CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT
4.2. Thực tiễn thực thi pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam
4.2.1. Kết quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao
4.2.1.1. Về đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế trong phòng chống tội phạm công nghệ cao:
- Các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm:
Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 9/2019, Việt Nam là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương quy định về TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù. Trong số này có 01 Hiệp định chuyên biệt TTTP về hình sự là Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia ASEAN năm
2004 (có hiệu lực tại Việt Nam ngày 20/9/2005). Có 03 điều ước quốc tế đa phương
có quy định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và các điều ước quốc tế đa phương còn lại đều quy định về dẫn độ (xem thêm tại Phụ lục 01 và tiểu mục 4.1.2.2).
Trong số các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên quy định
về HTQT trong đấu tranh, phòng chống tội phạm thì có điều ước quốc tế điều chỉnh HTQT trong lĩnh vực phòng chống TPCNC như.
+ Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Transnational Organized Crime - gọi tắt tiếng là TOC) thông qua ngày 12 đến ngày 15/12/2000 tại thành phố Palermo, Cộng hòa Ý, dưới sự chủ trì của Liên hợp quốc, đại diện 124 nước trong đó có Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Công ước này đã và sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới để ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả, đồng thời tăng cường năng lực của các nước thành viên trong việc phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
+ Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN, được các quốc gia ASEAN ký vào ngày 29/11/2004 tại thủ đô Kuala Lumpur, Liên bang Malaysia gồm đại diện của 08 nước là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Tiếp đó, ngày 17/1/2006, 02 nước thành viên ASEAN còn lại là Thái Lan và Myamnar đã ký. Hiệp định là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về TTTP trong lĩnh vực hình sự giữa các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự quyết tâm chung của các nước ASEAN trong hợp tác phòng, chống tội phạm trong khu vực, nhất là tội phạm mang tính chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia.
- Các điều ước quốc tế song phương (Hiệp định) về hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và TPCNC nói riêng
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm nói chung và TPCNC nói riêng, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương với từng quốc gia khác nhau trên cơ sở mức độ quan hệ ngoại giao và tùy thuộc vào nhu cầu về phạm vi, nội dung hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm của của mỗi nước. Các điều ước quốc tế song phương về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam với các nước thường là các hiệp định TTTP. Các hiệp định về dẫn độ; các hiệp định về tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (trường hợp đặc biệt có nội dung khác như: Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ký ngày 12/11/2009); các thỏa thuận hoặc bản ghi
nhớ về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm giữa một cơ quan cấp Bộ hay cấp tỉnh và tương đương trên một lĩnh vực hay một phạm vi nhất định. Các điều ước quốc tế song phương hiện hành là cơ sở pháp lý hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm cụ thể.
Hiện nay, Việt Nam đã kí 45 Hiệp định song phương với các quốc gia, trong
đó có 12 Hiệp định TTTP chung (bao gồm cả dân sự, gia đình và hình sự với các quốc gia), 11 Hiệp định chuyên biệt về TTTP về hình sự, 12 Hiệp định chuyên biệt
về dẫn độ và 10 Hiệp định chuyên biệt về chuyển giao người bị kết án phạt tù. Ngoài ra, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phòng, chống TPCNC còn có những Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các quốc gia hữu quan điều chỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm mà Việt Nam cũng đã ký kết, gia nhập (xem Phụ lục 02).
4.2.1.2.Về phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong thời gian qua, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã chủ động phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nhiều đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đối tượng ở nước ngoài nhưng xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam tại Hội thảo triển lãm quốc gia an ninh bảo mật năm 2013, trong 100 Website thuộc Chính phủ (có phần mở rộng
là gov.vn) có đến 78% có thế bị tấn công toàn diện. Trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2013 (tăng 39 vụ việc có liên quan đến người nước ngoài phạm tội sử dụng công nghệ cao). Cùng với đó, số đối tượng là người nước ngoài bị khởi tố về các tội danh liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao năm sau cao hơn năm trước.
