Khái quát về tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 120 - 126)

CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT

4.1. Thực trạng pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

4.1.1. Khái quát về tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

4.1.1.1. Tình hình tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có hơn 58 triệu người dùng Internet nói chung (chiếm 70% dân số), tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet tại Việt Nam chiếm 47% và hơn 36 triệu người sử dụng Internet trên các thiết bị di dộng, cao hơn mức trung bình của thế giới, nằm trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất châu Á108. Việt Nam hiện đang có 115 triệu thuê bao điện thoại di động, 15 triệu thuê bao điện thoại cố định109. Sự phát triển của CNTT, viễn thông trong những năm gần đây bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng tạo ra những nguy cơ khi CNTT trở thành một lĩnh vực trọng điểm mà các đối tượng tập trung khai thác, lợi dụng để thực hiện tội phạm.

Các hành vi do tội phạm công nghệ cao thực hiện trên thế giới hiện nay diễn biến rất phức tạp. Vì đặc thù của loại tội phạm này là tính quốc tế và hội nhập nhanh, do đó, điều này đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm công nghệ cao thực hiện tại Việt Nam. Tội phạm công nghệ cao ở các nước xâm nhập vào Việt Nam rất nhanh, thậm chí nhiều đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để tổ chức hoạt động tội phạm. Việt Nam đã được dự báo có thể là một trong những khu vực nóng về tội phạm công nghệ cao. Số liệu của hãng bảo mật Symantec cho thấy, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động

đe dọa tấn công mạng (năm 2018)110. Những hoạt động đe dọa nhắm vào cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam bao gồm, tấn công có chủ đích, các mối đe dọa trên thiết bị di động, phát tán mã độc, virus và đánh cắp dữ liệu. Các tội phạm công

                                                                                                               

108 Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông VIệt Nam năm 2019, chttps://mic.gov.vn/Upload_Moi/FileBaoCao/Sach-Trang2019-Final.pdf (truy cập lần cuối ngày 19/6/2020).

109Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông VIệt Nam năm 2019, chttps://mic.gov.vn/Upload_Moi/FileBaoCao/Sach-Trang2019-Final.pdf (truy cập lần cuối ngày 19/6/2020).

110 Xem https://www.cybercrimejournal.com/LuongetalVol13Issue2IJCC2019.pdf (truy cập lần cuối 20/12/2020)

nghệ cao thường tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, nơi có sự giao lưu hội tụ của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng hoặc nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống...

Số lượng vụ án về tội phạm công nghệ cao được phát hiện và xử lý có tỷ lệ không nhiều so với các loại hình tội phạm khác nhưng lại có sự gia tăng rất nhanh

về số lượng. Trong giai đoạn năm 2010-2014, tổng số vụ và bị cáo tội phạm công nghệ cao là 156 vụ với 612 bị cáo, với tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt hơn 859 tỷ đồng. Năm 2019, lực lượng Công an phát hiện 287 vụ, 437 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông, tin học (nhiều hơn 3,24% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, đã khởi tố 127 vụ, 258 bị can (tăng 4,96% số vụ và giảm 5,84% bị can so với cùng kỳ năm 2018)111, đặc biệt Việt Nam đã triệt phá nhiều đường dây tội phạm cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet; tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm ở Việt Nam xảy ra

31 vụ án với 122 bị cáo là tội phạm công nghệ cao, mỗi vụ án có khoảng 4 bị cáo tham gia và số tiền bị tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt mỗi năm là 172 tỷ đồng112. Tội phạm công nghệ cao thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn phạm tội nên gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, do đó những vụ việc chưa bị tố giác của tội phạm này là rất lớn, mức độ nguy hiểm và hậu quả của tội phạm gây ra chưa thể thống kê, đánh giá được một cách thực sự chính xác.

