỉnh liên quan đến loại tội phạm này. Bên cạnh đó là những điều ước quốc tế, thỏa thuận khu vực đi sâu vào một số dạng thức cụ thể như Thoả thuận của Cộng đồng các quốc gia độc lập về hợp tác trong phòng chống các tội phạm liên quan đến thông tin máy tính năm 2001, Công ước Arab về chống các tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin năm 2010, Công ước của Liên minh châu Phi về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2014… Ngoài ra, quá trình hợp tác của các chủ thể còn được điều chỉnh bởi một số loại nguồn khác của luật quốc

tế.

Hiện nay, các chủ thể đang trong quá trình tiến hành hoàn thiện và xây dựng pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao để phù hợp với nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao trên thực tiễn

và góp phần hạn chế, loại bỏ tội phạm công nghệ cao ra khỏi đời sống quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)