Phối hợp trong việc thu thập, xác minh thông tin tài liệu phục vụ công tác phát hiện, điều tra TPSDCNC là một trong những yêu cầu hợp tác
thông thường giữa lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với Công an các nước. Đó có thể là xác minh các địa chỉ IP mà đối tượng phạm tội sử dụng vào hoạt động phạm tội như Chuyên án 126S: Đấu tranh chống tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng đế bán cho tội phạm nước ngoài. Thực hiện yêu cầu xác minh của Cơ quan điều tra tội phạm nguy hiểm của Vương quốc Anh (SOCA) đối với đối tượng Nguyễn Ngọc Lâm và Nguyễn Ngọc Thành với tài sản trộm cắp 4 tỷ đồng. Năm 2012, theo yêu cầu của Cảnh sát Hàn Quốc, lực lượng Công
an Việt Nam đã cung cấp thông tin và dữ liệu ổ cứng máy tính liên quan đến một số địa chỉ IP của Việt Nam có hành vi tấn công website của chính phủ Hàn Quốc…
Trong thời gian từ năm 2010 đến 2014, lực lượng Cảnh sát phòng chống TPSDCNC đã tiếp nhận và xử lý gần 100 thông tin liên quan đến TPSDCNC. Như trường hợp, ngày 11/06/2010, C50 nhận được công văn yêu cầu hỗ trợ của văn phòng AFP, Cảnh sát Liên bang Úc điều tra vụ trộm cắp 182 máy tính Apple ở Úc về tiêu thụ ở Việt Nam. Với sự hợp tác của hai bên, phía Việt Nam
đã xác minh và thu thập được chứng cứ liên quan một số đối tượng móc nối tạo dựng một đường dây vận chuyển hàng hóa từ Úc về Việt Nam không khai báo, trốn thuế với số lượng lớn. Bên phía Úc thông tin đường dây này có sự tham gia của nhân viên hải quan, an ninh sân bay và tiếp viên hàng không của Việt Nam Airline, đưa thông tin lượng hàng nhập lậu về Việt Nam gồm 820 máy tính xách tay các loại và nhiều linh kiện điện tử với số tiền vận chuyển khoảng 2 triệu đô
la Úc.142
Phối hợp trong việc phát hiện và điều tra các vụ án lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, đánh bạc bằng công nghệ cao trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ năm 2010 đến năm 2017, lực lượng Công an Việt Nam đã phát hiện và điều tra làm rõ gần 200 vụ án lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng công nghệ cao, các đối tượng chủ yếu là người Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Có thể kể đến 02 vụ việc điển hình diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam về việc phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên:
Vụ thứ nhất143: Tháng 5-2019, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an
phát hiện tại khu đô thị Our City (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) có số đối tượng lớn người Trung Quốc thuê nhà (gần 400 người) và thuê đường truyền với dung lượng rất lớn. Qua theo dõi, số đối tượng này truy cập hơn 100 website và xây dựng 99 trang web khác tổ chức cho công dân Trung Quốc đánh bạc trực tuyến qua
142 Trần Văn Doanh (2014), Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
và vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo", Học viện CSND tháng 11/2014