Phương thức thực hiện của tội phạm công nghệ cao thường là đồng phạm và

có tổ chức chặt chẽ. Trong giai đoạn 2010 đến 2014, tội phạm công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm 48,18%, phạm tội có tổ chức chiếm 44,87%, đây là tỷ lệ rất cao so với các loại tội phạm thông thường113. Tội phạm công nghệ cao thường sử dụng các thủ đoạn sau: tạo, phát tán vi rút tin học, phần mềm tin học độc hại; sử dụng thẻ ATM giả thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa; mua thông tin thẻ tín dụng bị hacker chiếm đoạt rao bán trên các trang web, để sử dụng đặt mua hàng trực tuyến chuyển về Việt Nam tiêu thụ (ship hàng); truy cập trái phép mạng viễn thông để nối ghép lập trạm thu phát tín hiệu trái phép, nhằm ăn cắp                                                                                                                

111 Bộ Công An: Phát hiện 287 vụ vi phạm pháp luật về CNTT và viễn thông;

https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/bo-cong-an-phat-hien-287-vu-vi-pham-phap-luat-ve- cntt-va-vien-thong-36195.html (truy cập lần cuối ngày 20/12/2020)

112 Báo cáo về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra tại địa phương giai đoạn 2005 đến

2014, của 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, theo Công văn số 2176/VKSTC-V1 ngày 11/7/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

113 Báo cáo về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra tại địa phương giai đoạn 2005 đến

2014, của 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, theo Công văn số 2176/VKSTC-V1 ngày 11/7/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

cước phí viễn thông; tấn công email của cá nhân, doanh nghiệp, sử dụng thông tin của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản; lập trang web mua bán trực tuyến để chiếm đoạt tài sản; lập trang web để lừa đảo bán các gian hàng ảo này dưới hình thức bán hàng đa cấp; sử dụng tài khoản chat của người khác để lừa đảo lấy tiền; làm quen qua chat rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản; lợi dụng chat để thực hiện các hành vi cưỡng đoạt tài sản, mại dâm, mua bán người; đưa thông tin lên mạng Internet để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; mua bán mại dâm; mua bán chất

ma túy; mua bán phụ nữ, trẻ em; đánh bạc; tổ chức đánh bạc; tài trợ cho khủng bố, rửa tiền; sử dụng mạng máy tính, mạng Internet tuyên truyền tư tưởng chống phá Nhà nước, chính quyền nhân dân; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet đưa thông tin lên mạng để thực hiện các hoạt động tống tiền; xâm phạm nhân phẩm, tự do cá nhân khác.

Về độ tuổi thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm công nghệ cao tập trung chủ

yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,23%). So sánh với số liệu thống kê của Liên hiệp quốc thì tội phạm công nghệ cao trên thế giới tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới

25 chiếm 45% tổng số loại tội phạm này114; nhưng ở Việt Nam chiếm 55,27% tuổi

từ 25 đến 35. Như vậy, so với thế giới, tuổi tội phạm công nghệ cao của Việt Nam cao hơn với mặt bằng chung của thế giới từ 5 đến 10 tuổi.

Về giới tính và trình độ học vấn: tội phạm công nghệ cao chủ yếu là nam giới

(chiếm 95,51%; nữ giới chỉ có 4,49%) trong nhiều vụ án không có nữ giới tham gia. Điều này có thể giải thích do đặc thù của loại hình tội phạm này cần sử dụng thành thạo công nghệ thông tin nên nữ giới thường là nạn nhân chứ không phải là người thực hiện. Về trình trình độ học vấn, không phải tội phạm công nghệ cao đều có trình độ học vấn cao (73,92% bị cáo trình độ văn hóa phổ thông trung học; tuy nhiên, chỉ có 11,57% bị cáo tốt nghiệp đại học và có tới 4,09% bị cáo có văn hóa là tiểu học). Tội phạm công nghệ cao chủ yếu là các đối tượng thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, các đối tượng này chiếm 41,79% và mỗi năm trung bình tăng khoảng 50%115.

Về địa bàn thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao trong những năm qua chủ yếu tại hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và TP.

                                                                                                               

114 Báo cáo về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra tại địa phương giai đoạn 2005 đến

2014, của 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, theo Công văn số 2176/VKSTC-V1 ngày 11/7/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

115 Báo cáo về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra tại địa phương giai đoạn 2005 đến

2014, của 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, theo Công văn số 2176/VKSTC-V1 ngày 11/7/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Hồ Chí Minh (chiếm 64,05%), còn lại là ở các thành phố lớn (22,39%), nông thôn (7,35%), huyện lỵ (4,09%), thị xã (2,12%).