143 Vụ 395 người Trung Quốc đánh bạc ở Hải Phòng: Việt Nam không thiệt hại gì!
https://nld.com.vn/chinh-tri/vu-395-nguoi-trung-quoc-danh-bac-o-hai-phong-viet-nam-khong-thiet- hai-gi-20190904103959592.htm (truy cập lần cuối ngày 21/12/2020)
mạng internet (có máy chủ đặt tại nước ngoài) để chơi xổ số, cá cược. Sau khi nắm bắt thông tin, Bộ Công an lập tức xác lập chuyên án đấu tranh, trao đổi thông tin với
Bộ Công an Trung Quốc. Sau khi nắm được thông tin, Bộ Công an Trung Quốc cũng cho biết đang tổ chức điều tra nhóm đối tượng này và đó là nhóm đối tượng có liên quan đến hoạt động tội phạm tại cả Trung Quốc và Việt Nam. Sau khi xác định
rõ nhóm đối tượng trên có hành vi đánh bạc thì lực lượng công an tiến hành bắt quả tang, thu giữ gần 2.000 điện thoại di động thông minh, 533 máy tính các loại, nhiều thẻ ngân hàng, tiền mặt cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Cùng với
đó, số tiền mà tổ chức cờ bạc này đã giao dịch trên hệ thống là trên 3,6 tỉ nhân dân
tệ, tương đương hơn 12.000 tỉ đồng. Sau khi bắt giữ số đối tượng trên, dựa vào Thoả thuận về hợp tác phòng chống tội phạm giữa Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định định TTTP về hình sự giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng như có sự phối hợp thường xuyên trong nhiều năm qua và đối tượng phạm tội đều là người Trung Quốc không có đối tượng phạm tội và bị hại là người Việt Nam nên Bộ Công an đã giao lại các đối tượng cho phía Trung Quốc tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định. Đây có thể nói là vụ việc điển hình của công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống TPCNC. Suốt trong quá trình phối hợp, hoạt động phát hiện, ngăn chặn và điều tra,
xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao phát sinh những vấn đề gì phía Việt Nam cần thì phía Trung Quốc đều có trả lời đầy đủ, đồng thời giữa hai bên đều có những thỏa thuận và hiệp định đầy đủ nên việc xử lý đều nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định.
Vụ thứ hai: Năm 2013, Vương Huy Long (27 tuổi, trú tại xã Tân Thạnh Tây,
huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) tạo ra diễn đàn với hơn 1.000 thành viên tham gia,
có nội dung hướng dẫn tấn công website để trộm cắp thông tin thẻ tín dụng và xác định, có khoảng 1 triệu thẻ tín dụng đã bị hack (trộm cắp). Qua các thông tin thẻ tín dụng hack được, Vương Huy Long cùng đồng bọn tạo ra những người mua hàng là công dân của các bang trên nước Mỹ, hoặc một số nước khác để đi mua hàng, thuê vận chuyển về Việt Nam để chiếm đoạt tiền của các khách hàng. Đối tượng mà Long nhắm tới thường là công dân Mỹ và một số nước kinh tế phát triển khác. Thậm chí, Long còn phối hợp với một đối tượng người Nigeria thành lập công ty
“ma” tại Mỹ, chuyên kinh doanh trên mạng, có tên gọi bp.jobinc.com, đến năm
2011 đổi thành savinglogistics.com. Công ty của Long đã tuyển dụng được 20 nhân viên là những người thất nghiệp, đang cần việc làm trên đất Mỹ. Những người này gọi là Dropper, chỉ làm mỗi việc là đưa địa chỉ cư trú cho Long, để chúng đưa hàng mua được bằng các tài khoản tín dụng trộm cắp về. Sau đó, các Dropper có nhiệm
vụ vận chuyển về Việt Nam cho Long qua các công ty vận chuyển hàng hóa lớn như DHL, Fedex, UPS... và sẽ được trả 10% giá trị hàng hóa. Phương thức Long thanh toán tiền công cho các Dropper là thông qua các giao dịch tiền điện tử LR. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ sở dữ liệu về hoạt động của Long, dựa vào các Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Bộ
An ninh nội địa Hoa Kỳ đấu tranh với hoạt động phạm tội do đối tượng Vương Huy Long cầm đầu. Tháng 7-2013, trang web giao dịch tiền điện tử mà Long trả tiền cho Dropper đã bị các cơ quan chức năng Mỹ đánh sập, do liên quan đến các hoạt động
“rửa tiền”. Cho đến khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an sang Mỹ phối hợp lấy lời khai của các Dropper này, họ vẫn nghĩ mình đang làm việc cho một công ty hợp pháp,
mà không hề biết rằng đã tiếp tay cho hành vi phạm tội của bọn Vương Huy Long. Đến tháng 9/2013, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Bộ An ninh nội địa Hoa
Kỳ đấu tranh với các đối tượng trong diễn đàn tội phạm mạng với hơn 1.000 thành viên do đối tượng Vương Huy Long cầm đầu, thu giữ 29.000 thông tin thẻ tín dụng được đưa lên diễn đàn, xác định tổng số tài sản các đối tượng này chiếm hưởng trái phép hơn 15 tỷ đồng và 280.000 USD. Cơ quan CSĐT, Bộ Công an Việt Nam đã xác định và trao đổi thông tin về hàng trăm đối tượng trong đường dây tội phạm ở
23 bang của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức cho Cảnh sát các nước. Các đối tượng
đã gây thiệt hại cho phía chủ thẻ hàng trăm triệu USD. Chuyên án thành công, được lực lượng cảnh sát các nước đánh giá rất cao, nâng uy tín của Cảnh sát Việt Nam trên trường quốc tế. Đây được coi là vụ án triệt phá đường dây trộm cắp thẻ tín dụng lớn nhất từ trước đến nay để mua hàng, nhằm chiếm đoạt hàng trăm nghìn USD của người nước ngoài.
4.2.1.3. Kết quả công tác dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự về tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tương quan với các loại hình tội phạm khác
- Kết quả công tác dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án:
Trong Báo cáo tổng kết công tác thi hành pháp luật về dẫn độ đối với tội phạm nói chung của Bộ Công an năm 2019, số đối tượng có lệnh truy nã đỏ của Interpol
có thông tin lẩn trốn vào Việt Nam là 317 đối tượng, nhưng rất ít trường hợp nước ngoài yêu cầu dẫn độ về TPCNC. Đến năm 2017, Bộ Công an đã tiếp nhận và xử lý
23 yêu cầu dẫn độ của nước ngoài (12 yêu cầu dẫn độ theo các hiệp định song phương về dẫn độ, 11 yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại) và từ chối 03 yêu cầu dẫn độ không hợp lệ. Có khoảng 1.200 đối tượng phạm tội tại Việt Nam bỏ trốn
ra nước ngoài, trong đó có 235 đối tượng đã bị INTERPOL ra lệnh truy nã đỏ,
nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có TPCNC144. Bộ Công
an đã lập và chuyển 35 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đến năm 2017), gồm 21 yêu cầu dẫn độ theo các hiệp định song phương và
14 yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại.
- Kết quả tương trợ tư pháp về hình sự trong việc điều tra, truy tố, xét xử:
Trong giai đoạn từ 1/7/2008 đến hết 31/5/2017 thì VKSNDTC đã tiếp nhận
627 yêu cầu TTTPHS của nước ngoài, trong đó Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an thực hiện 512 yêu cầu (chiếm 81,7%), chuyển các cơ quan khác (Bộ ngoại giao, Tòa án, Cục lãnh sự BNG, VKSND…) thực hiện 115 yêu cầu (chiếm 18,3%). Các nội dung yêu cầu TTTP về hình sự mà nước ngoài đề nghị Việt Nam thực hiện chủ yếu là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Cũng trong thời gian trên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Cơ quan điều tra trong CAND, TAND, VKSND…) đã yêu cầu phía nước ngoài thực hiện tổng số 660 yêu cầu TTTPHS, trong đó phía Cơ quan điều tra trong CAND có 554 yêu cầu (chiếm 83,9%) và các cơ quan khác có thẩm quyền đề nghị 116 yêu cầu (chiếm 16,1%)145. Trong đó có khoảng 78% yêu cầu liên quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam. Trong đó, nội dung yêu cầu do cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đề nghị nước ngoài thực hiện thì thu thập chứng cứ chiếm 68%
và xác minh lý lịch tư pháp chiếm 32%, việc lấy lời khai chiếm 17% trong tổng số nội dung thu thập chứng cứ146.
144 Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về dẫn độ vào năm 2019 của , Bộ Công an
145 Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về dẫn độ vào năm 2019 của , Bộ Công an
146 Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về dẫn độ vào năm 2019 của , Bộ Công an