Đặc điểm bị hại của tội phạm công nghệ cao chủ yếu bị hại là cá nhân (chiếm

97,28%); doanh nghiệp chỉ chiếm 2,72%116.

Về quốc tịch của bị cáo, 95,85% bị cáo tội phạm công nghệ cao có quốc tịch

Việt Nam, bị cáo có quốc tịch nước ngoài chiếm 4,15%, gồm: Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nigeria, Rumania, Pakistan. Từ năm 2010 đến năm 2017, tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT gia tăng, diễn biến rất phức tạp, các loại tội phạm truyền thống có xu hướng cấu kết với tội phạm công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Nổi lên trong thời gian gần đây là một số loại tội phạm như: Người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc) cấu kết với các đối tượng trong nước thiết lập tổng đài gọi điện trên nền tảng Internet (VoIP) thực hiện các cuộc gọi giả mạo các cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án để đe dọa người bị hại

có liên quan đến các vụ án đặc biệt quan trọng như lừa đảo, rửa tiền, buôn bán ma túy…Qua đó, các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định với lý do để kiểm tra có liên quan đến các hành vi phạm tội. Ngay sau khi bị hại chuyển tiền các đối tượng tổ chức việc rút tiền và chiếm đoạt tài sản trong thời gian ngắn.

Các đối tượng bằng thủ đoạn tạo ra các website có giao diện gần giống giao diện các website của các ngân hàng hoặc của các mạng xã hội lừa người dùng đăng nhập để thu thập trái phép thông tin đăng nhập của người dùng (Phishing). Chúng

sử dụng quyền đăng nhập vào tài khoản để nhắn tin lừa bạn bè, người thân trong danh bạ của chủ tài khoản để nhờ chuyển tiền, mua thẻ cào điện thoại, thẻ game…qua đó chiếm đoạt tài sản. Theo số liệu khảo sát của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ năm 2015 đến tháng 4/2017 phát hiện 136 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet do các đối tượng trú tại Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh thực hiện, trong đó khởi tố 52 vụ/103 bị can gây thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Nguy hiểm hơn, trong thời gần đây đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới ngày càng tinh vi, xảo quyệt và liên tục có sự thay đổi nhằm che giấu, lẩn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an.

                                                                                                               

116 Báo cáo về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra tại địa phương giai đoạn 2005 đến

2014, của 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, theo Công văn số 2176/VKSTC-V1 ngày 11/7/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Trong lĩnh vực thẻ ngân hàng, tình trạng đối tượng là người Trung Quốc và một số nước châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam, làm giả thẻ và móc nối với một số

cơ quan, tổ chức chấp nhận thanh toán thẻ (POS), tiến hành giao dịch khống để rút tiền mặt, hoặc mua hàng hóa tại các cửa hàng, siêu thị, gây thiệt hại hàng triệu USD; nhiều đối tượng còn lắp đặt thiết bị tại các ATM hoặc máy POS để ăn cắp thông tin thẻ ngân hàng. Trong lĩnh vực viễn thông, nhiều đối tượng là người Trung Quốc vào Việt Nam lắp đặt thiết bị kỹ thuật, giả mạo cơ quan thực thi pháp luật của nước ngoài để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của công dân Trung Quốc kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng là người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam, lắp đặt thiết bị phát sóng không dây (wifi) xuyên biên giới tại các tỉnh biên giới của Việt Nam như: Quảng Ninh, Tây Ninh tạo thành hệ thống tổ chức đánh bạc qua mạng cho công dân Trung Quốc nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Trung Quốc.

4.1.1.2. Dự báo về tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam và xu hướng hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam

Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ diễn ra phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động

có tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó, các lĩnh vực được tội phạm công nghệ cao tập trung thực hiện các hành vi phạm tội như:

- Phát tán virus, đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm bôi nhọ danh

dự, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên các diễn đàn, trang mạng xã hội tiếp tục diễn ra phức tạp hơn, nhằm tác động xấu đến an ninh trật tự và dư luận xã hội; xuất hiện những chủng loại virus mới rất khó kiểm soát và ngăn chặn.

- Tấn công vào website, cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin của các cơ quan chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiệp lớn để lấy cắp và phá hoại dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng.

- Tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet dưới hình thức kinh doanh đa cấp gây thiệt hại lớn về tài sản sẽ diễn ra ngày càng nhiều, sẽ tăng số lượng người bị hại lên đến hàng chục nghìn người, trên nhiều địa bàn khác nhau. Những vụ như MB24 có đến 50 chi nhánh ở 32 tỉnh, thành phố với số tiền đưa vào

hệ thống lên đến 700 tỷ, trong tương lai có thể được các đối tượng phạm tội lợi dụng với các thủ đoạn tương tự nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong tương lai, khi tiền

ảo phát triển mạnh tại Việt Nam thì việc đổi tiền thật lấy tiền ảo trên các website… với mạng lưới đầu tư đa cấp sẽ lan rộng. Việc lôi kéo người đầu tư trên các trang

website, hưởng lãi suất theo điểm tích lũy, thì dù bị cáo có hay không biết website trên là thật hay giả cũng đủ cấu thành tội lừa đảo.

Diễn biến của tình hình tội phạm do tội phạm công nghệ cao thực hiện tại Việt Nam sẽ ngày càng phức tạp cả về số vụ, số đối tượng phạm tội; số vụ án tội phạm công nghệ cao sẽ tăng liên tục hàng năm (trên 50% mỗi năm). Về cơ cấu tình hình tội phạm theo đơn vị hành chính, tội phạm công nghệ cao không chỉ xuất hiện, tập trung tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội mà sẽ còn rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác (giai đoạn 2010-2014 chỉ xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố), mở rộng trên quy mô cả nước; cũng không chỉ tập trung ở các đô thị mà phát triển về các vùng thôn quê.

Tình trạng người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để chiếm đoạt tài sản sẽ

có xu hướng mở rộng cả về số vụ và diện đối tượng (không chỉ tập trung tại các quốc gia gần với Việt Nam như Trung Quốc hay Malaysia mà sẽ mở rộng ra các nước phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha...) và việc gây thiệt hại về tài sản sẽ lớn hơn so với các vụ việc được phát hiện trong những năm qua. Những vướng mắc trong việc lần theo thông tin trên các thẻ ATM giả, khi các đối tượng xâm nhập vào website bán hàng trực tuyến ở nước ngoài lấy thông tin thẻ tín dụng của khách rồi in vào thẻ ATM giả sau đó rút tiền từ các ATM. Cơ quan điều tra khó xác định được

cá nhân, tập thể nào là nạn nhân của vụ án. Mọi rủi ro tài chính từ các giao dịch này

sẽ chuyển về cho các ngân hàng phát hành thẻ ở nước ngoài.

Hiện tượng cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua mạng Internet sẽ gia tăng, các đối tượng lợi dụng đường truyền Internet tốc độ cao truyền hình trực tuyến từ các sòng bạc về Việt Nam để tổ chức đánh bạc. Bởi hoạt động này sẽ làm khó cho lực lượng điều tra của Việt Nam phát hiện hành vi vi phạm cho đến xử lý do thiếu hướng dẫn cụ thể. Các cán bộ tố tụng cho rằng, không dễ phát hiện đường dây đánh bạc trên mạng, khi phát hiện thì việc triệt phá tận gốc cũng rất khó bởi hình thức đánh bạc này tổ chức theo hình kim tự tháp. Sự phân cấp này giúp người vi phạm có khả năng trốn tránh sự phát hiện của cơ quan pháp luật. Nếu có bị phát hiện, thông thường chỉ có những mắt xích nhỏ sa lưới, còn người tổ chức mạng cá độ thì khó

mà lần ra.117

Về cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn phạm tội: số vụ án do TPCNC thực hiện dưới hình thức đồng phạm và đồng phạm có tổ chức sẽ gia tăng trong thời gian tới. Hầu hết các vụ án TPCNC thực hiện dưới hình thức đồng phạm, phạm tội có tổ

                                                                                                               

117 Trần Đoàn Hạnh (2016), Những vướng mắc trong đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về tội phạm công nghệ cao, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)